MỤC LỤC
Đơn vị tiền tệ sử dụng là Việt Nam đồng; Báo cáo tài chính được lập và trình bày phù hợp với các Chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam; Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho theo giá gốc; Phương pháp tính hàng tồn kho theo nhập trước xuất trước; Phương pháp hoạch toán hàng tồn kho theo phương phấp kê khai thường xuyên; Nguyên tắc ghi nhận tài sản theo nguyên giá; Phương pháp khấu hao tài sản cố định theo phương phấp khấu hao theo số dư giảm dần;..; Toàn bộ công tác kê toán từ việc ghi chi tiết đến tổng hợp. - Kế toán trưởng: + Có chức năng quản lý các hoạt động của phòng kế toán cũng như phân xưởng, tham mưu tình hình tài chính, các hoạt động sản xuất kinh doanh. Chịu trách nhiệm trực tiếp về các báo cáo tài chính trước Giám đốc và các ngành liên quan (kiểm toán, ngân hàng, tài chính, kho bạc, cục thuế, sở chủ quan).
+ Có nhiệm vụ hàng ngày tổng hợp các nghiệp vụ phát sinh tiền mặt, tiền ngân hàng, kê khai thuế đầu ra và đầu vào và báo cáo thuế GTGT phải nộp trong tháng. Hàng ngày thủ kho căn cứ vào hoá đơn nhập xuất kho vào thẻ kho để nắm đựợc số vật tư nguyên liệu, công cụ dụng cụ có tại kho mình quản lý. Toàn bộ tài sản của công ty được quản lý tập trung và phân cấp quản lý đến các phân xưởng, phòng ban và các bộ phận sử dụng.
Cách phân loại trên là tương đối phù hợp với quy định hiện nay giúp cho doanh nghiệp hiện nay trong việc quản lý tài sản. Để tiến hành hạch toán tính toán khấu hao TSCĐ và phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ cần thiết phải tiến hành đánh giá TSCĐ ở công ty cấp nước Phú Thọ, TSCĐ được đánh giá theo nguyên giá và giá trị còn lại.
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TSCĐ HỮU H ÌNH TẠI CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN. Hệ thống sổ của công ty được thực hiện theo hình thức “Nhật ký - chứng từ”. Khi có TSCĐ tăng thêm, doanh nghiệp phải thành lập ban nghiệm thu TSCĐ, ban này có nhiệm vụ nghiệm thu và cùng với đại diện đơn vị giao TSCĐ lập biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản này lập cho từng đối tượng TSCĐ hoặc nhiều TSCĐ cùng loại, cùng giao nhận một lúc sau đó phòng kế toán công ty sao cho mỗi đối tượng một bản lưu vào hồ sơ riêng, hồ sơ này gồm biên bản giao nhận TSCĐ, hoá GTGT của đơn vị bán cho công ty, phiếu nhập kho TSCĐ của công ty.
Nhân viên kế toán ở từng đơn vị sử dụng cũng quản lý TSCĐ ở đơn vị mỡnh do kế toỏn cụng ty lập để theo dừi việc tăng, giảm TSCĐ vỡ thế mẫu sổ và phương pháp ghi chép giống như thẻ TSCĐ ở phòng kế toán công ty. Nhân viên kế toán ở từng đơn vị hàng quý lập báo cáo về tình hình sử dụng của những máy móc thiết bị gửi lên phòng kế toán công ty, công ty căn cứ vào đó để phân bổ khấu hao một cách hợp lý.
Thông thường các nghiệp vụ sửa chữa lớn TSCĐ phát sinh không nhiều do vậy với sổ chi tiết theo mẫu “Sổ các TSCĐ đã tiến hành sửa chữa lớn”. Đối với cách ghi này việc sửa chữa hoàn thành bộ phận TSCĐ và phòng kỹ thuật, phòng kế toán tiến hành lập biên bản bàn giao, đối chiếu với những TSCĐ do bộ phận sản xuất phụ hoặc do bộ phận nhận thầu bên ngoài sửa chữa biên bản được lập để làm cơ sở là chứng từ gốc cho bộ phận kế toán tiến hành thanh quyết toán khối lượng sửa chữa TSCĐ đồng thời là cơ sở để theo dừi một cỏch đầy đủ, chớnh xỏc tỡnh hỡnh quản lý và sử dụng TSCĐ đó. Qua đó ta thấy rằng hệ số sinh lời trên một đồng nguyên giá bình quân năm 2007 là cao hơn năm 2006 đó là một biểu hiện tốt cho sự sinh lời tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước.
