Thực trạng và nhu cầu của hệ thống xét nghiệm HIV tại Việt Nam

MỤC LỤC

Áp dụng vào thực tiễn công tác khám chữa bệnh

Giúp cho các nhà quản lý có cơ sở xây dựng kế hoạch nâng cao năng lực hệ thống xét nghiệm trên toàn quốc.

Đánh giá thực hiện đề tài đối chiếu với đề cương nghiên cứu đã được phê duyệt

Các ý kiến đề xuất

Một số khái niệm và các loại xét nghiệm chẩn đoán HIV

Theo khuyến cáo của WHO, thử nghiệm nhanh nên được sử dụng tại các phòng xét nghiệm tuyến dưới, xa trung tâm nơi cơ sở vật chất còn hạn chế vì thao tác đơn giản, nhanh, không đòi hỏi nhiều trang thiết bị hiện đại, và kỹ thuật viên không cần nhiều kinh nghiệm, đào tạo nhanh và đặc biệt trong các trường hợp khẩn cấp, trang thiết bị còn hạn chế, thời gian không cho phép như trong truyền máu khẩn cấp mà không có sẵn máu đã được sàng lọc trước, người mẹ mang thai có nguy cơ nhiễm HIV đang chuyển dạ cần xét nghiệm sớm để điều trị dự phòng. Các xét nghiệm khẳng định như thử nghiệm Westernblot, thử nghiệm kháng thể huỳnh quang gián tiếp (Immuno Fluorescence Assay IFA), hoặc thử nghiệm miễn dịch kết tủa phóng xạ ( Radio Immuno Precipiation Assay RICA) và gần đây là thử nghiệm miễn dịch dải băng (Line Immuno Assay LIAs) có độ đặc hiệu rất cao cho phép xác định các trường hợp dương tính với xét nghiệm sàng lọc có thực sự là có kháng thể đặc hiệu với virút HIV không.

Đặc điểm của xét nghiệm

- Âm tính giả và dương tính giả của một phương thức chẩn đoán thay đổi tùy theo tỉ lệ hiện mắc cao hay thấp trong một quần thể. - Tổ chức y tế thế giới khuyến cáo tiêu chuẩn tối thiểu của một thử nghiệm chẩn đoán HIV là độ nhạy 99% độ đặc hiệu 95%.

Các phương cách xét nghiệm tại Việt Nam

    Phương cách III (áp dụng cho chẩn đoán các trường hợp nhiễm HIV) : Mẫu huyết thanh được coi là dương tính với phương cách III khi mẫu đó dương tính cả 3 lần xét nghiệm bằng 3 loại sinh phẩm với nguyên lý và chuẩn bị kháng nguyên khác nhau. - Cán bộ phòng xét nghiệm phải qua các lớp tập huấn về xét nghiệm HIV tại các Viện: Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Viện Pasteur Hồ Chí Minh, Viện Pasteur Nha trang, Viện VSDT Tây nguyên và các Viện Trung ương khác được Ban AIDS chỉ định, phải có chứng chỉ đào tạo do các Viện đào tạo, tập huấn cấp.

    Thời gian

    Phương pháp nghiên cứu 1. Thiết kế nghiên cứu

    Tổng số đơn vị xét nghiệm theo báo cáo là 1089 trong đó có 1021 phòng xét nghiệm sàng lọc và 68 phòng xét nghiệm được phép khẳng định HIV. Với cỡ mẫu như vậy cũng đã có thể góp phần cho thấy được một bức tranh khái quát về thực trạng hệ thống xét nghiệm trên toàn quốc.

    Xử lý số liệu

    Bên cạnh đó, thực trạng về số lượng cơ sở xét nghiệm cũng được tổng hợp dựa trên báo cáo của 63 tỉnh, thành phố. Phương pháp thu thập thông tin gián tiếp, đối tượng nghiên cứu tự trả lời các thông tin trong bảng hỏi và gửi lại kết quả.

