MỤC LỤC
- “Luận văn tốt nghiệp “Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng may mặc tại Công ty cổ phần May Lê Trực”-Nguyễn Tuấn Anh- Khóa luận tốt nghiệp khoa Quản trị Kinh doanh, ĐH Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, 2005. - Nhóm đề tài cùng nghiên cứu về phát triển xuất khẩu thì không chọn thị trường xuất khẩu là EU nên phần thực trạng và giải pháp phát triển xuất khẩu hàng may mặc có sự khác biệt hoàn toàn, đặc biệt là phần thực trạng. + Phân định nội dung nghiên cứu : Đề tài nghiên cứu về phát triển xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU với nội hàm: phát triển xuất khẩu về quy mô, thay đổi về chất lượng của hoạt động xuất khẩu, tính tối ưu và hiệu quả trong phát triển xuất khẩu nhằm hướng đến sự bền vững trong phát triển xuất khẩu.
+ Phân định chỉ tiêu đánh giá phát triển xuất khẩu : Xác định 3 tiêu chí đánh giá phát triển xuất khẩu từ bản chất chung của phát triển xuất khẩu bao gồm: không ngừng mở rộng quy mô xuất khẩu, đảm bảo tính ổn định, hợp lý trong phát triển, kết hợp hài hòa các mục tiêu kinh tế-xã hội- môi trường từ đó xách định các nhóm chỉ tiêu đánh giá phát triển xuất khẩu theo cả chiều sâu và chiều rộng, gồm : sản lượng xuất khẩu; kim ngạch; tốc độ tăng trưởng, lợi nhuận, các chỉ tiêu về chất lượng sản phẩm, sự chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu, thị trường xuất khẩu và hiệu quả sử dụng các nguồn lực thương mại.
- Mục đích : Sử dụng các dữ liệu thứ cấp thu thập được để phân tích các số liệu liên quan đến tình hình phát triển xuất khẩu hàng may mặc của công ty về chiều rộng cũng như chiều sâu, các kết luận và phát hiện, dự báo xu hướng tương lai được sử dụng trong chương 3 và chương 4 của đề tài. Các sản phẩm chủ yếu đều tăng như sợi toàn bộ tăng 11%, vải lụa thành phẩm tăng 8,9%, quần áo may sẵn tăng 12,6%/ Sự phát triển ấn tượng của ngành dệt may đã góp phần đưa Việt Nam trở thành một trong chín nước xuất khẩu hàng may mặc lớn nhất trong số 153 nước xuất khẩu hàng may mặc trên toàn thế giới. Trong đó có nhấn mạnh rằng “Phát triển ngành Dệt May trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu; đáp ứng ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nước; tạo nhiều việc làm cho xã hội; nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới.” Thực tế trong vòng 3 năm vừa qua, Ngành dệt may đã được hỗ trợ rất nhiều, có thể kể đến các chính sách hỗ trợ nguồn vốn vay ngân sách, vốn ODA.
Quan điểm ưu tiên cho phát triển xuất khẩu hàng may mặc của Chính phủ còn được thể hiện bằng những nỗ lực của Nhà nước trong việc tăng cường ký kết các hiệp ước, hiệp định song phương, đa phương với các nước trong khu vực EU nhằm mục tiêu tạo điều kiện thuận lợi cho hàng may mặc Việt Nam dễ dàng nhâm thập thị trường nước bạn. - Khi được hỏi về các biện pháp nhằm nâng cao kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU trong điều kiện kinh tế Thế giới vẫn chưa thực sự thoát ra khỏi khủng hoảng hiện nay, thì các chuyên gia cho rằng việc quan trọng nhất là mở rộng quy mô sản xuất của Nhà Máy bằng cách thuê thêm nhân công và đầu tư xây dựng nhà xưởng, mua dây chuyền công nghệ hiện đại. Qua quá trình khảo sát điều tra và thu thập các số liệu, trong phần này em đã sử dụng phương pháp phân tích dữ liệu bằng biểu đồ để có những kết quả về phát triển xuất khẩu hàng may mặc tại đơn vị nghiên cứu là công ty TNHH May Thiên Quang dựa trên các chỉ tiêu : quy mô, chất lượng, hiệu quả và được phân chia thành hai nhóm : phát triển theo chiều rộng và phát triển theo chiều sâu.
