Ứng dụng phần mềm Microsoft Office PowerPoint để hỗ trợ thiết kế mô phỏng thí nghiệm trong dạy học Hóa học THPT

MỤC LỤC

Những đóng góp của luận văn

Người thầy đóng vai trò là người tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn HS tự tìm tòi kiến thức, dạy HS phương pháp học; tổ chức kiểm tra đánh giá, định hướng hoạt động học, thể chế hóa kiến thức còn HS luôn chủ động, tự giác, tích cực, sáng tạo để chiếm lĩnh tri thức; ý thức được nhiệm vụ cần giải quyết, tự tìm tòi, trao đổi tranh luận trong quá trình giải quyết nhiệm vụ GV giao cho. Tư tưởng cơ bản của đổi mới PPDH nói chung cũng như đổi mới PPDH hóa học nói riêng là phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS; bồi dưỡng phương pháp tự học; rèn luyện kĩ năng vận dụng vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS; đưa HS vào vị trí chủ thể của quá trình nhận kiến thức. Việc dạy học phải xuất phát từ trực quan sinh động đến khái niệm trừu tượng và khi vốn khái niệm đã phong phú hơn thì cần phải rèn luyện cho học sinh sử dụng khái niệm như là một công cụ của tư duy.

Đối tượng của hóa học là chất cấu tạo bởi những phân tử vi mô, không quan sát được bằng mắt thường và chúng tương ứng với các khái niệm trừu tượng nhưng rất cần thiết cho sự lĩnh hội của học sinh. Học sinh dựa trên những biểu hiện bên ngoài của những mô hình cụ thể có kích thước vĩ mô để diễn tả cấu tạo phân tử và cơ chế các phản ứng hóa học, từ đó suy ra tính chất các chất bằng tư duy. Vì vậy dạy học nói chung và dạy học hoá học nói riêng phải đổi mới mạnh mẽ về nội dung và phương pháp, nhất là đổi mới phương pháp dạy và học sao cho vai trò tự chủ của HS trong hoạt động xây dựng kiến thức ngày một nâng cao để từ đó năng lực sáng tạo của họ được bộc lộ và ngày càng phát triển.

Để đạt được những mục tiêu trên, trong quá trình dạy học ở trường phổ thông cần phải tổ chức sao cho HS được tham gia vào quá trình hoạt động nhận thức phỏng theo hoạt động của các nhà khoa học, vì thế, ngoài việc có thể giúp HS trang bị kiến thức cho mình, đồng thời còn cho họ độc lập luyện tập hoạt động sáng tạo khoa học, rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề để sau này đáp ứng được những đòi hỏi cao trong thời kì mới. Để đạt được mục tiêu giáo dục, chiến lược dạy học, PPDH mới hiện nay được xây dựng trên tinh thần dạy học giải quyết vấn đề thông qua việc tổ chức cho HS hoạt động tự chủ chiếm lĩnh kiến thức. Quá trình dạy học các tri thức thuộc môn khoa học cụ thể được hiểu là quá trình hoạt động của GV và của HS trong sự tương tác thống nhất biện chứng của 3 thành phần trong hệ dạy học bao gồm: GV, HS và tư liệu hoạt động dạy học.

- CBT là hình thức GV sử dụng máy vi tính trên lớp, kèm theo các trang bị như máy chiếu (hoặc màn hình cỡ lớn) và các thiết bị Multimedia để hỗ trợ truyền tải kiến thức đến HS, kết hợp với phát huy những thế mạnh của các phần mềm máy tính như hình ảnh, âm thanh sinh động, các tư liệu phim, ảnh, sự tương tác giữa người và máy. - E-learning là hình thức HS sử dụng máy vi tính để tự học các bài giảng mà GV đã soạn sẵn, hoặc xem các đoạn phim về các tiết dạy của GV, hoặc có thể trao đổi trực tuyến với GV thông qua mạng Internet. - Về phương tiện dạy học: GV chỉ làm các TN biểu diễn có trong danh sách danh mục các thiết bị tối thiểu của Bộ GD&ĐT, với các tiết thực hành thí nghiệm theo quy định nên việc thực hành của HS còn gặp khó khăn trong việc tổ chức cho các em thực hành (chủ yếu là do trang thiết bị không đảm bảo, chưa có phòng chức năng bộ môn).

Sử dụng thí nghiệm trong dạy học hóa học được coi là tích cực khi thí nghiệm hóa học được dùng làm nguồn kiến thức để HS khai thác tìm kiếm kiến thức hoặc dùng để kiểm chứng, kiểm tra những dự đoán, suy luận lý thuyết, hình thành khái niệm. Khi sử dụng phương pháp này HS trực tiếp tác động vào đối tượng NC, đề xuất các giả thuyết khoa học (KH), những dự đoán, những phương án giải quyết vấn đề và lập kế hoạch giải quyết với từng giả thuyết. Để hình thành khái niệm hóa học giúp HS có kết luận đầy đủ, chính xác về một quy luật, tính chất của chất ta cần hướng dẫn HS sử dụng thí nghiệm hóa học ở dạng ĐC để làm nổi bật, khắc sâu nội dung kiến thức mà HS cần chú ý.

