Ứng dụng lý thuyết Logistics tối ưu hóa chuỗi cung ứng Bưởi Da Xanh Bến Tre

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

    Mặc dù quan tâm tới đầu ra, nhưng để tiêu thụ được trái bưởi chúng ta không thể chỉ quan tâm tới yếu tố thị trường mà còn rất nhiều yếu tố tác động khác như giống cây trồng, điều kiện chăm sóc, điều kiện tự nhiên, … để trái bưởi được ngon và đồng nhất, sạch và an toàn cho người sử dụng. Với mong muốn ứng dụng logistics giúp nông dân Bến Tre sản xuất và tiêu thụ có hiệu quả Bưởi Da Xanh, góp phần làm giàu cho tỉnh nhà, tác giả đã chọn đề tài: “Ứng dụng lý thuyết logistics nhằm tối ưu hóa quá trình sản xuất và tiêu thụ Bưởi Da Xanh Bến Tre” để làm luận văn tốt nghiệp cao học. - Sản xuất nông phẩm sạch và an toàn cho người sử dụng, an toàn cho người lao động và bảo vệ môi trường, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về chất lượng của thị trường trong nước và quốc tế, từ đó mở rộng thị trường, ngăn ngừa rủi ro về giá do qui luật cung cầu trong sự giới hạn của thị trường tiêu thụ hiện hữu.

    Đối tượng nghiên cứu: trong luận văn tác giả tập trung nghiên cứu các vấn đề lý thuyết cơ bản về Logistics, các vấn đề thực tế của việc trồng và tiêu thụ Bưởi Da Xanh từ người cung cấp giống, nhà vườn, thương lái, người bán, người tiêu dùng, Nhà nước và một số đối tượng khác có liên quan. Qua các số liệu thống kê thu thập được, tác giả sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp dữ liệu theo nhiều hướng ứng với những mục tiêu nghiên cứu cụ thể, so sánh với qui trình và lý thuyết ứng dụng logistics nhằm đánh giá xác thực hiện trạng ở từng khâu và cả qui trình sản xuất - tiêu thụ bưởi hiện nay, tức mổ xẻ các vấn đề theo chiều ngang và chiều dọc của quá trình sản xuất - tiêu thụ và tích hợp toàn bộ chuỗi cung ứng sản phẩm. Về thời gian, các số liệu định lượng phân tích trong đề tài đáng tin cậy đến khoảng năm 2010 và tối đa đến năm 2012, quá thời gian trên tác giả chưa có những thông tin tương đối chính xác về qui hoạch, giống cây, ứng dụng khoa học công nghệ, tăng năng suất, … và đề tài này bắt buộc phải được tiếp tục nghiên cứu cho thời gian đó.

    Đề tài này đặc biệt nghiên cứu riêng cho Bưởi Da Xanh, một loại trái bưởi mà chất lượng rất khác nhau bởi những điều kiện ảnh hưởng, chất lượng không đồng nhất và không an toàn cho người dùng, ảnh hưởng xấu đến tiêu thụ, nhất là cung ứng cho xuất khẩu trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay.

    SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ TRÁI CÂY

    Những vấn đề lý luận cơ bản về Logistics .1 Bàn về khái niệm Logistics

      Dưới góc độ quản trị chuỗi cung ứng, thì: Logistics là quá trình tối ưu hoá về vị trí, lưu trữ và chu chuyển các tài nguyên / yếu tố đầu vào từ điểm xuất phát đầu tiên là nhà cung cấp, qua nhà sản xuất, người bán buôn, bán lẻ, đến tay người tiêu dùng cuối cùng thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế (Logistics and Supply Chain Managerment – 1999 – Ma Shuo). - Là một quá trình: logistics không phải là một hoạt động đơn lẻ mà là một quá trình, là một chuỗi các hoạt động liên tục có liên quan mật thiết với nhau, tác động lẫn nhau được thực hiện một cách có hệ thống, có hoạch định, kiểm soát và hoàn thiện, logistics bao gồm mọi yếu tố tạo nên sản phẩm từ đầu vào cho đến người tiêu thụ cuối cùng, tức gồm cả trong sản xuất và ngoài sản xuất. * 5PL là sự phát triển cao nhất của hoạt động logistics cho đến thời điểm hiện nay (at the top of the pyramid – xem hình 1.3), nhà cung cấp các dịch vụ logistics là các chuyên gia hàng đầu trong việc ứng dụng các công nghệ khoa học tiên tiến nhất, không những xử lí hệ thống thông tin linh hoạt mà họ còn phát ra các thông tin giúp khách hàng một cách hoàn hảo nhất về quản lí nguồn cung ứng lẫn nhu cầu sản phẩm (đầu vào lẫn đầu ra), nâng.

