Giải pháp đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước của thành phố Hà Nội

MỤC LỤC

Thành tựu đạt được

Kết quả thực hiện đổi mới, sắp xếp DNNN của thành phố Hà Nội Thực hiện công tác đổi mới sắp xếp các DNNN theo tinh thần Nghị quyết TW 3 và Nghị quyết TW 9 (khóa IX), các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, trong từng giai đoạn, UBND thành phố Hà Nội đã xây dựng phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới DNNN thuộc thành phố và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Hiện nay, sự nắm giữ cổ phần khống chế với các DNNN vẫn còn khá cao, hầu hết ở các DN kinh doanh các mặt hàng quan trọng, ảnh hưởng nhiều đến nền kinh tế, hoặc các DN mà ban đầu, khi CPH Nhà nước cần nắm giữ cổ phần chi phối để điều tiết các hoạt động sản xuất kinh doanh. Các ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp dược phẩm ban đầu gặp rất nhiều khó khăn trong cơ chế bao cấp, thiếu vốn và máy móc thiết bị lạc hậu, sức cạnh tranh của hàng công nghiệp Hà Nội trên thị trường rất hạn chế nên vấn đề đổi mới trở nên cấp bách, các DN này đã nhanh chóng tiến hành CPH nhằm đổi mới sản xuất và nâng cao khả năng cạnh tranh.

Tuy nhiên, với các DN vận tải đã CPH, tình hình kinh doanh khá tiến triển, hầu hết các DN đều thực hiện việc giao khoán phương tiện theo thời gian, tuyến đường, tuyến hàng nên cán bộ công nhân viên đều làm việc hết khả năng, đem lại lợi nhuận cho công ty và cho cả bản thân họ. Bên cạnh đó có nhiều DN quản lý diện tích đất lớn, nhưng không sử dụng hết, nếu chuyển sang CTCP thì những diện tích này có khả năng biến thành hàng hóa bất động sản của DN, tạo ra "lợi thế" cạnh tranh không hợp lý giữa các DN thừa đất với DN thiếu mặt bằng sản xuất. Với các DNNN của thành phố Hà Nội CPH đã thực hiện chuyển đổi một lần (chuyển thành công ty TNHH nhà nước 1 thành viên hoặc chuyển công ty mẹ- công ty con) và đã được xử lý lao động dôi dư một lần thì việc rà soát và xây dựng phương án xử lý lao động dôi dư khi chuyển đổi của phần lớn các DN là thiếu tính triệt để.

Theo quy định của Nghị định 109/2007/NĐ-CP thì đối với DN chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán, giá trị vốn góp được xác định theo giá trị ghi trên sổ sách kế toán của DN khác, còn với DN đã niêm yết tên trên thị trường chứng khoán thì giá trị vốn góp được xác định theo giá cổ phiếu giao dịch trên thị trường chứng khoán tại thời điểm xác định giá trị DN. Việc kết hợp thẩm định phương án sản xuất kinh doanh gắn với việc giao sử dụng cửa hàng, nhà xưởng, đất đai trong thời gian trước đây còn chưa được quan tâm nên không ít DN khi chuyển sang CTCP vẫn được giao nhà xưởng, đất đai vượt quá nhu cầu của DN, dẫn đến tình trạng sử dụng sai mục đích, không hiệu quả. - Về đối tượng CPH: quy định trong các Nghị định qua các năm không thống nhất, Nghị định 28/CP quy định DNNN CPH phải có quy mô vừa và nhỏ, không thuộc diện Nhà nước nắm giữ 100% vốn, có phương án kinh doanh hiệu quả; đến Nghị định 187/2004/NĐ-CP mới có quy định về CPH các tổng công ty Nhà nước, đây là khu vực DN có quy mô lớn, hoạt động hiệu quả.

ĐẾN NĂM 2010

Một số giải pháp khác

Việc tháo gỡ vướng mắc cần được đặt trong bối cảnh của toàn bộ hệ thống pháp luật hiện hành, đồng thời phải phù hợp với thực tiễn của thành phố, bảo đảm sự bình đẳng về chính sách, quyền lợi giữa các DN của thành phố với các DN TW đóng trên địa bàn khi thực hiện CPH, đặc biệt trong điều kiện các tỉnh thành phố chưa thể công bố khung giá đất theo sát giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường tại cùng thời điểm. Khi xây dựng và thẩm định phương án CPH đối với DNNN TW, các Bộ, ngành, tổng công ty phải phối hợp với UBND thành phố nơi DN có đất đai, nhà xưởng phối hợp rà soát và xử lý quỹ nhà đất theo đúng quy định hiện hành. * Nếu DN sử dụng hình thức thuê đất, trường hợp này sẽ không tính giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị DN CPH, DN CPH được tiếp tục kí hợp đồng thuê đất và trả tiền thuê hàng năm cho thành phố theo mức giá cho thuê hiện hành của thành phố ứng với từng mục đích sử dụng đất.

