MỤC LỤC
Cạnh tranh là lực lượng điều tiết sản xuất và tiêu dùng, đem lại nhiều lợi ích cho khách hàng bởi vì trong quá trình cạnh tranh để giành ưu thế trên thị trường các doanh nghiệp đã không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá bán, hoàn thiện chất lượng dịch vụ sau bán hàng, khi đó người tiêu dùng có quyền lựa chọn cho mình sản phẩm tốt nhất, phù hợp nhất với chi phí hợp lý nhất. Trong quá trình ấy, các doanh nghiệp chỉ quan tâm trước hết đến lợi ích của bản thân mình mà không chú ý đến việc giải quyết các vấn đề xã hội từ đó làm xuất hiện những mâu thuẫn hết sức gay gắt giữa các doanh nghiệp và Nhà nước, sẽ có kéo theo các vấn đề xã hội như nạn thất nghiệp, tiền công rẻ, môi trường sinh thái bị huỷ hoại.
Muốn tồn tại và phát triển được thì doanh nghiệp cần phát huy hết những ưu thế của mình, tạo những điểm khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh, có như thế thì hàng hoá của doanh nghiệp mới tiêu thụ được từ đó doanh nghiệp mới cói khả năng cạnh tranh, các doanh nghiệp cũng không ngừng đổi mới công nghệ, trang thiết bị. Vì chỉ có cạnh tranh mới có thể đưa doanh nghiệp đến sự phát triển, chỉ có cạnh tranh thì doanh nghiệp mới bằng mội cách tìm ra phương cách, biện pháp tối ưu để sáng tạo, tạo ra những sản phẩm đạt chất lượng cao hơn đối thủ cạnh tranh, cung cấp những dịch vụ tốt hơn đối thủ cạnh tranh, thoả mãn nhu cầu ngày một tăng của khách hàng.
Nếu chi phí Marketing trong tổng chi phí quá cao nhưng tổng doanh thu tạo ra lại thấp thì hiệu quả hoạt động Marketing chưa cao, doanh nghiệp cần xem xét lại cơ cấu chi tiêu nâng cao hiệu quả tiêu thụ. Vì vậy, có thể nói rằng chất lượng sản phẩm, hình thức mẫu mã, giá cả, tổ chức mạng lưới tiêu thụ, các dịch vụ trước, trong và sau khi bán hàng mới chính là các yếu tố trực tiếp tạo nên khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Các nhân tố về văn hoá - xã hội ảnh hưởng một cách chậm chạp, song cũng rất sâu sắc đến môi trường kinh doanh, sự xung đột về văn hoá xã hội, lợi ích trong quá trình mở cửa và hội nhập đã đặt yếu tố này ở vị trí quan trọng trong các yếu tố chung của môi trường kinh doanh hiện nay. Một doanh nghiệp có máy móc thiết bị hiện đại, công nghệ sản xuất tiên tiến thì doanh nghiệp đó có thể nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm bớt đi chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công làm cho doanh nghiệp có lợi thế trong việc sử dụng giá cả làm công cụ cạnh tranh trên thị trường.
Một công ty có thể tạo đặc điểm phân biệt về 4 yếu tố cơ bản là: sản phẩm.
Hàng hoá được định giá ở mức cao sẽ giúp cho doanh nghiệp thu được nhiều lợi nhuận và chỉ số an toàn ở những con số cao hơn nhưng việc đánh giá cao cho hàng hoá không thể tuỳ tiện chạy theo lợi nhận mà phải phân tích thật kỹ lưỡng và chuẩn xác các giá trị của hàng hoá và nhu cầu tối thiểu của người tiêu dùng. Đây là phương thức "giải đều sản phẩm" ra thị trường một cách đồng loạt, cách này doanh nghiệp sẽ gặt hái được nhiều thành công và giải quyết được những vấn đề như rút ngắn thời gian thu tiền vốn, chiếm chỗ sản phẩm cạnh tranh, giảm bớt các khoản chi phí: nhà kho, tiền quảng cáo, bảo quản, cải thiện mối quan hệ với các dịch vụ, tăng lợi nhuận.
+ Sản phẩm không có sự cạnh tranh (nghĩa là có sự bảo đmả độc quyền về mặt hàng đó). + Nhu cầu thị trường và thị hiếu của người tiêu dùng về sản phẩm đó tương đối ổn định và thường xuyên.+Giá trị hàng hoá đảm bảo những chỉ số an toàn, khả quan nếu xét về lợi nhuận.
