Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dệt may Hàn Quốc trong hội nhập WTO tại khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam

MỤC LỤC

Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

Chẳng hạn, để đánh giá việc thực hiện thể chế, chính sách đối với các doanh nghiệp ở Việt Nam, Quỹ Châu Á và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tiến hành nghiên cứu đánh giá môi trường kinh doanh với 9 chỉ tiêu thành phần: về đăng ký kinh doanh, chính sách đất đai, tình hình thanh tra – kiểm tra, chính sách phát triển, tính minh bạch, chi phí giao dịch, năng động của chính quyền. Hoạt động sản xuất kinh doanh với mỗi doanh nghiệp sẽ liên quan tới một chuỗi các ngành khác và dịch vụ hỗ trợ kinh doanh như: những ngành cung cấp nguyên liệu đầu vào, dịch vụ vận tải, cung cấp điện, cung cấp nước… Nếu sử dụng các dịch vụ với chi phí thấp, chất lượng phục vụ tốt sẽ tạo ra lợi thế cho doanh nghiệp tăng năng lực cạnh tranh, bởi vì mỗi lĩnh vực hoạt động sẽ có cơ hội để thực hiện mức độ chuyên môn hóa cao hơn làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Các mô hình và phương pháp để đánh giá năng lực cạnh tranh doanh nghiệp

Mô hình “Kim cương” của M. Porter

Khi thế giới cạnh tranh mang tính chất toàn cầu hoá thì nền tảng cạnh tranh sẽ chuyển dịch từ các lợi thế tuyệt đối hay lợi thế so sánh mà tự nhiên ban cho sang những lợi thế cạnh tranh quốc gia được tạo ra và duy trì vị thế cạnh tranh lâu dài của các doanh nghiệp trên thương trường quốc tế. Sự sẵn có cả về số lượng và chất lượng các nguồn lực cần thiết cho việc phát triển một ngành có khả năng cạnh tranh; thông tin thông suốt về những cơ hội kinh doanh mà các doanh nghiệp có thể tiếp cận; chiến lược của các doanh nghiệp trong khai thác và sử dụng các yếu tố nguồn lực; quan điểm, triết lý kinh doanh của chủ sở hữu, quản trị viên, các nhân viên trong doanh nghiệp,… đều có thể “cộng hưởng” thúc đẩy các doanh nghiệp trong một ngành phải hoạt động hiệu quả hơn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đổi mới nhanh hơn và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.

Ma trận SWOT

Vai trò của Nhà nước là thông qua các chính sách vĩ mô tác động vào cả bốn “mặt” của “viên kim cương” sao cho chúng cùng phát triển tương xứng, đồng bộ và hỗ trợ lẫn nhau tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước nâng cao năng lực cạnh tranh trên thương trường quốc tế. Trái lại, khi doanh nghiệp không thể có được sự chính xác trong đánh giá thị trường bằng mô hình này, doanh nghiệp sẽ không có những phản ứng kịp thời trước những biến động từ bên ngoài và không phát huy hết các nguồn lực sản xuất bên trong, từ đó dễ dẫn đến những sai lầm to lớn cho doanh nghiệp.

Hình 1.2: Mô hình ma trận SWOT
Hình 1.2: Mô hình ma trận SWOT

Những cơ hội và thách thức của doanh nghiệp khi Việt Nam gia nhập WTO

Những thách thức

Thành tựu to lớn sau 20 năm đổi mới, quá trình chuyển biến tích cực trong cạnh tranh và hội nhập kinh tế những năm vừa qua, cùng với kinh nghiệm và kết quả của nhiều nước gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới trước Việt Nam, cho Việt Nam niềm tin vững chắc rằng: Việt Nam hoàn toàn có thể tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức. Có thể có một số doanh nghiệp khó khăn, thậm chí lâm vào cảnh phá sản nhưng phần lớn các doanh nghiệp sẽ trụ vững và vươn lên, nhiều doanh nghiệp mới sẽ tham gia thị trường và toàn bộ nền kinh tế sẽ phát triển theo mục tiêu và định hướng của Việt Nam.

Tác động của WTO đối với doanh nghiệp Việt Nam

Ba là: Hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra những vấn đề mới trong việc bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hóa và truyền thống tốt đẹp của dân tộc, chống lại lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền. Ngoài ra, nếu tỷ trọng doanh nghiệp quốc doanh trong một ngành nào đó quá lớn thì ngành đó có thể cần thời gian chuyển đổi dài hơn ngành khác; bởi doanh nghiệp quốc doanh thường phải xử lý nhiều vấn đề hơn doanh nghiệp tư nhân khi chuyển đổi, trong đó có cả vấn đề xã hội.

THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP DỆT MAY HÀN QUỐC Ở KHU VỰC KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM

Giới thiệu vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Tình trạng di dân tự phát vào các đô thị đã tạo nên sự quá tải về giao thông, nhà ở, tiện nghi sinh hoạt cùng với việc xuống cấp của cơ sở hạ tầng tạo nên tình trạng ô nhiễm môi trường trầm trọng. - Ô nhiễm công nghiệp đã xuất hiện trên nhiều khu vực và ngày càng nghiêm trọng như: các cơ sở trung tâm công nghiệp ở nội thành, các cụm và cơ sở công nghiệp ven nội thành Tp.HCM, KCN Biên Hòa, thậm chí ở một số cơ sở công nghiệp mới xây dựng như VEDAN ở Long Thành- Đồng Nai.

