MỤC LỤC
Do nhiều nguyên nhân dòng FDI vào Việt nam đã suy giảm trong những năm gần đây và chưa phục hồi lại như trước. Có thể thấy rằng Việt nam đã qua giai đoạn ban đầu trong qua trình thu hút và sử dụng FDI để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước. Do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế Châu Á, nền kinh tế Việt nam đã suy giảm tăng trưởng.
Cuộc khủng hoảng đó khiến nền kinh tế Việt nam bộc lộ rừ những yếu kém nhất định và đòi hỏi sự tái cơ cấu nền kinh tế trên tất cả các lĩnh vực để đạt được mục tiêu tăng trưởng bền vững. Việt nam đã trở thành thành viên của WTO, của ASEAN… Với tư cách là một bộ phận của nền kinh tế Việt nam, khu vực FDI cũng đứng trước bối cảnh hội nhập và cần sự điều chỉnh cùng với những định hướng phù hợp để phát huy tối đa hiệu qủa của nguồn vốn này cho phát triển kinh tế. Hưng yên cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền chủ trương chính sách của nhà nước, của tỉnh để nhõn dõn thấy rừ lợi ớch của cỏ nhõn, của địa phương, của tỉnh để sẵn sàng chuyển đất sang công nghiệp.
Tập trung phát triển thêm các KCN nhằm khuyến khích, thu hút FDI và các thành phần kinh tế đầu tư vào công nghiêp. Đẩy nhanh tiến độ triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng cho các KCN và các khu quy hoạch công nghiệp như đường giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc và bố trí sử dụng đất để sử dụng tiết kiệm và các vấn đề về môi trường. Tiếp tục và thực hiện cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho các dự án được chấp nhận sớm đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động có hiệu quả.
Thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước của đơn vị mình trong việc theo dừi, kiểm tra cỏc hoạt động sản xuất kinh doanh. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài để đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Cần tạo môi trường pháp lý cho hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt nam theo xu hướng đồng bộ hoá về luật, tăng ưu đãi về mặt tài chính cho nhà đầu tư đi đôi với việc kiểm soát chặt chẽ những điều kiện liên quan đến việc ổn định, bền vững cho phù hợp với tình hình trong nước và thông lệ quốc tế. Đồng thời phải phối hợp giữa các bộ ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất các giải pháp giải quyết xung đột về pháp lý giữa luật đầu tư nước ngoài với các văn bản khác như Bộ luật dân sự, luật đất đai, luật ngân hàng… nhằm tạo hành lang pháp lý thông thoáng cho hoạt động của các doanh nghiệp. Chính sách cải tạo đất: Cụ thể hoá việc cho thuê, thế chấp, chuỷên nhượng đất, giảm giá thuê đất, công tác đo đạc phải tiến hành tối đa 2 lần, thủ tục đơn giản, chi phí giải phóng mặt bằng được xác định trên cơ sở giá thị trường và có sự thoả thuận với người sử dụng đất.
Chính sách thuế và hỗ trợ tài chính:rà soát lại các chính sách về thuế để đảm bảo tính ổn định và thay đổi những bất hợp lý theo hướng khuyến khích cácdự án thực hiện nội địa hoá, khắc phục tình trạng nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, linh kiện để sản xuất, chịu thuế cao hơn nhập thành phẩm. Nhà nước cần nghiêu cứu chính sách ưu đãi tài chính, giải quyết vấn đề hoàn thuế, chuyển lợi nhuận về nước, vốn góp, hỗ trợ những dự án đã được cấp phép hưởng những ưu đãi về thuế lợi tức, gía thuê đất mới, giảm thuế thu nhập cho các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, cho phép các tổ chức tài chính hỗ trợ về mặt tài chính cho các đối tác Việt nam ở đơn vị liên doanhnhằm hạn chế cao nhất mức thiệt hại của Việt nam và các nhà ĐTNN tìm được đối tác trong nước có đủ năng lực về tài chính. Thực hiện lới lỏng các chính sách: miễn giảm thuê đất trong 4 năm và giảm tối thiểu 50% giá thuê đất trong 5 năm tiếp theo (đối voíư các KCN cần có mức ưu đãi cao hơn, thậm chí phải gấp đôi), thực hiện nguyên tắc không hồi tố, giảm thuế lợi tức xuống 5%, các doanh nghiệp FDI có quyền quyết định lập quỹ dự phòng, không bắt buộc phải trích từ lợi nhuận, giảm thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, cho các phương tiện vận tải đồng bộ sản xuất hoặc không sản xuất ở Việt nam, nguyên vật liệu không sản xuất ở Việt nam được giảm thuế giá trị gia tăng.
