Đánh giá chất lượng môi trường bị ảnh hưởng bởi nghề sơn mài tại làng Hạ Thái, Duyên Thái, Thường Tín, Hà Nội

MỤC LỤC

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Ở nước ta có nhiều làng nghề sơn mài truyền thống, có bề dày lịch sử lâu đời như làng nghề sơn mài truyền thống Huế( các làng Triều Sơn, Địa Linh, Tiên Nộn), làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp( thị xã Thủ Dầu Một- tỉnh Bình Dương), làng nghề Cát Đằng( huyện Ý Yên- tỉnh Nam Định), làng nghề sơn mài Hạ Thái( Duyên Thái- Thường Tín- Hà Nội),..[23]. Để bó hom vóc, trước kia các nghệ nhân dùng đất phù sa (hoặc bột đá) trộn với sơn ta giã nhuyễn cùng giấy bản rồi hom, chít các vết rạn nứt của sản phẩm, còn ngày nay người ta sử dụng sơn công nghiệp trộn với đất phù sa( hoặc bột đá).

Hình 2.1: Quy trình sơn mài với các công đoạn chính
Hình 2.1: Quy trình sơn mài với các công đoạn chính

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN CỦA ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ

Ví dụ: môi trường của học sinh gồm nhà trường với thầy giáo, bạn bè, nội quy của trường, lớp học, sân chơi, phòng thí nghiệm, vườn trường, tổ chức xã hội như Ðoàn, Ðội với các điều lệ hay gia đình, họ tộc, làng xóm với những quy định không thành văn, chỉ truyền miệng nhưng vẫn được công nhận, thi hành và các cơ quan hành chính các cấp với luật pháp, nghị định, thông tư, quy định.[11]. Chất lượng môi trường là một thuật ngữ chung mà có thể tham khảo để thay đổi đặc điểm có liên quan đến môi trường tự nhiên cũng như môi trường xây dựng, chẳng hạn như không khí và độ tinh khiết nước hoặc ô nhiễm, tiếng ồn và các tác động tiềm năng và tác động có thể có đối với sức khỏe thể chất và tinh thần [12].

Tình hình quản lí nhà nước về môi trường làng nghề Sơn Mài 1. Hệ thống ISO và QCVN về chất lượng môi trường

Việc thực thi các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường tại các làng nghề ở Việt Nam hiện đang là vấn đề hết sức khó khăn đòi hỏi phải kết hợp nhiều yếu tố như: tuyên truyền, giáo dục để các chủ thể liên quan nhận thức được và nâng cao ý thức tự giác trong bảo vệ môi trường; thực hiện chức năng, vai trò quản lý nhà nước trong việc triển khai giám sát thực thi pháp luật bảo vệ môi trường tại làng nghề; vấn đề đầu tư vốn, phương tiện xử lý chất thải; việc xác định mức độ phạm vi và các chế tài xử phạt,. Tại các làng nghề, quản lý tư nhân về môi trường tại các cơ sở sản xuất hầu hết không được chú trọng do ý thức và nhận thức chưa đầy đủ về lợi ích của môi trường cũng như hậu quả của việc môi trường bị suy thoái, do lợi ích kinh tế trước mắt luôn được hầu hết các chủ doanh nghiệp đặt lên hàng đầu, coi nhẹ công tác bảo vệ môi trường còn phổ biến.

CÁC CHẤT THẢI PHÁT SINH TẠI LÀNG NGHỀ HẠ THÁI 1. CHẤT THẢI RẮN

Với mỗi loại chất liệu khác nhau quy trình có khác đôi chút, ví dụ như với chất liệu composit( dùng chủ yếu hiện nay) thì có thêm các công đoạn phụ như mài cho sần, sau đó rửa xà phòng cho sạch dầu mỡ, phơi khô sau đó mới tới công đoạn lót sơn và hom( 3 lần với đất phù sa trộn sơn) rồi tiếp theo cho tới hoàn thành sản phẩm. - Mặc dù quy định phí vệ sinh và phí bảo vệ môi trường chung trong phí thu gom nhưng trên thực tế do phần lớn người thu gom rác tự thỏa thuận với chủ nguồn thải nên thường không đảm bảo được mức phí theo yêu cầu, nhiều chủ nguồn thải không biết các khoản thu trong phí vệ sinh mới mà chỉ thỏa thuận tổng số tiền. - Nước thải sản xuất: Vì là sản xuất sơn mài nên nước thải ra từ các xưởng, hộ sản xuất chứa hàm lượng sơn và cặn lơ lửng khá lớn, bởi sau mỗi một lần sơn là lại mài, với những chất liệu không bị ảnh hưởng bởi nước người ta thường mài nước, sản phẩm càng lớn càng phải sử dụng nhiều nước, càng phải.

Tại một số cơ sở sản xuất lớn trong làng hiện đã có phòng phun sơn riêng, do điều kiện không cho phép nên chưa xây dựng hệ thống xử lý khí thải cho cơ sở của mình, mặc dù vậy phòng phun sơn đã có thiết kế bể nước để hạn chế bụi sơn phát tán ra môi trường trong quá trình phun.

CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG TẠI LÀNG NGHỀ HẠ THÁI 1. Chất lượng môi trường nước

Môi trường nước mặt tại làng nghề tiếp nhận các nguồn thải chủ yếu từ nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất, lượng nước này đều không qua xử lý mà xả thẳng ra môi trường tiếp nhận làm ô nhiễm các chỉ tiêu nước, như hàm lượng Coliform trong mẫu phân tích vượt QCCP bởi các thành phần hợp chất hữu cơ trong nước thải sinh hoạt quá nhiều, hàm lượng các chỉ tiêu TS, SS do bụi mài từ nước thải sản xuất. Hiện nay hầu hết các hộ dân trong làng nghề đều sử dụng nguồn nước ngầm làm nước sinh hoạt hàng ngày (trong làng chưa có nước máy), mực nước ngầm tại các giếng nước đã giảm đi so với các năm trước đây, trong làng còn có một số hộ gia đình vẫn giữ được giếng đào, nhưng trong những năm gần đây, vào mùa khô khí hậu nắng nóng gay gắt dẫn đến một số giếng đào của làng không còn khả năng cung cấp nước. Các hoạt động sản xuất công nghiệp, chất thải rắn, chất thải nguy hại không được chôn lấp hợp vệ sinh, hay các hoạt động sản xuất nông nghiệp, đặc biệt do quá trình sử dụng các chất hóa học trong nông nghiệp đã và đang là nguyên nhân làm giảm số lượng nhiều loại vi sinh vật có ích, giảm đa dạng sinh học….

Căn cứ vào các tài liệu điều tra đánh giá tác động môi trường hàng năm của UBND xã Duyên Thái cho thấy, tình trạng ô nhiễm, suy thoái tài nguyên đất trong làng nghề sản xuất sơn mài những năm gần đây tại một số nơi đã có dấu hiệu bị ô nhiễm nhẹ, chủ yếu là những vị trí sử dụng đất phục vụ cho mục đích.

Bảng 4.3: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt trên địa bàn làng nghề.
Bảng 4.3: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt trên địa bàn làng nghề.

HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ TẠI XÃ DUYÊN THÁI

Lồng ghép các hoạt động BVMT, các chương trình liên quan đến vấn đề BVMT như: Ngày Môi trường Thế giới, Chiến dịch Làm cho Thế giới sạch hơn, Giờ trái đất… trong việc bình xét công nhận các danh hiệu thi đua hàng năm; hỗ trợ vay vốn đối với các dự án đầu tư phát triển sản xuất phải gắn kết với các chỉ tiêu BVMT. Công tác quản lý nhà nước về môi trường tại làng nghề cũng có những chuyển biến nhưng hiệu quả chưa cao, cụ thể như: UBND xã Duyên Thái đã có những chương trình giao lưu phối hợp hành động BVMT với các tổ chức chính trị - xã hội (Mặt trận Tổ quốc, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh, Liên đoàn lao động, Hội Nông dân,..). Sự tham gia, phối hợp của các ngành, chính quyền địa phương trong việc chủ động huy động nguồn vốn viện trợ, tài trợ quốc tế đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường và xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường còn nhiều hạn chế nên việc đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường chưa đáp ứng được yêu cầu.

Mặc dù đã tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến cơ sở sản xuất, kinh doanh, các tầng lớp nhân dân cộng đồng dân cư, nhưng mức độ nhận thức về bảo vệ môi trường vẫn chưa thật sự tạo ra chuyển biến mới trong hành động về thực hiện tốt trong công tác bảo vệ môi trường của cộng đồng và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.

ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG SƠN MÀI TỚI SỨC KHỎE CON NGƯỜI

Bệnh về hô hấp: Việc hàng ngày, hàng giờ phải tiếp xúc với bụi và hơi dung môi (mùi sơn) đã làm cho người lao động tại đây bị ảnh hưởng nhiều đến đường hô hấp, chủ yếu là ho (chiếm 98,6% số phiếu phát ra); sau đó đến ngạt. Bệnh thần kinh: Đau đầu và mất ngủ, giảm trí nhớ cũng là những bệnh điển hình của ngành sản xuất sơn mài nói chung, hàng ngày người lao động phải tiếp xúc với mùi sơn, hơi dung môi và bụi sơn đã làm cho 100% người dân làm nghề mắc chứng bệnh đau đầu và 55,7% số dân làm nghề mắc chứng bệnh mất ngủ, giảm trí nhớ. Bệnh về mắt chủ yếu là ngứa mắt và cay mắt (chiếm 42,5%) do phải tiếp xúc trực tiếp với nhiều loại sơn một lúc, đối với những người làm công đoạn pha loãng sơn, phun sơn thì sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi hơi dung môi, hơi sơn.

Theo báo cáo thống kê của trạm y tế xã Duyên Thái đa phần trẻ sơ sinh và nhiều người lớn ở đây bị viêm phế quản, nhiều người dân trong làng không muốn gắn bó với nghề và đã phải đi sơ tán nơi khác để tránh độc.

Bảng 4.7. Thống kê tình hình sức khỏe tại làng nghề (N=70)
Bảng 4.7. Thống kê tình hình sức khỏe tại làng nghề (N=70)