Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

MỤC LỤC

Những cơ sở lý luận hình thành quan niệm của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt

Những giá trị truyền thống dân tộc

Chính lẽ vậy, mà trong công cuộc xây dụng chủ nghiã xã hội ở Việt Nam, Người luôn nói là ta phải tích cực học hỏi kinh nghiệm của các nước xã hội chủ nghĩa đi trước, nhưng không phải là tiếp thu thu tất cả, rập khuôn, máy móc, mà phải biết sáng tạo cho nó phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của nứoc ta, “ta làm khác Liên Xô ta vẫn là mác-xit”, hay trong việc bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa tiền lên chủ nghĩa xã hội, thi Người cũng nói, ta chỉ bỏ qua chế độ chính trị tư bản chủ nghĩa thôi, ta phải biết tận dụng những thành quả của chủ nghĩa tư bản để phuc vụ cho sự nghiêp xây dựng chủ nghĩa ở Việt Nam như khoa học, kỹ thuật, nhà nước pháp quyền hay kinh tế hàng hoá…. Theo Hồ Chí Minh thì “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không còn con đường nào khác con đường cách mạng vô sản” (6; 38), chỉ có chủ nghĩa xã hội mới giải phóng được cho con người, đem lại cho con người không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc, tư do, bình đẳng, bác ái, đoàn kết, ấm no trên quả đất, việc làm cho mọi người và vì mọi người, niềm vui, hoà bình, hạnh phúc.

Tư tưởng xã hội chủ nghĩa phương Đông

Nhưng những tư tưởng tiến bộ, tích cực có thể vận dụng được vào Việt Nam thì vẫn được Người tiếp thu, những gì tiến bộ mà Tôn Trung Sơn đưa ra trong tư rưởng “Tâm dân” của mình, thì cũng chính là những đòi hỏi của cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ, là tâm tư, nguyện vọng của nhân dân ta và của Hồ Chí Minh “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn đến tột bậc là nước ta là nước ta được hoàn toàn tự do,đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc ai cũng được học hành” ( 11;103). Tóm lại, trong quá trình hình thành, phát triển và hoàn thiện tư tưởng của mình về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Hồ Chí Minh đã kế thừa, tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa của phương Đông, từ những tư tướng xã hội chủ nghĩa sơ phai chất phác đến những tư tưởng hiện đại để rồi sau khi tiếp nhân chủ nghĩa Mác - Lênin, với phương pháp khoa học, với cách làm việc biện chứng,.

Quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin về chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

    Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định rằng, mỗi phương thức sản xuất đều có một cơ sở vật chất kỹ thuật tương ứng, công cụ thủ công là đặc trưng cho cơ sở vật chất kỹ thuật của xã hội tiền tư bản; nền đại công nghiệp cơ khí là cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa tư bản; chủ nghĩa xã hội muốn phát triển cao hơn chủ nghĩa tư bản thì cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội phải là một nền đại công nghiệp cơ khí hoá có khả năng mở rộng sản xuất vô hạn, có nghĩa là phải có một nền kinh tế phát triển cao hơn nên kinh tế của chủ nghĩa tư bản. Chủ nghĩa Mác còn khẳng định rằng, trong xã hội mới đó cần phải xáo bỏ sự phân công lao động cũ “trong xã hội công sản, trong đó không ai có lĩnh vực hoạt động độc quyền và mọi người đều có thể tự hoàn thiện trong ngành mình thích, thì xã hội điều tiết nền sản xuất chung, thành thử tôi có khả năng hôm nay làm việc này, ngày mai làm việc khác”(23;100), trong xã hội đó cần xoá bỏ sự đối lập giữa thành thị với nông thôn, giữa lao động trí óc và lao động chân tay, làm ngang bằng trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các vùng khác nhau, hình thành sự bình đẳng trong xã hội. “Sự bình đẳng của mỗi công dân, không phân biệt nam, nữ, tôn giáo, nòi giống, dân tộc, điều mà bất cứ lúc ở đâu, chế độ dân chủ tư sản vẫn hứa hẹn nhưng không thực hiện ở đâu cả và không thể thực hiện được vì sự thống trị của chủ nghĩa tư bản, thì chính quyền Xô viết hay chính quyền vô sản lập tức thực hiện và thực hiện hoàn toàn, vì chỉ có chính quyền của công nhân, chính quyền không quan tâm đến tư hữu về tư liệu sản xuất và đến cuộc đấu tranh để chia hoặc chia lại tư liệu đó mới có thể thực hiện được”(23;122).