Chính sách thị trường và tiêu thụ sản phẩm: Khuyến khích xuất khẩu sản phẩm chất lượng cao, đã thông qua chế biến, sản phẩm mang thương hiệu Việt nam, nghiên cứu ban hành chính sách độc quyền, chống phá giá hàng hoá, xây dựng luật cạnh tranh để tạo sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Uỷ ban nhân dân tỉnh, Sở Hế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng yên và các ngành có liên quan cần rà soát lại chức trách của mình, miễn giảm thủ tục hành chính, bộ máy gọn nhẹ, giúo tiết kiệm được thời gian và tiền bạc cho các nhà đầu tư nước ngoài nhanh chóng đưa các dự án đi vào hoạt động cũng như thực hiện tốt những mục tiêu đề ra trong các dự án. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý ĐTNN không chỉ nhằm cải thiện thủ tục hành chính n hanh để có giấy phép đầu tư, trước hết là ở những thủ tục sau giấy phép để dự án được triển khai nhanh chóng đồng thời tăng cường công tác quản lý hoạt động đầu tư khi dự án đi vào vận hành, kiểm tra giám sát việc thực hiện có đúng tiến độ không, khi cần có thể điều chỉnh ngay, tránh phiền hà lãng phí.
Nguồn kinh phí này do Nhà nước và tỉnh Hưng yên đầu tư là hợp lý nhất trên cơ sở tận dụng tối đa từ các nguồn khác nhau như phối hợp với các tổ chức quốc tểtong công cuộc khảo sát, điều tra và đánh giá xây dựng hệ thống quan điểm hiệu quả, học hỏi kinh nghiệm nước ngoài…. - Đối với những vùng địa phương trên địa bàn tỉnh có cơ sở hạ tầng phát triển, cần tiếp tục đầu tư để duy trì, cải tạo và nâng cấp để tạo động lực phát triển, tạo điều kiện thu hút dự án FDI mới cũng như tạo thuận lợi cho các dự án đã dược cấp phép hoạt động là hết sức cần thiết. - Đối với các huyện có cơ sở hạ tầng chưa phát triển, cần dành các nguồn vốn tài trợ, vốn theo các chương trình mục tiêu của Nhà nước, vốn ưu đãi… để đầu tư cho hạ tầng, từ đó mới có khả năng huy động được vốn đầu tư của các thành phần kinh tế để phát triển nhằm thu hút tối đa các thành phần kinh tế nhất là vốn FDI.
Các Bộ, ngành cần tổ chức phối hợp nghiên cứu tình hình kinh tế thị trường đầu tư, chính sách của Nhà nước, các tập đoàn đa quốc gia, các tập đoàn và các công ty lớn để có chính sách vận động đầu tư phù hợp, nghiên cứu luật pháp, chính sách, biện pháp thu hút ĐTNN của các nước trong khu vực để kịp thời có những đối sách phù hợp, tránh bị động và lạc hậu. Đôn đốc các doanh nghiệp có vốn ĐTNN thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo tài chính theo đúng quy định hiện hành nhằm hỗ trợ cho các cơ quan quản lý Nhà nước nắm bắt được kịp thời tình hình hoạt động của các doanh nghiệp để có biện pháp quản lý thích hợp với từng thời kỳ. Duy trì và phát triển mối quan hệ hợp tác giữa doanh nghiệp với các cơ quan quản lý nhà nước bằng các hình thức trong quá trình xây dựng chính sách và cơ chế quản lý hoạt động của các dự án ĐTNN, nhằm bảo đảm các chính sách mới ban hành sớm được thực hiện và có tính thực thi cao.
Nâng cao vai trò và năng lực của cán bộ quản lý Việt nam trong các liên doanh để một mặt nhanh chóng tiếp thu được kinh nghiệm về quản lý kinh doanh, mặt khỏc cú thể trực tiếp theo dừi và phỏt hiện cỏc hoạt động sai trỏi của phớa nước ngoài như chuyển giá, bán phá giá….