Giới thiệu sơ lược về các doanh nghiệp dệt may Hàn Quốc tại Việt Nam Công nghiệp dệt may Hàn Quốc

  • Các yếu tố bên trong doanh nghiệp
    • Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp

      Hiện doanh nghiệp dệt may trong cả nước cần khoảng 600 ngàn lao động thiết kế, 1200 nhân viên nam làm việc trong các khâu marketing, bán hàng và xúc tiến xuất khẩu; 40.000 lao động điều hành sản xuất ở các chức danh giám đốc, quản đốc nhà máy, kĩ thuật viên cùng hàng trăm ngàn lao động phổ thông, nhưng không có nguồn cung ứng. Lý giải cho vấn đề này một phần do ảnh hưởng chung của ngành dệt may, còn thiếu đội ngũ thiết kế giỏi, sáng tạo, thiếu nguyên phụ liệu cho ngành dệt may khiến các doanh nghiệp phải tốn chi phí lớn để nhập nguyên liệu sản xuất, khiến các doanh nghiệp phải cắt giảm chi phí các khâu không cần thiết trong thời gian này để nâng cao sức cạnh tranh về giá.

      Bảng 2.3: Một số doanh nghiệp Hàn Quốc  đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 triệu USD (2007)
      Bảng 2.3: Một số doanh nghiệp Hàn Quốc đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 triệu USD (2007)

      Đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp dệt may Hàn Quốc ở khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam

        Đặc biệt, công ty HANSAE Việt Nam năm 2007 đã đạt kim ngạch xuất khẩu cao nhất trong tất cả các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực dệt may tại khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam với kim ngạch đạt 101,72 triệu USD, trong khi đó doanh nghiệp đạt kim ngạch cao nhất trong số các doanh nghiệp dệt may của Việt Nam tại khu vực này chính là Thành Công với kim ngạch 33 triệu USD, cách khá xa với con số mà các doanh nghiệp dệt may Hàn Quốc đạt được.12. Đặc biệt trong điểm Việt Nam đang gặp phải sự cạnh tranh rất lớn từ các doanh nghiệp lớn, các tập đoàn dệt may vào Việt Nam theo cam kết WTO, nếu tình hình cứ kéo dài trong những năm tới thì các doanh nghiệp dệt may Hàn Quốc tại khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, nhất là các doanh nghiệp ít vốn, sẽ khó có thể tiếp tục hoạt động do sản xuất không sinh lời, hoặc rơi vào tình trạng nợ nần khó chi trả cho các ngân hàng, khiến doanh nghiệp có nguy cơ phá sản cao.

        Bảng 2.4 : Kim ngạch xuất khẩu áo thun một số doanh nghiệp dệt may Hàn  Quốc và Việt Nam 2007
        Bảng 2.4 : Kim ngạch xuất khẩu áo thun một số doanh nghiệp dệt may Hàn Quốc và Việt Nam 2007

        GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP DỆT MAY HÀN QUỐC Ở KHU VỰC KINH TẾ

        Quan điểm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dệt may Hàn Quốc

        Bốn là, nâng cao năng lực cạnh tranh phải được thực hiện đồng bộ nhiều khâu nhiều yếu tố, tuy nhiên cần chú trọng tập trung vào khâu then chốt, có tính quyết định của doanh nghiệp mình. Ngoài ra, tính bền vững này không dựa trên lợi thế so sánh như lao động rẻ, tài nguyên sẵn có mà dựa trên các biện pháp lành mạnh (đúng luật), khoa học (vận dụng tốt các thành tựu về khoa học công nghệ) và phù hợp với môi trường.

        Những mục tiêu cơ bản và giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dệt may Hàn Quốc tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

          Khó có thể kết luận được đường lối kinh doanh này có gọi là phạm pháp hay không, tuy sản phẩm vi phạm nghiêm trọng về điều luật sở hữu trí tuệ, ngoài ra một số kênh buôn bán không chính thức còn vi phạm quy định về trật tự đô thị, nhưng sự phát triển mạnh mẽ của loại hình này dường như đã ngầm cho thấy sự “hợp pháp”. Mâu thuẫn tiếp theo là: sự mở rộng của thị trường đánh giá một xu hướng kinh tế mới khá lạc quan, nhưng lại ảnh hưởng sâu rộng đến sự ổn định của xã hội với nhiều hệ lụy không tốt (như hiện tượng chảy máu ngoại tệ do tỉ trọng nhập khẩu tăng, tạo nên thói quen tiêu dùng không thích hợp với bối cảnh kinh tế của Việt Nam hiện nay). Vận dụng linh hoạt phương án “hớt váng thị trường” (đặt giá cao từ đầu, sau đó giảm dần khi kiểu mẫu không còn thịnh hành nữa) để đạt được lợi nhuận tối đa đồng thời chủ động về các xu hướng thời trang, ngoài ra còn có thể thỏa mãn nhu cầu của khách hàng với nhiều mức giá khác nhau.

          - Thiết lập tam giác sản xuất giữa doanh nghiệp, nhà cung cấp nguyên vật liệu đầu vào và Hiệp Hội để tạo thành thế chân kiềng vững chắc cho hoạt động sản xuất cũng như hỗ trợ thị trường tức đầu ra cho sản phẩm hàng dệt may của các doanh nghiệp dệt may Hàn Quốc tại khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam.