MỤC LỤC
“ Phát triển bền vững là một quá trình của sự thay đổi mà trong đó sự khai thác tài nguyên, phương hướng đầu tư, định hướng phát triển kỹ thuật và sự thay đổi về luật pháp đều làm hài hòa và gia tăng khả năng đáp ứng nhu cầu và khát vọng của nhân loại trong cả hiện tại và tương lai”.Hay “ Phát triển bền vững là sự phát triển không chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện nay mà không làm tổn hại đến các thế hệ tương lai đáp ứng lại các nhu cầu của họ”. - Các KCN phải đặc biệt chú trọng phần chuyển giao các bí quyết công nghệ, ngoài quan tâm về công nghệ, cần chú trọng quy trình sản xuất ( quy trình quản lý hệ thống như ISO, kinh doanh, thiết kế, phần mềm.), giá trị gia tăng của tài sản vô hình như các phần mềm hệ thống, các giá trị sáng tạo của doanh nghiệp , những mẫu mã mới, tính năng mới của sản phẩm và tích tụ năng lực của đội ngũ chuyên gia…Những giá trị.
Là nơi tập trung các cơ quan Chính phủ, các phái đoàn ngoại giao và các tổ chức quốc tế như Tổ chức Liên hợp quốc và Phái đòan Cộng đồng Châu Âu, đều đặt trụ sở taị Hà Nội đã tạo cho các nhà đầu tư một mạng lưới liên lạc tốt nhất để chia sẻ thông tin và trao đổi kinh nghiệm. Đồng thời yếu tố này đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tại Hà Nội có cơ hội tiếp cận với thị trường thuận lợi hơn, có nguồn thông tin thị trường đầy đủ và nhanh chóng hơn và vì thế dễ có những phản ứng thích hợp và kịp thời khi xuất hiện những biến động trên thị trường. Điều đáng lưu ý là hầu hết các nhà đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp lớn trong nước đều tham gia hoạt động xuất nhập khẩu bằng đường hàng không: Từ các ngành sản xuất có hàm lượng công nghệ cao như: Điện tử, tin học đến những ngành sản xuất có tính thời vụ như may mặc, giầy dép… Ông Tổng giám đốc KCN Thăng Long còn khẳng định rằng hầu hết các hoạt động vận tải của các doanh nghiệp trong KCN này là bằng đường không, bao gồm cả việc mua nguyên vật liệu và bán hàng hóa.
Một điển hình khác là một lãnh đạo của một công ty may (100% vốn Trung Quốc chuyên sản xuất áo vét và các loại quần áo khác cho thị trường Hoa Kỳ và EU) ở Nam Sách, Hải Dương cũng cho biết tất cả các sản phẩm của họ đều được vận chuyển bằng đường hàng không qua sân bay quốc tế Nội Bài. Do vậy, có thể khẳng định khả năng tiếp cận cảng hàng không là một lợi thế quan trọng của Hà Nội. Ngoài ra, với cơ sở hạ tầng về điện và viễn thông chất lượng cao, các doanh nghiệp Hà Nội cũng có lợi thế hơn các địa phương khác trong giao dịch và kinh doanh. - Nguồn lao động dồi dào, đặc biệt là lao động có tay nghề cao so với các địa phương khác. Nguồn lao động Việt Nam dồi dào về số lượng nhưng còn non kém về chất lượng so với trình độ của thế giới. Tuy vậy, Hà Nội lại có ưu thế hơn hẳn so với những điạ phương khác bởi tỷ lệ tương đối cao về lao động có tay nghề. Bên cạnh đó, với số lượng lớn các cơ sở nghiên cưú và đào tạo tại Hà Nội, Hà Nội có khả năng cung cấp nhiều lao động có tay nghề trong thời gian tới. Cuối năm 2007, Thủ đô Hà Nội có 2,17 triệu người trong độ tuổi làm việc, bao gồm 1,94 triệu người làm thuê, khoảng 0,54 triệu người làm việc cho doanh nghiệp Nhà nước, Cổ phần và công ty tư nhân, khoảng 0,34 triệu người làm việc cho các cơ quan Nhà nước và lực lượng quân đội. 3.1.2 Giới thiệu về Ban quản lý các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội. Ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 758/TTg ngày 20/11/1995 của Thủ tướng chính phủ, là cơ quan trực tiếp quản lý các khu công nghiệp , khu chế xuất và cụm công nghiệp theo cơ chế “Một cửa”. Bộ máy tổ chức của Ban gồm có:. - Các phó trưởng ban, bao gồm 1Phó trưởng ban thường trực và 2 Phó trưởng ban. - Các phòng chức năng chuyên môn, gồm có:. Văn phòng Ban quản lý. Phòng Quản lý đầu tư. Phòng Quản lý quy hoạch môi trường. Phòng Quản lý lao động. Phòng Quản lý doanh nghiệp. Phòng Quản lý xuất nhập khẩu. Đại diện BQL tại các khu công nghiệp. - Các đơn vị sự nghiệp. Trung tâm Dịch vụ việc làm. Ban quản lý các dự án xây dựng hạ tầng khu công nghiệp 3.1.3 Tình hình phát triển công nghiệp của Hà Nội. Cụ thể, giá trị sản xuất công nghiệp của Hà Nội qua các năm như sau:. Đơn vị: tỷ đồng Nguồn: Sở công nghiệp Hà Nội. Bảng 1: Giá trị sản xuất công nghiệp của Hà Nội tính theo giá thực tế Mức tăng trưởng này phụ thuộc chủ yếu vào khu vực kinh tế ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Cùng với mạng lưới các Khu công nghiệp trên khắp các tỉnh thành trong cả nước, hiện nay Hà Nội có 5 KCNTT và 18 CCN vừa và nhỏ, góp phần quan trọng phát triển ngành công nghiệp của cả nước nói chung và của Thủ đô nói riêng. 18 CCNVVN cho hiệp hội các doanh nghiệp trong nước bao gồm:. 1) KCN tập trung VVN Vĩnh Tuy- huyện Thanh Trì GĐ 2) KCN tập trung VVN Phú Thị- Gia Lâm GĐ1. 8) CCN thực phẩm Hapro.
Phần lớn các doanh nghiệp trong KCN sản xuất các thiết bị cho xe máy, ôtô như Credit Up( trục biên xe máy), Yamazaki Technical( tai biên xe máy và đĩa nén khí trong điều hoà ôtô), Broad Bring Sakura( ống bô xe máy), Filtech VN( bầu lọc gió xe máy), NCI( đề can xe máy), United Motor…chủ yếu cung cấp cho Yamaha(KCN Thăng Long), Honda( Vĩnh Phúc), và xuất. Các doanh nghiệp trong KCN là các doanh nghiệp tư nhân trong nước, tập trung rất nhiều các mặt hàng sản xuất tại đây như: sản xuất ga và lắp ráp bếp ga, cơ khí, dệt vải, lắp ráp máy giặt, lắp ráp sản phẩm nội thất, các sản phẩm in, gốm sứ, tã giấy trẻ em, sản xuất van công nghiệp, phụ kiện về nước, sản xuất bánh kẹo, sản xuất chỉ y tế…. Ngoài xuất khẩu thì các sản phẩm của các doanh nghiệp trong KCN Thăng Long phần lớn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, như Canon có các công ty vệ tinh:Kanepackage, Chiyoda, Packer processing, Sato, SWCC, Spindex..sản phẩm của Kein Hing cũng cung cấp cho Panasonic; Spindex cung cấp cho Canon, Suncall; Japan Seidai cung cấp các phần mềm bàn phím( điện thoại, máy tính, điều khiển…) cho Canon, Sato, Brother và Phúc Điền(Hải Dương) và xuất sang Malaixia.
Việc hình thành rất nhiều các mặt hàng trong KCN sẽ không tạo được sự liên kết với nhau, ngoại trừ một số ít nhà máy trong KCN Sài Đồng có mối liên kết với nhau như Orion- metal, Orion-Hanel, Daewoo-Hanel, Sil-Hanel…Ngoài ra, các mặt hàng sản xuất trong KCN Sài Đồng hầu hết là các mặt hàng không liên quan đến nhau.
Để thực hiện được mục tiêu trên, sự phát triển các KCN phải được kết hợp chặt chẽ với các yếu tố cần phát triển khác như hệ thống bảo vệ và chống ô nhiễm môi trường; Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội: đường xá, điện, nước, nhà cửa, mạng lưới thông tin viễn thông, y tế, giáo dục, phát triển KCN đi đôi với quy hoạch đồng bộ mạng lưới thị tứ, khu vực thành thị với các điều kiện sinh hoạt hiện đại. - Thứ nhất, công bố công khai và phổ biến sớm qui hoạch đã được phê duyệt bằng nhiều hình thức đến người dân ở khu vực bị thu hồi đất nhằm chuẩn bị tâm lý cho người dân và giảm bớt những hoạt động lợi dụng sự hiểu biết về thông tin qui hoạch để trục lợi thông qua mua bán, sang nhượng, xây dựng trên vùng đất được qui hoạch dẫn đến gây bất ổn về tình hình giá đất, gây khó khăn và tốn kém cho việc thu hồi và giải phóng mặt bằng cho xây dựng KCN. - Thứ nhất, công bố công khai và phổ biến sớm qui hoạch đã được phê duyệt bằng nhiều hình thức đến người dân ở khu vực bị thu hồi đất nhằm chuẩn bị tâm lý cho người dân và giảm bớt những hoạt động lợi dụng sự hiểu biết về thông tin qui hoạch để trục lợi thông qua mua bán, sang nhượng, xây dựng kiên cố trên vùng đất được qui hoạch dẫn đến gây bất ổn về tình hình giá đất, gây khó khăn và tốn kém cho việc thu hồi và giải phóng mặt bằng cho xây dựng KCN.
Chúng ta biết rằng phát triển sẽ làm biến đổi môi trường, vấn đề là phải làm sao cho môi trường tuy biến đổi nhưng vẫn thực hiện đầy đủ được ba chức năng cơ bản của nó là: tạo cho con người một không gian sống với phạm vi và chất lượng tiện nghi cần thiết, cung cấp cho con người những tài nguyên cần thiết để sản xuất , sinh sống, nơi xử lý và chôn vùi các phế thải làm ô nhiễm môi trường, đó chính là phát triển bền vững.