    Sơ lược về cơ cấu tổ chức hệ thống xét nghiệm HIV ở nước ta hiện nay: Đưa vào phần bàn luận

    Các phòng xét nghiệm khẳng định có vai trò thực hiện công tác xét nghiệm phục vụ cho tư vấn xét nghiệm tự nguyện HIV; thực hiện xét nghiệm sàng lọc và khẳng định cỏc trường hợp HIV dương tớnh; xột nghiệm theo dừi điều trị AIDS, xột nghiệm trong các trương trình giám sát HIV và nghiên cứu khoa học; đồng thời có trách nhiệm hỗ trợ kỹ thuật cho các phòng xét nghiếm sàng lọc theo tuyến. Phòng xét nghiệm tham chiếu có chức năng thực hiện xét nghiệm sàng lọc và xét nghiệm khẳng định các trường hợp nghi ngờ HIV dương tính kể cả chẩn đoán HIV cho trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV; thực hiện các xét nghiệm và nghiên cứu sinh học phân tử về HIV/AIDS; Tiến hành nghiên cứu theo đợt điều trị bệnh nhân AIDS (xét nghiệm kháng thuốc HIV, đếm tế bào CD4, tải lượng virus, sinh hóa..); cung cấp chương trình Quốc gia đánh giá chất lượng xét nghiệm từ bên ngoài về huyết thanh học, tải lượng vi rút, CD4, sinh hóa; đánh giá sinh phẩm xét nghiệm HIV; soạn thảo các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật chuẩn cho hệ thống xét nghiệm HIV tại Việt Nam; hỗ trợ kỹ thuật và tổ chức tập huấn về kỹ thuật xét nghiệm HIV, đảm bảo chất lượng xét nghiệm HIV cho hệ thống xét nghiệm HIV tại Việt Nam.

    Hình 1: Sơ đồ tổ chức hệ thống xét nghiệm phát hiện HIV ở Việt Nam
    Hình 1: Sơ đồ tổ chức hệ thống xét nghiệm phát hiện HIV ở Việt Nam

    Số lượng và độ bao phủ của các phòng xét nghiệm HIV ở Việt Nam (Kết luận bắt đầu từ đây)

    Tuy vậy, vẫn còn 12 tỉnh chưa có phòng xét nghiệm được phép khẳng định HIV dương tính mà phải chuyển gửi mẫu xét nghiệm đến các phòng xét nghiệm khu vực xin kết quả xét nghiệm khẳng định bao gồm các tỉnh là: Hà Giang, Bắc Cạn, Tuyên Quang, Hòa Bình, Hưng Yên, Ninh Thuận, Kontum, Gia lai, Dak nông, Bình phước, Hậu giang, Sóc Trăng. Một số tỉnh cho đến thời điểm hiện nay có số lượng phòng xét nghiệm HIV trên địa bàn rất hạn chế (dưới 5 phòng xét nghiệm) bao gồm: Tuyên Quang, Lai Châu, Lạng Sơn, Quảng Bình, Huế, Ninh Thuận, Dak nông, Tiền Giang, Bạc Liêu.

    Bảng 2: Phân bổ các phòng xét nghiệm theo loại phòng và đơn vị thưc hiện
    Bảng 2: Phân bổ các phòng xét nghiệm theo loại phòng và đơn vị thưc hiện

    Thực trạng và nhu cầu nhân lực hệ thống xét nghiệm HIV ở Việt Nam 1 Thực trạng nhân lực hiện tại

    Nhìn chung, nhân lực làm công tác xét nghiệm hiện nay có độ tuổi tương đối trẻ với tuổi trung bình là 36 tuổi và ở hầu hết các đơn vị xét nghiệm, tuổi trung bình của cán bộ đều giao động trong khoảng 36, 37 tuổi, riêng các phòng XNKĐ thuộc các TTYTDP tỉnh có tuổi trung bình của cán bộ cao nhất (41 tuổi) và các phòng XNSL thuộc các đơn vị cấp tỉnh khác và các đơn vị tư nhân có tuổi trung bình trẻ nhất (34 tuổi). Kết quả thảo luận với một số đơn vị nòng cốt trong việc thực hiện các hoạt động đào tạo cho cán bộ xét nghiệm tại một số tỉnh (TTAIDS Đà nẵng, Viện Pasteur HCM…) cho thấy hoạt động đào tạo/đào tạo lại hiện nay tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực như tư vấn xét nghiệm, dịch tễ, quản lý chất lượng, mảng thông tin đào tạo về xét nghiệm còn thiếu rất nhiều.