TSCĐ tại công ty chưa được đầu tư, mua sắm cho phục vụ sản xuất kinh doanh. Tỷ trọng của giá trị TSCĐ dùng cho sản xuất tương đối lớn trong tổng giá trị TSCĐ hiện có của công ty trong đó phần lớn lại là những tài sản đã cũ, lạc hậu, đã khấu hao hết đang chờ xử lý. Tại thời điểm này công ty cần phải kiểm kê lại TSCĐ không sử dụng được và TSCĐ chờ thanh lý là bao nhiêu?.
Qua bảng kết cấu TSCĐ tại phần II công ty không xác định nhóm TSCĐ chờ xử lý trong tình hình thực tế của công ty số lượng các TSCĐ đã có thời gian phục vụ trên 10 năm vẫn còn và một bộ phận không còn khả năng phục vụ, do vậy để có kế hoạch bảo toàn vốn cố định và quản lý sử dụng các TSCĐ có hiệu quả, công ty cần phân loại các TSCĐ không còn giá trị đối với quá trình sản xuất dựa vào các TSCĐ chờ thanh lý. Nếu xuất hiện nhóm TSCĐ chờ thanh lý trong bảng kết cấu các TSCĐ của công ty sẽ cho thấy rừ hơn năng lực sản xuất của cụng ty từ đú cụng ty sẽ xõy dựng được kế hoạch thanh lý, nhượng bán TSCĐ thu hồi vốn đầu tư. Để phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của công ty thì việc đổi mới TSCĐ là điều kiện cần thiết, xong đầu tư đổi mới như thế nào là một đòi hỏi đơn vị phải đứng trên quan điểm đánh giá chính xác các TSCĐ không cần dùng và những loại tài sản cần đổi mới để tăng năng lực sản xuất công ty phải đầu tư máy móc thiết bị động lực chuyên dùng.
Do đặc điểm sản xuất kinh doanh diễn ra thường xuyên, liên tục nên các TSCĐ bị hao mòn hữu hình rất lớn, cộng với sự biến động của giá cả thị trường ở từng thời điểm trong một cơ chế thị trường sôi động như hiện nay làm cho giá trị TSCĐ bị thay đổi do đó cần phải đánh giá lại giá trị TSCĐ sẽ làm công tác quản lý và hạch toán TSCĐ một cách chính xác. TSCĐ đưa vào sử dụng phải phõn cấp rừ quyền hạn, trỏch nhiệm cho cỏc bộ phận, phòng ban trong việc bảo quản đảm bảo an toàn cho TSCĐ, tránh mất mát, hư hỏng. Công ty cũng nên có giải pháp như thưởng cho những trường hợp bảo quản, sử dụng tốt TSCĐ, thưởng cho những phát minh sáng kiến cho việc huy động công suất của TSCĐ.
Phạt trong những trường hợp bảo quản và vận hành tài sản không đúng quy định, kỹ thuật.
Thời gian thực tập tại công ty đã giúp em nhiều trong việc củng cố kiến thức giữa lý thuyết và thực tế, qua đó nó thể hiện công tác kế toán không chỉ có trình độ vững về lý thuyết và công việc thực tế là vô cùng quan trọng. Để có được những nhận thức và hiểu biết là nhờ sự dạy dỗ và tận tình hướng dẫn chỉ bảo của Cô giáo Nguyễn Minh Phương cùng toàn tể cán bộ nhân viên phòng kế toán công ty. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của các Cô giáo Nguyễn Minh Phương cùng toàn thể ban lãnh đạo công ty, cán bộ nhân viên phòng kế toán công ty TNHH Nhà nước một thành viên cấp nước Phú Thọ đã giúp em hoàn thành thực tập tốt nghiệp này.