Bắt đầu từ năm 2006 trong Đề án phát triển xuất khẩu giai đoạn từ năm 2006-2010 do Chính phủ đề ra với nỗ lực nhằm phát huy tối đa lợi thế cạnh tranh cho phát triển xuất khẩu, thúc đẩy nhanh chóng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa sau gia nhập WTO. Khâu thiết kế còn nhiều hạn chế, chưa xây dựng được thương hiệu mang nét đặc trưng và đạt tầm cỡ quốc tế và đó cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến hàng dệt may Việt Nam dù có ưu thế nhưng vẫn chưa thể tự chủ để phát triển và hội nhập được. Các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu hàng may mặc trong nước đang trong tình trạng thiếu trầm trọng các kỹ sư công nghệ, quản đốc, cán bộ quản lý chất lượng sản phẩm, công nhân…có tay nghề vì thế dẫn đến hầu hết năng suất lao động của các doanh nghiệp trong ngành may rất thấp.
- Trong những năm gần đây, tuy Chính phủ đã có nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tìm kiếm nguồn nguyên phụ liệu trong nước bằng việc xây dựng nhiều dự án phát triển ngành công nghiệp phụ trợ cho ngành may nhưng đến tận bây giờ chúng ta vẫn chưa xây dựng được nguồn cung ứng nguyên liệu ổn định.
Các doanh nghiệp may đang thực hiện liên kết với các thị trường và viện nhằm đào tạo nguồn nhân lực phù hợp có chất lượng cao, qua đó giúp các doanh nghiệp may chuẩn bị những điều kiện sẵn sàng để thực hiện xuất khẩu các sản phẩm có hàm lượng thiết kế cao, hoặc thực hiện những đơn hàng giá cao nhằm thu giá trị xuất khẩu lơn, nhắm vào phân khúc thị trường hàng may mặc trung và cao cấp ở trong nước và nước ngoài. Khi đã chủ động được thị trường tiêu thụ sản phẩm, các doanh nghiệp may Việt Nam sẽ không phải phụ thuộc nhiều vào hoạt động gia công cho các đối tác nước ngoài, hàng may mặc “Made in Vietnam” sẽ dần được thay thế bằng “ Made by Vietnam”. Dệt may Việt Nam vốn được đánh giá là một ngành công nghiệp có tiềm năng phát triển, thể hiện ở tốc độ tăng trưởng những năm gần đây đều đạt mức trên 15%; và sẽ thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư của nước ngoài trong thời gian tới do có những lợi thế nhấ định so với các quốc gia khác trong khu vực.
Nếu biết tận dụng tốt những cơ hội cũng như có sự chuẩn bị phù hợp và đúng hướng thì trong tương lai, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam có thể đạt được những kết quả phát triển ấn tượng, trong đó có cả việc phát triển xuất khẩu hàng may mặc sang EU.
Do đó, để có thể chủ động tìm kiếm thông tin thì các doanh nghiệp cần: Phải quan tâm phát triển mạng lưới thông tin nhanh chóng, chính xác thông qua việc thiết lập các mối quan hệ chặt chẽ với các cơ quan có thể cung cấp các thông tin kịp thời như: Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), Bộ thương mại, Viện nghiên cứu thương mại, các đại sứ quán Việt Nam trên thị trường EU và các đại sứ quán nước ngoài tại Việt Nam…. - Tiếp tục chú trọng phát triển nguồn nhân lực cho xuất khẩu hàng may mặc , chú ý đào tạo ứng dụng các kỹ năng nghiên cứu thị trường, ma-két-tinh, kỹ năng đàm phán quốc tế, nghiệp vụ kỹ thuật ngoại thương, nâng cao trình độ ngoại ngữ, ứng dụng tin học, nâng cao tay nghề, nâng cao hiểu biết về luật pháp kinh tế quốc tế và của các nước. - Đẩy mạnh các hoạt động thuận lợi hóa và hỗ trợ việc gia nhập thị trường của khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh, khuyến khích, hỗ trợ xuất khẩu hàng may mặc cho các doanh nghiệp dệt may vừa và nhỏ, khai thác hiệu quả các nguồn lực của đất nước cho xuất khẩu, khuyến khích việc liên doanh, liên kết, hợp nhất, sáp nhập các doanh nghiệp xuất khẩu để hình thành các tập đoàn xuất khẩu mạnh của Việt Nam.
- Hiệp hội dệt may Việt Nam kết hợp với hiệp hội dệt may Quốc tế và khu vực để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm áp dụng kỹ thuật, quản lý và tăng năng suất lao động trong sản xuất, áp dụng kỹ thuật tiên tiến xúc tiến trao đổi thương mại trong nội bộ khu vực cũng như đẩy mạnh xuất khẩu, thống nhất lộ trình chung cho phát triển ngành dệt may.