Ứng dụng Marketing quốc tế vào hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang EU

MỤC LỤC

Chức năng của marketing quốc tế

- Xác lập khả năng thích ứng và khả năng phản ứng nhanh với các điều kiện của môi trường kinh doanh, xây dựng phương án kinh doanh và giám sát hiệu quả hoạt động, lượng hoá trước những khó khăn phát sinh trong quản lý doanh nghiệp. Đây là những điều kiện cần thiết cho sự phát triển kinh doanh quốc tế lâu dài và đạt được hiệu quả cao cho doanh nghiệp.

Môi trường marketing quốc tế

    Nhiều công ty đã tìm cách khắc phục những trở ngại này bằng việc thuê các chuyên gia nước ngoài hoặc người ở nước sở tại nắm giữ các vị trí quản lý chủ chốt trong hệ thống kinh doanh hoặc đầu tư xây dựng hệ thống thông tin và nghiên cứu marketing của nước sở tại. Mặt khác, giai đoạn của sự tăng trưởng kinh tế của một nước ảnh hưởng đến thái độ của nước đó đối với hoạt động kinh doanh của công ty nước ngoài và hệ thống phân phối của nước đó và toàn bộ quá trình marketing - Kiểu phân phối thu nhập: Sự tồn tại của các kiểu cơ cấu công nghiệp.

    Vận dụng marketing quốc tế trong việc đưa ra các quyết định marketing mix đối với hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp

      + Chào hàng: là những kích đẩy ngắn hạn hỗ trợ về mặt lợi ích cho người tiêu dùng để thúc đẩy mua trong thời gian ngắn, nó là một công cụ của xúc tiến thương mại cho nên nó nhằm vào mục tiêu tìm kiếm phát triển, thuyết phục khách hàng mua sản phẩm, đồng thời nó còn là nội dung chủ yếu trong công nghệ bán hàng nhằm tăng cường hiệu năng của đơn đặt hàng và thực hiện hành vi trao đổi với khách hàng, nó hỗ trợ cho quảng cáo và khuyến mại. + Quan hệ công chúng: là những hoạt động marketing giao tiếp gián tiếp của công ty kinh doanh quốc tế, nhằm đánh giá thái độ của các giới có liên quan, ảnh hưởng của chúng đến lợi ích của các giới đồng thời thực hiện các chương trình hành động nhằm giành được sự hiểu biết và tin tưởng của các giới này dến hoạt động kinh doanh của công ty.

      Sơ đồ 4 - Mô hình cấu trúc 3 lớp của sản phẩm hỗn hợp
      Sơ đồ 4 - Mô hình cấu trúc 3 lớp của sản phẩm hỗn hợp

      THỊ TRƯỜNG EU VỀ HÀNG DỆT MAY VÀ THỰC TIỄN VẬN DỤNG MARKETING QUỐC TẾ NHẰM

      ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM

      Thị trường EU về hàng dệt may

        Cú thể thấy hơn 80% quy định về sản xuất, phân phối và trao đổi hàng hoá, dịch vụ và vốn được lưu chuyển trong các nước thành viên; Hơn 100 văn bản pháp lý được thông qua bởi các thể chế của Liên minh; Các văn bản pháp luật của Liên minh là nguồn cơ bản của luật quốc gia thành viên và là đạo luật có giá trị cao hơn đạo luật nước thành viên. Có thể nói, cách thức vận hành của hệ thống chính trị của Liên minh Châu Âu là mô hình quản trị nhiều tầng vì EU dựa trên một cấu trúc phức tạp, có sự phân định quyền hạn của mỗi mỗi bộ phận và có sự phân định của một cấu trúc nhà nước theo nguyên tắc phân quyền giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp. Thị trường EU về cơ bản cũng như một thị trường quốc gia, có ba nhóm người tiêu dùng khác nhau: (1) Nhóm có khả năng thanh toán ở mức cao, chiếm gần 20% dân số ở EU, dùng những hàng có chất lượng tốt nhất và giá cả đắt nhất hoặc những mặt hàng hiếm và độc đáo; (2) Nhóm có khả năng thanh toán ở mức trung bình, chiếm 68% dân số, sử dụng loại hàng có chất lượng kém hơn so với nhóm 1 và giá cả cũng rẻ hơn; (3) Nhóm có khả năng thanh toán ở mức thấp, chiếm hơn 10% dân số, tiêu dùng những loại hàng hoá có chất lượng và giá cả thấp hơn so với hàng của nhóm 2.

        Bảng 2 - Tăng trưởng kinh tế trong 3 quý đầu năm 2005
        Bảng 2 - Tăng trưởng kinh tế trong 3 quý đầu năm 2005

        Tình hình xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang EU và thực tiễn vận dụng marketing quốc tế trong xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam

          Hầu hết các doanh nghiệp vẫn chưa có chiến lược marketing tổng thể mà chỉ chủ yếu chỉ dừng ở công tác khảo sát, nghiên cứu, lựa chọn và đánh giá khái quát nhu cầu của thị trường xuất khẩu, tiến hành xúc tiến thương mại thông qua các hội chợ quốc tế hoặc qua website của doanh nghiệp, nhằm tìm kiếm những đối tác nhập khẩu nước ngoài. Một là, các doanh nghiệp dệt may hiện nay đã thực sự chú trọng công tác nghiên cứu nhu cầu thị trường, tìm kiếm khách hàng nên đã lựa chọn được cho mình những thị trường xuất khẩu chủ lực và tiềm năng bằng cách từng bước tập trung đầu tư nghiên cứu lựa chọn công nghệ sản xuất hiện đại và đồng bộ, nhanh chóng kiện toàn bộ máy tổ chức sản xuất đáp ứng theo các tiêu chuẩn quốc tế, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý và tay nghề công nhân phù hợp. Các doanh nghiệp mới chỉ dừng lại ở công tác khảo sát, nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại, nghĩa là mới tiếp cận marketing xuất khẩu mà chưa có những chiến lược, chính sách cụ thể để có thể thâm nhập hiệu quả nhất vào từng thị trường nhỏ lẻ như xuất khẩu trực tiếp, liên doanh xuất khẩu, thuê gia công xuất khẩu….

