MỤC LỤC
Nghiên cứu về một tác phẩm nói chung và một tác phẩm Hán Nôm nói riêng là nghiên cứu về toàn bộ những khía cạnh liên quan đến tác phẩm như: vấn đề tác giả, thời gian ra đời tác phẩm, nguyên nhân ra đời, những nội dung và giá trị của tác phẩm, sự ra đời của tác phẩm có ý nghĩa như thế nào đối với tình hình thực tiễn lúc bấy giờ và sau nay…. Thứ hai: nội dung tác phẩm, từ đó ra những giá trị mà nội dung mang lại (bao gồm: giá trị lịch sử địa lý; giá trị lịch sử nhân vật, sự kiện; giá trị ngôn ngữ, chữ viết; giá trị về nội dung dân tộc học; giá trị y học và thổ sản).
Phương pháp thống kê: Sử dụng phương pháp này là một bước cần thiết vì nó sẽ cung cấp các dữ liệu đáng tin cậy cho luận văn. Phương pháp phân tích, so sánh: Là phương pháp xem xét hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, nội dung tư tưởng và giá trị học thuật mà tác phẩm hàm chứa, nhằm khai thác sâu hơn những vấn đề nghiên cứu.
Phương pháp lịch sử: Nghiên cứu những vấn đề về văn bản tác phẩm thuộc lĩnh vực dư địa chí được viết vào thế kỉ XIX. Muốn xác định được văn bản còn lại cho đến ngày nay thì chúng tôi cần phải tìm hiểu kĩ lịch sử văn bản….
Khảo cứu và giới thiệu văn bản “Hưng Hóa ký lược”
Giá trị của tác phẩm “Hưng Hóa ký lược”
(Trong khi nói đến các phủ, các châu, huyện trên đây đều có ghi chép về lịch sử Diên cách, lúc chia, lúc hợp, hoặc thay đổi tên gọi). Tiếp đó nói thêm 3 mục phụ lục là: a) Lưu, thổ thủy mạt: nói về lai lịch cách bố trí các quan hành chính hoặc theo chế độ bổ dụng người địa phương hay các quan của triều đình bổ lên; b) Binh (cách bắt lính); c) Lại viên: nói về số lượng các viên chức giúp việc các đơn vị hành chính. Theo mục này thì tỉnh Hưng Hóa xưa chiếm một khu vực khá rộng, phía Đông liền với huyện Vi Sơn, phủ Lâm Thao tỉnh Sơn Tây (xưa); phía Tây tiếp giáp các huyện Kiến Thủy, Văn Sơn phủ Khai Hóa nước Thanh (Trung Quốc) và các nước Nam Chưởng; phía Nam giáp châu Quan Hóa, huyện Trình Cố tỉnh Thanh Hóa và huyện Yên Lạc tỉnh Ninh Bình; phía Bắc tiếp giáp châu Thu tỉnh Tuyên Quang.
Theo những ghi chép của Phạm Thận Duật, cả vùng Hưng Hóa khi đó có hơn 30 dân tộc, trong đó dân tộc bản địa chiếm số đông nhất là người Thái; các dân tộc khác có Thổ, Mông (nguyên văn gọi là Mèo), Xá Cẩu … Ngoài ra, còn có bốn dân tộc ngụ cư là Mán, Thanh, Nùng và người Minh Hương. “Phạm Thận Duật, sự nghiệp văn hóa – sứ mệnh cần vương”, do Hội Khoa học lịch sử Việt Nam xuất bản năm 1997 đã viết: … sau khi đọc “Hưng Hóa ký lược”, qua cách trình bày, qua những tư liệu mà Phạm Thận Duật cung cấp về đời sống các mặt của đồng bào các dân tộc vùng Tây Bắc – nơi biên viễn, đất phên giậu của tổ quốc cách đây gần 140 năm, tôi xin được gọi ông là nhà sưu tầm dân tộc học, dù rằng ông không hề được đào tạo “bài bản” như. Như: Mỏ vàng: ở châu Mai có mỏ Bản Lô, Sơn La có mỏ Kiệt Ông, huyện Văn Chấn có mỏ Gia Nguyên, Thủy Vĩ có mỏ Lạc Sơn; Mỏ đồng: ở châu Lai có mỏ Lai Xương; Mỏ điêm tiêu: ở châu Thuận có mỏ Đầu Đàm; Trước kia ở Nam Lang - châu Chiêu Tấn có mỏ vàng; xã Quy Mô - châu Tuần Giáo, động Ngọc Uyển châu Thủy Vĩ có mỏ bạc; ở xã Hương Đan – châu Mộc, Trình Cảm – châu Thuận, sách Hợp Sơn huyện Văn Chấn, xã Trình Lạn huyện Trấn Yên - châu Mai Sơn, châu Quỳnh Nhai có mỏ đồng; sách Sơn A huyện Văn Chấn và châu Ninh Biên có mỏ diêm tiêu; xã Khánh An – châu Văn Bàn và châu Ninh Biên có mỏ lưu huỳnh; động Ngọc Uyển – châu Thủy Vĩ có mỏ chì….