    Bảng 5: Trung bình tuổi của cán bộ làm công tác xét nghiệm theo loại phòng xét nghiệm và  đơn vị thực hiện
    Bảng 5: Trung bình tuổi của cán bộ làm công tác xét nghiệm theo loại phòng xét nghiệm và đơn vị thực hiện

    Thực trạng trang thiết bị xét nghiệm HIV/AIDS

    Tuy vậy, kết quả phân tích theo từng đơn vị cho thấy, chỉ có các phòng xét nghiệm cấp Trung ương và các Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tỉnh/thành phố đảm bảo tiêu chuẩn này, diện tích trung bình của các phòng xét nghiệm khẳng định thuộc Trung tâm y tế Dự phòng và các bệnh viện đa khoa/chuyên khoa tuyến Tỉnh chỉ đạt khoảng 15 m2, đồng nghĩa với việc chỉ có thể đảm bảo yêu cầu đối với phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp I. Kết quả khảo sát thực trạng cơ sở vật chất của các phòng Xét nghiệm sàng lọc dựa theo 9 tiêu chuẩn về diện tích, cửa ra vào/cửa sổ, tường/bàn xét nghiệm, bồn rửa, điện nước, sàn nhà, hệ thống thoát nước& xử lý nước thải, xử lý chất thải rắn, phòng chống cháy nổ cho thấy: điều kiện cơ sở vật chất của các phòng xét nghiệm sàng lọc hiện nay vẫn còn nhiều khó khăn, đặc biệt là ở các tuyến Quận/huyện và tuyến Tỉnh. Ở hầu hết các đơn vị xét ngiệm hiện nay, kết quả sàng lọc nếu là âm tính sẽ được đơn vị thông báo với người làm xét nghiệm ngay khi có kết quả, nếu kết quả sàng lọc là dương tính thì mẫu xét nghiệm sẽ được chuyển gửi lên Phòng xét nghiệm được phép khẳng định các trường hợp HIV dương tính thuộc khu vực và theo thông tư số 01/2010/TT-BYT của BYT quy định về trách nhiệm và trình tự thông báo kết quả xét ngiệm HIV dương tính thì các đơn vị nơi người bệnh được lấy mẫu sẽ phải có trách nhiệm thông báo kết quả xét nghiệm cho người bệnh chậm nhất là 72 giờ sau khi có kết quả xét ngiệm.

    Bảng 8: Trang thiết bị thiết yếu sử dụng cho xét nghiệm khẳng định HIV ở các phòng xét nghiệm khẳng định trên cả nước.
    Bảng 8: Trang thiết bị thiết yếu sử dụng cho xét nghiệm khẳng định HIV ở các phòng xét nghiệm khẳng định trên cả nước.

    Thực trạng số lượng và hoạt động của các phòng xét nghiệm HIV trên cả nước

    Thực trạng nhân lực, trang thiết bị kỹ thuật và cơ sở vật chất của hệ thống phòng xét nghiệm HIV hiện nay và nhu cầu đào tạo, nhu cầu bổ sung về nguồn

    Đối với các phòng xét nghiệm khẳng định, mặc dù đã có Tiêu chuẩn Phòng xét nghiệm được phép khẳng định HIV dương tính nhưng mới chỉ có 3 trên tổng số 68 phòng XNKĐ qua khảo sát có đầy đủ 100% loại trang thiết bị theo đúng danh mục và vẫn còn tới 40% các đơn vị xét nghiệm khẳng định chỉ đáp ứng từ 35%-70% trang thiết bị trong danh mục tiêu chuẩn. Tuy vậy, tỷ lệ đơn vị thực hiện bảo trì, kiểm chuẩn trang thiết bị rất thấp, đặc biệt là ở các đơn vị xét nghiệm sàng lọc tuyến Tỉnh, Quận/huyện và Tư nhân.

    Việc thực hiện các hoạt động quản lý chất lượng

    Điều này cho thấy cần tăng cường công tác kiểm tra, thẩm định lại các phòng xét nghiệm đã được phép khẳng định nhằm đảm bảo chất lượng xét nghiệm. Tuy vậy điều kiện cơ sở vật chất của các phòng xét nghiệm sàng lọc vẫn còn nhiều khó khăn, đặc biệt là ở các tuyến Quận/huyện và tuyến Tỉnh.

    Thực trạng và nhu cầu sinh phẩm sử dụng cho công tác xét nghiệm HIV

    Có nhiều loại sinh phẩm khác nhau đang được sử dụng cho các xét ngiệm chẩn đoán HIV,có khoảng 36 loại sinh phẩm khác nhau đang được sử dụng cho các xét nghiệm sàng lọc HIV hiện nay. Tổng nhu cầu sử dụng sinh phẩm tại các phòng xét nghiệm đều tăng cao vì vậy các cơ quan quản lý cần tăng cường rà kiểm tra, hướng dẫn các phòng xét nghiệm chẩn đoán, sang lọc và khẳng định HIV.