          Bảng 9 - Giá trị Kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam  vào các thị trường trong EU 2005
          Bảng 9 - Giá trị Kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam vào các thị trường trong EU 2005

          CÁC GIẢI PHÁP VẬN DỤNG MARKETING QUỐC TẾ NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT

          MAY VIỆT NAM SANG EU

          Mục tiêu, triển vọng của việc xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang EU

            Đối với các sản phẩm dệt kim, để đạt được mục tiêu đã đặt ra cũng sẽ gặp nhiều khó khăn vì mặc dù tiềm năng tiêu thụ nội địa cũng như xuất khẩu cao, những sản xuất các sản phẩm dệt kim không mấy phát triển do không kịp đổi mới về thiết bị và công nghệ phù hợp với yêu cầu đa dạng hoá sản phẩm nhanh chóng của thị trường để sản xuất các sản phẩm đủ tiêu chuẩn xuất khẩu. Theo Quyết định 161/1998/QDD-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyêt quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp dệt may đến 2010, dự kiến đến năm 2010 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đạt 4 tỷ USD trong đó chủ yếu là xuất khẩu hàng may (3 tỷ USD) còn giá trị xuất khẩu còn hàng dệt nhỏ (chiếm 1 tỷ USD) vì hiện nay hàng dệt may nội địa cũng không đáp ứng được yêu cầu nguyên liệu cho may. Nhờ tiếp cận những công nghệ mới và cách quản lý tiên tiến này, các doanh nghiệp của ta có cơ hội nâng cao trình độ kỹ thuật và tay nghề cho người lao động, nâng cao năng suất, tiết kiệm chi phí, rút ngắn chu kỳ làm ra sản phẩm, đồng thời tạo ra sản phẩm mới đáp ứng được những yêu cầu khắt khe về chất lượng, mẫu mã của các nước nhập khẩu.

            Bảng 11 - Chỉ tiêu sản xuất và xuất khẩu đến năm 2010.
            Bảng 11 - Chỉ tiêu sản xuất và xuất khẩu đến năm 2010.

            Các giải pháp vận dụng marketing quốc tế nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang EU

              Để có bước đi này cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, tìm hiểu kỹ về hệ thống phân phối ở các nước nhập khẩu thông qua các phòng thương mại, các đại diện thương mại và phải có một đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm hoặc có thể thuê nhân viên tiếp thị người bản xứ ở các thị trường giàu tiềm năng dưới hình thức trả hoa hồng theo hợp đồng mà họ ký được, đây cũng là một phương pháp hữu hiệu. Một thuận lợi hiện nay của ngành may Việt Nam mà trong tương lai có thể trở thành một nguy cơ là giá nhân công thấp, bởi vì khi gia nhập WTO các doanh nghiệp phải trả công cho người lao động theo những chuẩn mực chung, khi đó nếu các doanh nghiệp may tiếp tục trả công thấp thì các nước sẽ không chấp nhận nhập khẩu sản phẩm của họ.  Làm tốt công tác đào tạo các nhà thiết kết mẫu sản phẩm may có trình độ quốc tế để có thể sáng tạo và chủ động tạo ra các sản phẩm mới, đa dạng, có tính khác biệt và hấp dẫn người tiêu dùng, tránh thụ động làm theo các đơn đặt hàng của các hãng lớn ở các nước hoặc bắt chước mẫu của người khác.

              Một số kiến nghị đối với toàn ngành dệt may Việt Nam 1. Các kiến nghị mang tính vĩ mô

                Ưu tiên đào tạo các chuyên gia về thiết kế thời trang và Marketing, khắc phục điểm yếu cơ bản của ngành may xuất khẩu trong khâu thiết kế mẫu mốt và xúc tiến thị trường, từng bước tạo lập cơ sở để chuyển sang xuất khẩu trực tiếp các sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam, đồng thời có chính sách hỗ trợ đảm bảo công ăn việc làm, tạo nguồn thu nhập ổn định. Ngoài ra có thể duy trì quỹ hạn ngạch dùng để thưởng cho các doanh nghiệp mở mang thị trường mới, tăng mặt hàng xuất khẩu… và hàng năm tổ chức các cuộc tiếp xúc giữa các cơ quan quản lý và các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu để trao đổi thông tin, tìm kiếm giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may hoặc có thể thành lập câu lạc bộ 100 doanh nghiệp hàng dệt may xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam, từ đó giới thiệu với khách hàng trong và ngoài nước…. Thời trang là yếu tố được khách hàng EU rất quan tâm, vì vậy cần đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu thị hiếu của mỗi nhóm khách hàng, nắm bắt kịp thời những khuynh hướng thời trang mới để cải tiến sản phẩm về cơ cấu, kiểu dáng, mẫu mã, màu sắc… Đẩy mạnh đầu tư, hình thành một trung tâm thiết kế thời trang để nghiên cứu tạo mẫu cho vải, thiết kế mẫu cho may xuất khẩu, chủ động tạo ra mẫu mốt mới.