      * 5PL là những tổ chức chuyên thiết kế hệ thống thông tin logistics và tổ chức một hệ thống logistics chuyên nghiệp bao gồm cả việc tìm kiếm, lựa chọn, tích hợp nhiều bên (multy-party) cùng thực hiện trong một dây chuyền cung ứng sản phẩm trong hoạt động thương mại điện tử (The Impact of E-commerce on Logistics – Jacques COLIN – 2001). Trước đây, người ta lầm tưởng rằng có thể giảm chi phí của mình bằng cách tận dụng những lợi ích đạt được từ phía đối tác, ví dụ như nhà sản xuất muốn giảm tồn kho vật tư, sản phẩm của mình sẽ yêu cầu nhà cung cấp chuyển giao vật tư theo tiến độ sản xuất hoặc yêu cầu người bán hàng tồn trữ sản phẩm mà không tính chi phí, nhưng thật ra chi phí tồn kho vật tư sẽ được cộng vào giá bán vật tư và chi phí tồn trữ hàng hoá sẽ làm tăng giá bán ra của sản phẩm. Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp phải tự tìm kiếm nguồn cung cấp nguyên liệu, vật tư, công nghệ, kênh phân phối và thị trường, tức doanh nghiệp phải tự tổ chức thu mua, vận chuyển, dự trữ thiết bị và vật tư cho quá trình sản xuất (logistics đầu vào), tổ chức tồn kho, phân phối và tiêu thụ sản phẩm (logistics đầu ra) cũng như tái sử dụng, xử lí các phế phẩm, chất thải tạo ra từ quá trình sản xuất (logistics ngược).

      Ứng dụng Intrenet và EDI (chuyển giao dữ liệu điện tử) đã cho phép các công ty 3PL cung cấp các dịch vụ giá trị lớn hơn cho khách hàng, dịch vụ cung cấp công cụ tìm kiếm (track and trace) đã xác lập giá trị cho khách hàng trong việc lên kế hoạch hoạt động của họ tốt hơn và giảm vốn lưu động do ảnh hưởng bởi tồn kho và các hoạt động vận chuyển.

      Một số bài học kinh nghiệm trong ứng dụng logistics vào quá trình sản xuất và tiêu thụ trái cây

        - Chi phí gia tăng đáng kể của việc không đáp ứng mong đợi về hiệu quả hoạt động (dự báo thị trường sai hay giao hàng chậm trễ) đã dẫn đến việc áp dụng kỹ thuật quản lí rủi ro cho việc lập kế hoạch chuỗi cung ứng, giám sát thời gian nhằm kiểm soát và can thiệp kịp thời các phát sinh bất thường. Nhưng Thái Lan đã ứng dụng logistics bằng cách “làm đúng ngay từ đầu” tức là bắt đầu áp dụng logistics từ khâu giống cây trồng, họ lập những trang trại, vườn ươm cây giống theo những tiêu chuẩn kỹ thuật, lai tạo giống và thử nghiệm, bên ngoài họ kiểm soát nghiêm ngặt cỏc nguồn cung cấp giống, giống cõy của họ khi trồng cú nguồn gốc rất rừ ràng (nơi cung cấp) và có bảo đảm về chất lượng (*). Mỗi nước hoặc một số nước (hiệp hội, khối các nước) có thể xây dựng tiêu chuẩn GAP cho riêng mình theo tiêu chuẩn quốc tế và các thành viên khác có thể thực hiện vì những lợi ích của mình, hiện nay có USGAP (Mỹ), EUREPGAP (Liên minh Châu Âu), ASEANGAP (Hiệp hội các nước Đông Nam Á), THAIGAP (Thái Lan), ….

        Khâu xử lí sau thu hoạch và bảo quản: mục tiêu sản xuất trái cây là để ăn tươi nên Thái Lan đã rất chú trọng khâu này, họ đã ứng dụng logistics nhằm tối ưu hóa kỹ thuật thu hoạch, xử lí sau thu hoạch, bảo quản và vận chuyển ứng với từng loại nông sản nhằm kéo dài thời gian tươi của trái cây và không bị mất phẩm chất. Vì thế trái cây Thái Lan chỉ hao hụt từ 15% đến 17% khi đến tay người tiêu dùng, quýt Thái Lan sau khi thu hoạch đến 30 ngày lá vẫn còn tươi và vỏ vẫn giòn cứng giống như mới vừa hái, hao hụt thấp dẫn đến giá thành thấp, vì thế trái cây Việt Nam “thua trên sân nhà” là điều khó tránh khỏi. Đài Loan có điều kiện sản xuất gần giống như Đồng bằng Sông Cửu Long hiện nay, mỗi hộ nông dân có từ 0.5 ha đến 1 ha đất, vườn tạp chiếm đa số, trên một mảnh đất nhỏ trồng nhiều loại cây nên chất lượng “không nơi nào giống nơi nào”, việc thu mua, chế biến rất khó khăn, … nông dân khó bán được “hàng” và nhà máy thì khó mua nguyên liệu.

        Trong khi đó, Malaysia và Philippines thì ứng dụng logistics vào từng khâu của quá trình sản xuất – tiêu thụ: hai nước này có chiến lược khá giống nhau: bắt đầu bằng việc qui hoạch vùng trồng cây gắn liền với giải quyết đầu ra bằng cách xây dựng những nhà máy chế biến, công nghiệp hoá quá trình trồng và thu hoạch trái cây, lập các khu thu mua tại vùng trái cây cùng với việc tiêu thụ nhanh trái cây tươi bằng cách giảm những trung gian tiêu thụ trong nước, những nhà phân phối lập những trạm thu mua tại vùng trái cây và vận chuyển đến nơi tiêu thụ, tức họ vừa là thương lái vừa là người bán buôn.