Chữ Thái tuy cũng viết từ trái qua phải như các ngôn ngữ Latin, nhưng có một điểm đặc trưng là phần lớn các ký tự nguyên âm không viết sau phụ âm đầu, thuận theo thứ tự phát âm, mà có thể đứng trước, đứng sau, đứng trên hay thậm chí đứng dưới các phụ âm, tức là đủ cả bốn phía. Theo thống kê trên, chúng ta thấy chữ Thái ở Hưng Hóa được tác giả chia thành ba nhóm chính, trong đó nhóm các vùng châu Luân, Chiêu Tấn, châu Lai, Quỳnh Nhai có các thể chữ cái theo vần Bằng, vần Trắc nhiều nhất (mỗi loại có 18 thể chữ), nơi có ít hơn là các vùng Tuần Giáo, Sơn La, châu Thuận, Mai Sơn, châu Yên, Ninh Biên (17 thể chữ theo vần Bằng, 16 thể chữ theo vần Trắc), tiếp đến là vùng Phù Yên (17 thể chữ theo vần Bằng, 15 thể chữ theo vần Trắc); về dấu phụ bốn bên cả ba vùng đều có 11 dấu phụ và giống nhau. Dựa vào những ghi chép trong “Hưng Hóa ký lược” và căn cứ vào những tài liệu của các nhà nghiên cứu về chữ Thái ở Việt Nam, những thể chữ cái theo vần Bằng (dùng ghép với các từ thuộc thanh bằng), thể chữ cái theo vần Trắc (dùng ghép với các tử thuộc thanh trắc) có thể tương ứng với các phụ âm trong tiếng Việt, các nét phụ bốn bên có thể tương ứng với các nguyên âm và âm trong tiếng Việt.
Ngoài ra, trong tác phẩm còn có những giá trị về xã hội học, đó là những ghi chép về nhân khẩu qua các thời đại, số lượng quan lại được bổ dụng ở địa phương… Những ghi chép về lượng thuế ấn định đối với mỗi thành phần dân tộc đã hé mở phần nào về chính sách của nhà nước đối với các dân tộc khác nhau.
205 (tại Viện Sử học), vì điều kiện khách quan chúng tôi không có dịp tiếp xúc nhưng theo những mô tả trong cuốn “Tìm hiểu kho sách Hán Nôm” của Trần Văn Giáp thì sách còn tương đối đầy đủ và chọn vẹn. Ba cuối còn lại cũng được bảo quản trong tình trạng tốt, A.91 chỉ còn lại 5 tiểu mục đầu trong tổng số 12 mục của tác phẩm, ngoài ra còn có thêm một mục mới do người sao chép chép thêm là mục Nam âm (khúc Tây hưng); bản A.620 mất phần lời Tựa, mục lục, Diên cách và phần đầu của tiểu mục Cương vực. Tất cả bốn bản trên tuy đều là văn bản chép tay song về cơ bản vẫn tôn trọng quy tắc soạn thảo văn bản cổ đại như quy tắc đài chữ, viết chữ kỵ húy.
Tuy nhiên, hiện tượng kỵ húy cũng như đài chữ không được người sao chép thực hiện triệt để mà tùy hứng, cùng một chữ nhưng có lúc viết húy có lúc lại không; cùng một tên hiệu tôn kính chỗ đài chỗ không đài. Điều này khiến chúng tôi mạnh dạm cho rằng các phiên bản này được sao chép cách thời Tự Đức rất lâu về sau hoặc có thể sau cả khi nhà Nguyễn đã hoàn toàn sụp đổ.
Hiện nay trên địa bàn Hà Nội có hai địa điểm còn lưu giữ các văn bản của tác phẩm nói trên. Trong đó có một bản ở thư viện của Viện Sử học, ba bản còn lại nằm tại thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Phương phỏp này đó được tỏc giả thể hiện rừ trong nội dung tác phẩm bằng cách trích dẫn những dẫn chứng cụ thể ở hơn 40 tác phẩm khác nhau của các tác giả trong nước và Trung Quốc, bên cạnh đó còn đưa ra những lời phân tích phê phán xác đáng về các điều nhầm lẫn sai sót trong sách của người đi trước và đề ra những đính chính hoặc nghi vấn bổ ích.
Về nội dung, tác giả chia thành từng tiểu mục cụ thể, riêng rẽ, xen trong các tiểu mục là những phục lục ghi lại những ghi chép của các tác giả khác có liên quan đến Hưng Hóa. Tổng cộng gồm 12 tiểu mục với nhan đề cụ thể: Diên cách, Cương vực, Đinh điền thuế lệ, Núi sông, Từ tự, Thành trì, Cổ tích, Khí hậu, Thổ sản, Tập thượng, Thổ tự, Thổ ngữ.
Tiểu mục 11 và 12 trong sách được giới nghiờn cứu ngụn ngữ học hiện đại đỏnh giỏ: “…những kiến giải của tỏc giả rừ ràng đã vượt lên thời đại, tiếp cận với tri thức khoa học ngày nay về văn tự và ngôn ngữ”[20 ,tr 231]. Để kết thúc lời kết của luận văn, một lần nữa xin mượn lời nhà nghiên cứu, PGS. Phan Văn Các: “Có thể nói, với Hưng Hóa ký lược, Phạm Thận Duật đã thể hiện một tư duy khoa học sắc sảo, vượt ra ngoài khuôn khổ đào tạo kiểu từ chương khoa cử đương thời, vươn tới chiếm lĩnh những tri thức bách khoa và thực tiễn có cống hiến đích thực cho khoa học và cho đất nước.”[20, tr 232].