Giai đoạn từ 1960-1987, nhà máy tồn tại trong cơ chế quan liêu bao cấp, nhịp độ sản xuất của nhà máy luôn tăng trưởng, số lao động tăng không ngừng, song nhìn chung sản phẩm đơn điệu, chủng loại nghèo nàn, ít được cải tiến vì không có đối thủ cạnh tranh, bộ máy gián tiếp cồng kềnh, hoạt động kém hiệu quả, thu nhập của người lao động thấp, đời sống gặp nhiều khó khăn. Ngoài việc chú trọng đến sản xuất kinh doanh công ty cũng rất quan tâm đến đời sống của công nhân viên chức thể hiện là thu nhập bình quân của người lao động đều có sự tăng lên qua các năm (năm 2001 là 1350 ngđ/ng), con số này phần nào khuyến khích lòng nhiệt tình trong lao động của công nhân viên chức, nó cũng phản ánh doanh thu của công ty ngày một tăng lên.
Trong thời gian tới, công ty cần đi sâu vào việc cải thiện chất lượng hơn nữa nếu không có thể đến một lúc nào đó công ty sẽ bị các đối thủ cạnh tranh lán át, đặc biệt là các sản phẩm ngoại nhập khi mà chúng ta đang trong lộ trình cắt giảm thuế nhập khẩu với một số loại hàng hoá, hơn nữa tình hình chung của nền kinh tế nước ta được đánh giá là có sức cạnh tranh thấp. Phòng kỹ thuật của công ty phối hợp với lãnh đạo các xí nghiệp kiểm tra chặt chẽ việc sử dụng nguyên vật liệu tại từng phân xưởng để kịp thời phát hiện và sử lý các nguyên nhân gây lãng phí nguyên vật liệu, cụ thể là: phạt bằng vật chất 20 % giá trị nguyên vật liệu lãng phí, đồng thời công ty cũng có chính sách khen thưởng kịp thời đối với các cá nhân, bộ phận sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu.
Trải qua hơn 40 năm tồn tại và phát triển, công ty đã cá một quy mô sản xuất khá lớn với 4 xí nghiệp chính là xí nghiệp cao su số 1, số 2, số 3 và số 4 đặt tại Hà Nội, ngoài ra còn có chi nhánh cao su Thái Bình tại tỉnh Thái Bình, nhà máy Pin – cao su Xuân Hoà đặt tại Vĩnh Phúc, nhà máy cao su Nghệ An và thêm vào đó là các xí nghiệp phụ trợ khác có chức năng đảm bảo các điều kiện sản xuất cho các đơn vị sản xuất chính. Công nghệ sản xuất lạc hậu, thiếu vốn cho sản xuất kinh doanh Máy móc thiết bị của công ty bao gồm nhiều thế hệ khác nhau và do nhiều nước sản xuất ( Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan..) nên thiếu tính đồng bộ, công suất huy động của máy móc thiết bị còn thấp, chi phí bảo dưỡng cao, nhiều loại máy móc có từ ngày thành lập công ty đến nay đã hết khấu hao nhưng vẫn được sử dụng do đó làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, chi phí sản xuất cao ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của công ty.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAOKHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CAO SU SAO VÀNG TRONG GIAI
Đẩy mạnh áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9002, nâng cao chất lượng công tác quản lý, công tác tổ chức sản xuất để góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng tính năng động nhạy bén trong kinh doanh. Phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, đa dạng hóc sản phẩm tạo lợi thế cạnh tranh, đặc biệt là vấn đề nghiên cứu sản xuất màng lưu hoá các quy cách của lốp ôtô để thay thế cho nhập khẩu, nghiên cứu vật liệu thay thế nhập ngoại, trang bị tin học hiện đại vào phục vụ kinh doanh.
Công tác tổ chức quản lý là một trong những nhân tố quan trọng góp phần vào sự thành công của một doanh nghiệp, khi một tổ chức có được một mô hình quản lý phù hợp thì mọi hoạt động trong tổ chức sẽ ăn khớp với nhau tạo ra một sự thống nhất trong tổ chức đó là một điều thuận lợi giúp cho một tổ chức đạt được mục tiêu của mình và có được những phương án tốt để đối phó với những thay đổi của môi trường bên ngoài từ đó tìm ra phương hướng phát triển thích hợp cho tổ chức. Qua tình hình thực tế trang thiết bị trong các doanh nghiệp nước ta và công ty Cao Su Sao Vàng có trang thiết bị lạc hậu, thiếu đồng bộ, bởi vậy phương hướng vận dụng những thành tựu khoa học và công nghệ đã đạt được của thế giới, về thực chất chính là quá trình đổi mới công nghệ nhằm nâng chuyển hoá toàn bộ nền công nghiệp nức ta từ trang bị công nghiệp lạc hậu với năng suất lao động thấp hiệu quả không cao sang trạng thái có năng suất, hiệu quả và chất lượng cao tren cả cơ sở công nghệ sản xuất tiên tiến.
Những phương hướng để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay.
Thực trạng sử dụng các công cụ hỗ trợ tiêu thụ để tăng khả năng cạnh tranh. Đánh giá khái quát khả năng cạnh tranh của công ty Cao Su Sao Vàng trên thị trường.
Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty Cao Su Sao Vàng trong giai đoạn hiện nay