    Nếu giai cấp vô sản trong cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản nhất định phải tổ chức thành giai cấp, nếu giai cấp vô sản thông qua con đường cách mạng trở thành giai cấp thống trị, nó dùng bạo lực để tiêu diệt chế độ sản xuất cũ, thì đồng thời với việc tiêu diệt chế độ sản xuất ấy nó cũng tiêu diệt luôn cả những điều kiện của sự đối kháng giai cấp, nó tiêu giệt giai cấp nói chung và do đấy tiêu diệt cả sự thống trị của chính ngay giai cấp mình”(23;123), “trong khi dẫn đến xoá bỏ giai cấp thì chủ nghĩa xã hội, do đó cũng dẫn tới xoá bỏ cả nhà nước nữa”(8;131). Con đường mà nước Nga đi lên chủ nghĩa xã hội không giống như con đường của các nước tư bản phát triển mà sẽ là con đường khác, bởi so với các nước tư bản tiên tiến nước Nga vẫn còn là một nước có trình độ thấp và lạc hậu, các quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa chưa có một trạng thái điển hình, chưa trở thành chủ đạo trong xã hội Nga hoàng, nếu nước Nga phát triển theo con đường tư bản sẽ gặp những tai hoạ mà các nước tư bản đi trước mắc phải, và để tránh hậu quả đó nước Nga phải bỏ qua giai đoạn tự bản chủ nghĩa để tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội. Làm rừ quan điểm trờn của Mỏc, thỡ Ăngghen khẳng định tớnh tất yếu của hình thức quá độ rút ngắn đối với các nước đang ở giai đoạn phát triển tiền tư bản “không những thế mà còn chắc chắn sau đại thắng của giai cấp vô sản và sau việc xã hội hoá những tư liệu sản xuất ở các dân tộc Tây Âu thì những nước vừa mới bước vào con đường sản xuất tư bản chủ nghĩa và vẫn còn có các chế độ thị tộc nguyên vẹn, hoặc tàn dư của chế độ thị tộc có thể sử dụng những tàn dư đó của sở hữu chung và những tập quán nhân dân tương ứng làm công cụ mạnh mẻ để rút ngắn một cách đáng kể quá trình phát triển của mình lên chủ nghĩa xã hội”(20;623).

    SỰ VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ

    Sự vận dụng tư tưởng triết học Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam của

    Xuất phát từ nhận thức như thế, thông qua quá trình phần tích tình hình kinh tế trong nước và thề giới, những thuận lợi cũng như những khó khăn, Đảng ta đòi hỏi Đảng, nhà nước và nhân dân ta tiếp tục nâng cao ý chí tự lực, tự cường phát huy sức mạnh vật chất và tinh thần của toàn dân, đồng thời mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, tìm tòi bước đi và biện pháp thích hợp để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Công cuộc đổi mới của nhân dân ta diễn ra trong lúc cuộc cách mạng khoa học – công nghệ đang phát triển mạnh mẽ, xu thế toàn cầu hóa đang ảnh hưởng đến nhịp độ phát triển kinh tế xã hội của tất cả các quốc gia, vì vậy chúng ta phải tranh thủ tối đa các cơ hội do xu thế đó mang lại trên tinh thần khơi dậy chủ nghĩa yêu nước, tinh thần độc lập dân tộc, kêu gọi toàn dân sẳn sàng đem nhân lực, vật lực, tài lực để tăng cường sức mạnh quốc gia. Có thể khái quát quan điểm của Đảng ta trong việc tiếp vân dụng tư tưởng triết học của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đó là: thực hiện cho được cơ chế Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ, phát huy sức mạnh động lực bên trong, nêu cao tinh thần tự lực tụ cường, đồng thời biết tận dụng tối đa các nguồn lực bên ngoài trên cơ sở độc lập tự chủ toàn vẹn lãnh thổ.

    Trong tư tưởng triết học Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Người đã vạch ra cho chúng ta một cách khái quát nhất, cơ bản nhất những đặc trưng bản chất của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, cũng như xác định những mục tiêu cụ thể mà chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hướng tới, đồng thời Người cũng đã chỉ ra con đường cách thức, biện pháp, bước đi cụ thể trong thời kỳ quá độ như thế nào để xây dựng được chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.