MỤC LỤC
Sinh viên rất bở ngỡ không biết phải hỏi ở đâu những vướng mắc chuyên môn và lựa chọn môn học tự chọn, vì cách tổ chức lớp học tín chỉ không có lớp ổn định truyền thống mà do sinh viên tự đăng ký, vì vậy bộ môn phải phân công trực ít nhất mỗi ngày một buổi tại bộ môn và thông báo lịch tiếp sinh viên từ đầu học kỳ cho sinh viên biết. Giảng viên phải chuẩn bị powerpoint bài giảng theo nội dung đề cương chi tiết bài giảng thống nhất đã được bộ môn tải trên mạng internet, không nhất thiết bài giảng giống nhau miễn rằng có nội dung thống nhất, bởi lẽ mỗi giảng viên còn là một nghệ sĩ tâm hồn thổi vào sinh viên những đam mê học tập, những kinh nghiệm làm chuyên ngành, nên không thể có bài giảng thống nhất. Tùy thuộc vào từng giảng viên mà cách trình bày có thể khác nhau, có giảng viên vào nội dung bài giảng một cách trực tiếp, có giảng viên vào bài giảng một cách gián tiếp thông qua một tình huống nào đó, nói chung đây là nghệ thuật giảng dạy tùy lúc và hoàn cảnh tiếp cận không gian và thời gian giảng.
- Hỗ trợ liên hệ các cơ sở đào tạo: Nhà trường đã liên hệ với Học viện Tài chính, Đại học Kinh tế Quốc dân, Viện Kinh tế Việt Nam, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Đại học Bách khoa … giúp Trường đào tạo các Nghiên cứu sinh thành các Tiến sĩ; Nhà trường mời các giáo sư, phó giáo sư đầu ngành của các học viện, trường đại học trong và ngoài nước trợ giúp trong công tác nghiên cứu phát triển và hợp tác trong các lĩnh vực nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ. Thông thường số lượng học viên các lớp tại chức khá lớn, tần suất giao tiếp giữa giáo viên và học viên ít hơn nhiều so với hệ chính quy (ví dụ: một học phần có 30 tiết, nếu dạy các lớp hệ VLVH thì giáo viên dạy 3 ngày liền là kết thúc, còn các lớp hệ chính quy giáo viên lên lớp 2 tiết/ tuần, kéo dài trong 15 tuần mới kết thúc).
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY HỆ VỪA LÀM VỪA HỌC TẠI TRƯỜNG ĐẠI
Đối tượng những học viên được miễn thi tuyển sinh mặc dù đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng nhưng vẫn tiếp túc đăng ký dự tuyển các hệ đào tạo phi chính quy của trường ĐH KTQD để tiếp tục học tập và nâng cao trình độ, chứng tỏ uy tín trong lĩnh vực đào tạo đại học phi chính quy của trường ĐH KTQD luôn giữ vững và được xã hội thừa nhận. Để làm rừ được xu hướng phỏt triển của hỡnh thức đào tạo đại học phi chính quy tác giả xem xét số liệu tuyển sinh theo các hệ đào tạo đại học phi chính quy từ năm 2011 đến năm 2014 để tìm ra sự dịch chuyển về nhu cầu người học chi tiết tại (biểu 2) kết quả cho thấy: Số thí sinh đăng ký học hệ Đại học dài hạn VLVH truyền thống (thời gian đào tạo 4,5 năm) và hệ Đại học văn bằng 2 (thời gian đào tạo 2,5 năm) đã giảm xuống rất nhiều, thay vào đó nhu cầu của người học tập trung vào các hệ đại học liên thông từ trình độ Trung cấp và Cao đẳng lên trình độ Đại học hình thức VLVH. Như vậy, đối tượng tuyển sinh đại học dài hạn VLVH đã thay đổi và dịch chuyển sang những hệ đào tạo có thời gian toàn khóa ngắn hơn, chủ yếu là những thí sinh đã tốt nghiệp Cao đẳng và trung cấp hiện đã có việc làm ổn định và muốn được tiếp tục học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để phục vụ cho công việc tại cơ quan và có thêm cơ hội học tập ở các bậc học cao hơn.
Kết quả đào tạo VLVH tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân Theo số liệu thống kê giai đoạn 5 năm từ năm 2010 đến năm 2014 cho thấy tỷ lệ sinh viên cuối khoá so với số sinh viên trúng tuyển tương đối thấp, đặc biệt là 2 hệ đào tạo truyền thống là hệ đại học dài hạn vừa làm vừa học và hệ đại học văn bằng 2 chỉ đạt 62% và 66%. Để đánh giá về hiệu quả đào tạo và chất lượng đầu ra đối với sinh viên theo từng hệ đào tạo, tác giả tiến hành xem xét tỷ lệ phân loại tốt nghiệp theo hệ đào tạo, giai đoạn từ năm 2010 đên năm 2014 (Bảng 2) cho thấy: Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp đạt loại giỏi của hình thức đào tạo vừa làm vừa học là rất ít, tỷ lệ sinh viên tôt nghiệp đạt loại khá bình quân chung chỉ đạt 4,21 %, tỷ lệ sinh viên đạt lại trung bình khá đạt tương đối cao là 67,47%.
Qua số liệu từ Bảng 2.8 có thể đánh giá chung nội dung chương trình các ngành đào tạo VLVH đã được quan tâm xây dựng, một số điểm được đánh giá khá tốt (Có điểm trung bình trên 3.5) là chương trình đào tạo được cấu trúc trặt chẽ và cú tớnh hệ thống, chương trỡnh cú đầy đủ đề cương học phần và thuyết minh rừ mục tiêu, Các môn học trong chương trình có tính kế thừa, môn học trước cung cấp đủ kiến thức nền tảng cho môn học sau khối lượng kiến thức trong từng học phần tới sinh viên. Đặc biệt tiêu chí Chương trình đào tạo giúp sinh viên hình thành các kỹ năng thực hành cần thiết trong nghề nghiệp có mức điểm đánh giá khá thấp 2.7 cho thấy chương trình đào tạo còn chưa gắn với thực tiễn, đặc biệt đối với sinh viên VLVH là đối tượng đã có kinh nghiệm thức tiễn. Từng giảng viên đang tích cực tự học bổ sung kiến thức thực hành, soạn bài gắn liền với các tình huống thực tế để đưa vào giảng dạy, thực hiện phương pháp “lấy người học làm trung tâm”, coi trọng thực hành, đào tạo theo yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và nhu cầu người học.
Mặt khác do thời gian đào tạo ngoài giờ hành chính và việc sắp xếp các lớp học phần gặp nhiều khó khăn nên nhà trường phải bố trí học tập theo một tiến trình cố định tương tự như niên chế dẫn đến chương trình đào tạo thiếu linh hoạt, sinh viên không được tự do chọn các học phần tự chọn. - Phương thức giảng dạy chưa được cải tiến: Hiện nay, hoạt động đào tạo trong trường Đại học KTQD đã được áp dụng theo hệ thống tín chỉ, đây là phương thức đào tạo tiên tiến giúp người học chủ động trong việc sắp xếp kế hoạch học tập và lựa chọn các môn học phù hợp với nhu cầu của bản than. - Đặc điểm sinh viên VLVH dẫn đến chất lược chưa được nâng cao: Sinh viên hệ đào tạo VLVH là đối tượng sinh viên đã tham gia công tác, phần nhiều thời gian dành cho công việc, thời gian tổ chức đào tạo là ngoài giờ hành chính, cuối tuần dẫn đến sinh viên khó tập trung để học tập, tích luỹ kiến thức.
Là trường Đại học công lập trong hệ thống Giáo dục quốc dân, trường Đại học KTQD phải hoạt động theo các quy định về thu chi của nhà nước đối với trường Đại học công lập có nhiều hạn chế về quy định thu và chi nên việc khuyến khích người học, người dạy và nâng cao chất lượng giảng dạy còn gặp nhiều khó khan.
Nhiều sinh viên học tập với mục tiêu lấy bằng nên việc tuân thủ kỷ luật học tập của nhà trường, hướng dẫn của giảng viên là chưa cao, không nhiệt tình trong việc tham gia vào tiết giảng. - Hạn chế do quy định về chính sách thu học phí, trả thù lao cho gỉảng viên. Tuy những năm gần đây trường đã từng bước tự chủ nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khan về nguồn lực để nâng cao chất lượng.
Một số giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy hệ vừa làm vừa học.
Để ứng dụng phương pháp giảng dạy mới, nhà trường cần xây dựng một phương án tổ chức đồng bộ, bên cạnh việc khuyến khích giảng viên tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, nhà trường cần có hệ thống đồng bộ để hỗ trợ sinh viên trong quá trình tự học tự nghiên cứu. Đào tạo VLVH luôn luôn bị hạn chế bởi vấn đề tời gian, như đã trình bày nhiều lên ở trên, sinh viên hệ VLVH chỉ bố trí học tập được ngoài giờ làm việc, do vậy nhà trường phải sắp xếp các lớp học vào thời gian ngoài giờ hành chính. Trường Đại học KTQD đã có kinh nghiệm tổ chức đào tạo từ xa nhiều năm và có thể khẳng định hình thức đào tạo từ xa giúp người học tiết kiệm được thời gian lên lớp, người học có thể chủ động thời gian trong điều kiện quỹ thời gian dành cho học tập hạn hẹp, ngoài ra việc học tập không bị phụ thuộc nhiều vào địa điểm.
Để áp dụng một cách triệt để biện pháp thay đổi phương pháp giảng dạy giúp người học tự học, tư nghiên cứu cũng như kết hợp hình thức đào tạo từ xa nhằm nâng cao chất lượng đào tạo hệ VLVH, việc xây dựng các phương tiện hiện đại để hỗ trợ học tập là hết sức cần thiết. Tuy nhiên cũng có một thực trạng là một bộ phận không nhỏ tham gia học tập không phải vì mục tiêu kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ mà vì mục tiêu có được một tấm bằng để có thể được nâng lương, được đề bạt hay để cho “bằng chị, bằng em”.