* Nếu DN lựa chọn phương thức giao đất có thu tiền sử dụng đất, trường hợp này sẽ tính giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị DN CPH, song đề nghị Bộ tài chính báo cáo chính phủ cho phép lấy giá đất do thành phố công bố hàng năm làm giá tính giá trị quyền sử dụng đất giao. - Đa phần các DN nằm trong kế hoạch CPH giai đoạn 2008-2010 đều đã thực hiện chuyển đổi (chuyển sang công ty TNHH 1 Thành viên, chuyển sang công ty mẹ- công ty con) và đã thực hiện giải quyết lao động dôi dư một lần. Quá trình CPH các DN này trong thời gian tới dự kiến vẫn xuất hiện một lực lượng lao động dôi dư lớn khoảng 2500 người và số lao động này sẽ không được xử lý theo quy định tại Nghị định 110/2007/NĐ-CP, vì vậy, công tác chỉ đạo CPH của thành phố sẽ gặp khó khăn.

UBND Thành phố Hà Nội đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép xử lý số lao động dôi dư này theo quy định tại Nghị định số 110/2007/NĐ-CP với kinh phí dự kiến khoảng 60 tỷ đồng hoặc cho phép Thành phố sử dụng một phần tiền thu từ bán đấu giá các địa điểm DN sử dụng không hiệu quả và thu hồi được khi CPH DN để giải quyết chính sách cho số lao động này.

Một số kiến nghị

Các cơ chế, chính sách về CPH hiện nay đang ở trong quá trình hoàn thiện, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế (cơ chế xử lý các vấn đề đất đai khi CPH; phương pháp xác định giá trị thương hiệu, lợi thế kinh doanh…), để đảm bảo thận trọng trong triển khai công tác CPH, tạo điều kiện cho các DN sau khi chuyển sang cổ phần giữ được ổn định và phát triển, hạn chế tối đa sự thất thoát tài sản và vốn Nhà nước, UBND thành phố Hà Nội cần có quyết định nắm giữ trên 50% vốn điều lệ trong giai đoạn đầu tại một số DN cần thiết khi CPH, đó là các DN có quy mô lớn, quản lý nhiều địa điểm đất đai có giá trị lợi thế cao,…). - Một điều hết sức quan trọng nữa là do đặc thù của DN thuộc thành phố Hà Nội là quản lý nhiều địa điểm mạng lưới đất đai, nhà xưởng tại các vị tri đẹp, nhạy cảm, tham gia thực hiện nhiệm vụ mang tính chiến lược phát triển kinh tế của thủ đô nên thời gian qua có hiện tượng tư nhân thâu tóm cổ phần của các DNNN CPH, làm ảnh hưởng xấu đến việc làm, quyền lợi của người lao động, gây kiện cáo, dư luận xấu.việc bán đấu giá cổ phần công khai trên sàn giao dịch chứng khoán đã xuất hiện một số tiêu cực. Vì vậy, thời gian tới, UBND thành phố cần xấy dựng kế hoạch, lộ trình CPH, sắp xếp DNNN đảm bảo thận trọng, vững chắc, trước mắt nắm cổ phần chi phối tại những DN có vai trò, vị trí quan trọng trong định hướng chiến lược và nhiệm vụ kinh tế xã hội của thủ đô và một số DN nắm giữ nhiều địa điểm, mạng lưới kinh doanh tại những vị trí đẹp, nhạy cảm để đảm bảo CPH không đi chệch hướng thành tư nhân hóa, DN sau CPH ổn định, phát triển theo mục tiêu của thành phố.

Vì vậy, mỗi khi nảy sinh những vướng mắc đối với các văn bản CPH hiện hành, Nhà nước cần kịp thời điều chỉnh và có những thông tin hướng dẫn DN, hướng dẫn các cấp, các ngành, các cơ quan có trách nhiệm để không làm chậm tiến trình CPH của cả nước. - Đối với Bộ tài chính trong thời gian tới sẽ phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương có liên quan thực hiện tổng kết thí điểm CPH các DN công ích, nghiên cứu xây dựng cơ chế chuyển từ các đơn vị sự nghiệp có thu thành CTCP để nghiên cứu, xây dựng Nghị định về CPH các đơn vị này. - Với Chính phủ, trong thời gian tới cần phải căn cứ vào các Phương án tổng thể sắp xếp công ty nhà nước được điều chỉnh, bổ sung tập trung chỉ đạo các DN thực hiện xử lý những tồn tại về tài chính trước khi thực hiện sắp xếp, chuyển đổi theo đúng các quy định của nhà nước.

Chính phủ cũng sẽ căn cứ các tiêu chí quy định tại Quyết định số 38/2007/QĐ-TTg ngày 20/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ tổ chức rà soát, xem xét quyết định bán tiếp cổ phần Nhà nước tại các CTCP mà Nhà nước không cần nắm giữ cổ phần chi phối hoặc không cần nắm giữ cổ phần.