THIẾT KẾ CÁC THÍ NGHIỆM MÔ PHỎNG 2.1. Các hình thức biểu diễn thí nghiệm

Vai trò của các thí nghiệm trong dạy học hóa học. [5]

Thí nghiệm hóa học có ý nghĩa to lớn trong dạy học hóa học. Nó giữ vai trò cơ bản trong việc thực hiện những nhiệm vụ của việc dạy học hóa học ở trường phổ thông vì những lí do sau:. a) Thí nghiệm giúp HS dễ hiểu bài và hiểu bài sâu sắc. Thí nghiệm là cơ sở, điểm xuất phát cho quá trình học tập – nhận thức của HS. Từ đây xuất phát quá trình nhận thức cảm tính của HS, để rồi sau đó diễn ra sự trừu tượng hóa và sự tiến lên từ trừu tượng đến cụ thể trong tư duy. b) Thí nghiệm giúp nâng cao lòng tin của HS vào khoa học và phát triển tư duy của HS. Thí nghiệm là cầu nối giữa lí luận và thực tiễn, là tiêu chuẩn đánh giá tính chân thực của kiến thức, hỗ trợ đắc lực cho tư duy sáng tạo. Nó là phương tiện duy nhất giúp hình thành ở HS kĩ năng, kĩ xảo thực hành và tư duy kĩ thuật. c) Thí nghiệm do giáo viên tự tay tiến hành với các thao tác rất mẫu mực sẽ là khuôn mẫu về thao tác cho trò học tập và bắt chước, để rồi sau khi HS làm thí nghiệm, các em sẽ học được cả cách thức làm thí nghiệm. Do đó có thể nói thí nghiệm do GV trình bày sẽ giúp cho việc hình thành những kĩ năng thí nghiệm đầu tiên ở HS một cách chính xác. d) Thí nghiệm, do đó nâng cao hứng thú học tập môn hóa học của HS. Thí nghiệm hóa học là dạng phương tiện trực quan chủ yếu, có vai trò quyết định trong quá trình dạy học hóa học. Thí nghiệm hóa học có thể được sử dụng trong tất cả các khâu của quá trình dạy học hóa học.

Thí nghiệm biểu diễn của GV được dùng trong khi nghiên cứu tài liệu mới hoặc trong khi củng cố, hoàn thiện, vận dụng kiến thức và ngay cả khi kiểm tra, đánh giá, uốn nắn kiến thức kĩ năng kĩ xảo. Thay cho việc tự vẽ các dụng cụ cần thiết cho một thí nghiệm trên PP chúng tôi đã sử dụng thêm một phần mềm hỗ trợ đó là phần mềm “Tiện ích hỗ trợ vẽ các hình Toán, Lý, Hóa trong Word (Science teacher Helper 22)”. Phần mềm này rất dễ sử dụng và có đầy đủ các dụng cụ thí nghiệm cơ bản trong phòng thí nghiệm.

Các dụng cụ thí nghiệm được chọn sẽ xuất hiện và bạn có thể tùy chọn và copy sang PP. Sau khi lấy các dụng cụ cần thiết sang chúng ta sẽ lắp ráp sơ đồ cho một thí nghiệm hoàn chỉnh, rồi sau đó tạo HƯ cho các chi tiết. Cho vào bình cầu một lượng MnO2, sau đó rót vào phễu nhỏ giọt dung dịch HClđặc.

Công việc tạo hiệu ứng cho các chi tiết để tạo nên một thí nghiệm hoàn chỉnh mới là vấn đề đáng quan tâm. Trước khi làm thí nghiệm ảo trên PP chỳng ta cần phải nắm rừ tiến trỡnh một thớ nghiệm thật diễn ra như thế nào một cách chính xác vì chính các hiệu ứng là do chúng ta quy định. Trong thí nghiệm trên hiệu ứng (HƯ) đầu tiên là ngọn đèn cồn, ở đây ngọn đèn được chụp lại sau đó được chọn HƯ Add Effect  Entrance.

Sau khi dung dịch có MnO2 được đun nóng sẽ có bọt khí xuất hiện đó chính là do có khí Clo thoát ra. Bọt khí được vẽ bằng hình oval để có được những chuyển động như vậy nó cần 3 HƯ liên tiếp. Sau đó chọn HƯ xuất hiện cho bọt khí, HƯ xuất hiện là hình sao màu xanh Add Effect  Entrance  Blinds.

2.3.1. Sơ đồ điều chế và thu khí Clo trong phòng thí nghiệm
2.3.1. Sơ đồ điều chế và thu khí Clo trong phòng thí nghiệm