MỤC LỤC
Tiền lương theo sản phẩm là hình thức trả lương cho người lao động căn cứ vào số lượng, chất lượng sản phẩm họ làm ra. Việc trả lương theo sản phẩm có thể tiến hành theo nhiều hình thức khác nhau như trả theo sản phẩm trực tiếp không hạn chế, trả theo sản phẩm gián tiếp, trả theo sản phẩm có thưởng, theo sản phẩm luỹ tiến và được thoả thuận giữa hai bên.
Bên cạnh các chế độ tiền lương, tiền thường được hưởng trong quá trình kinh doanh, ngưòi lao động còn được hưởng các khoản trợ cấp thuộc quỹ BHXH, BHYT trong các trưòng hợp ốm đau, thai sản… Các quỹ này được hình thành một phần do người lao động đóng góp, phần còn lại được tính vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp. Thành phần quỹ lương bao gồm nhiều khoản như lương thời gian (tháng, ngày, giờ), lương sản phẩm, phụ cấp (cấp bậc, khu vực, chức vụ…), tiền thưởng trong sản xuất. Quỹ tiền lương bao gồm nhiều loại tuy nhiên về mặt hạch toán có thể chia thành tiền lương lao động trực tiếp và tiền lương lao động gián tiếp trong đó chi tiết thành tiền lương chính và tiền lương phụ.
Quỹ BHXH được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số quỹ tiền lương cấp bậc và các khoản phụ cấp (chức vụ, khu vực,thâm niên…) của công nhân viên chức thực tế phát sinh trong tháng. Theo chế độ hiện hành tỷ lệ trích BHXH là 20%, trong đó 15% do đơn vị hoặc chủ sử dụng lao động nộp được tính vào chi phí kinh doanh; 5% còn lại do người lao động đóng góp và được trừ vào lương tháng. Quỹ BHYT được sử dụng để thanh toán các khoản tiền khám chữa bệnh, viện phí, thuốc thang… cho người lao động trong thời gian ốm đau, sinh đẻ.
Để có nguồn kinh phí cho hoạt động công đoàn hàng tháng doanh nghiệp còn phải trích theo tỷ lệ quy định với tồng số quỹ tiền lương, tiền công và phụ cấp (phụ cấp chức vụ, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp khu vực, phụ cấp thu hút, phụ cấp đắt đỏ, phụ cấp đặc biệt, phụ cấp độc hại,nguy hiểm, phụ cấp lưu động, phụ cấp thâm niên, phụ cấp phục vụ an ninh quốc phòng) thực tế phải trả cho người lao động kể cả lao động tính vào chi phí kinh doanh để hình thành kinh phí công đoàn.
Theo quy định hiện nay, người lao động được lĩnh lương mỗi tháng hai lần, lần đầu tạm ứng lương kỳ I, lần 2 nhận phần lương còn lại sau khi đã trừ đi các khoản khấu trừ vào lương theo quy định. * Trường hợp ở một số doanh nghiệp có số công nhân nghỉ phép năm không đều đặn trong năm hoặc là doanh nghiệp sản xuất theo tính chất thời vụ thì kế toán phải dùng phương pháp trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất. + Tiền lương chính: là tiền lương trả cho công nhân viên (CNV) trong thời gian CNV thực hiện nhiệm vụ chính của họ bao gồm tiền lương trả theo cấp bậc và các khoản phụ cấp kèm theo (phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp khu vực).
+ Tiền lương phụ: là tiền lương trả cho CNV trong thời gian CNV thực hiện nhiệm vụ khác ngoài nhiệm vụ chính của họ và thời gian CNV nghỉ được hưởng lương theo quy định của chế độ (nghỉ phép, nghỉ do ngừng sản xuất…) Việc phân chia tiền lương thành tiền lương chính và tiền lương phụ có ý nghĩa quan trọng đối với công tác kế toán và phân tích tiền lương trong giá thành sản phẩm. * Tài khoản 334 - Phải trả công nhân viên: là tài khoản được dùng để phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho CNV của doanh nghiệp về tiền lương (tiền công), tiền thưởng, BHXH, và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của CNV và lao động thuê ngoài. Do đó muốn tiết kiệm được chi phí tiền lương trong giá thành sản phẩm các doanh nghiệp phải sử dụng tiền lương có kế hoạch thông qua các phương pháp quản lý và sử dụng có hiệu quả quỹ tiền lương.
Để công nhân gắn bó với doanh nghiệp, phát huy hết khả năng sáng tạo tinh thần, trách nhiệm trong sản xuất, luôn tìm ra cách cải tiến mẫu mã, chất lượng sản phẩm, tiết kiệm nguyên vật liệu và hạ giá thành. + Kiểm tra việc sử dụng lao động, việc chấp hành chính sách chế độ về lao động, tiền lương, BHXH… Đồng thời quản lý chặt chẽ việc sử dụng, chi tiêu quỹ tiền lương, quỹ BHXH, BHYT. + Định kỳ phân tích tình hình sử dụng lao động, tình hình quản lý và chi tiêu quỹ tiền lương, quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ từ đó đề xuất các biện pháp khai thác có hiệu quả tiền năng lao động, tăng năng suất lao động, ngăn ngừa các vi phạm kỷ luật lao động, vi phạm chính sách, chế độ về lao động tiền lương và các khoản trợ cấp BHXH, BHYT, chế độ sử dụng chi tiêu KPCĐ, chế độ phân phối theo lao động….
+ Cỏc doanh nghiệp cú thu nhập cao, ổn định thỡ sổ sỏch kế toỏn rừ ràng, nề nếp, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ Nhà nước, nộp ngân sách lớn, kỷ luật lao động được duy trì nghiêm túc, trách nhiệm của người lao động đối với sản xuất và tài sản công được nâng cao. + Chế độ tiền lương cảu khu vực sản xuất kinh doanh, chủ yếu là mức lương tối thiểu phải thực hiện như khu vực hành chính sự nghiệp do đó không tạo điều kiện cho doanh nghiệp Nhà nước được phép điều chỉnh yếu tố tiền lương, trong khi các doanh nghiệp liên doanh và tư nhân lại được lợi thế chủ động điều chỉnh mức lương tối thiểu để tính tiền công phù hợp với giá cả sức lao động trên thị trường, cho nên có nhiều cơ hội để cạnh tranh với doanh nghiệp Nhà nước, thu hút nhiều lao động tài năng từ các doanh nghiệp Nhà nước sang doanh nghiệp của họ. + Nhiều doanh nghiệp không có hệ thống định mức lao động hoặc có nhưng lạc hậu, không được bổ sung, sửa đổi, điều chỉnh hợp lý dẫn đến việc tuyển dụng và sử dụng lao động còn tuỳ tiện, chủ quan, không có cơ sở để xây dựng đúng kế hoạch kinh doanh và đơn giá tiền lương.
+ Từ năm 1985 đến nay, đã có khoảng trên 10% doanh nghiệp nợ lương công nhân, do việc quản lý, trả lương của các doanh nghiệp còn nhiều điều bất cấp, xảy ra nhiều sai sót trong việc thực hiện hạch toán kế toán tiền lương và phân phối tiền lương. + Do hệ thống tiền lương khu vực sản xuất kinh doanh áp dụng cũng như hệ thống lương cảu khu vực hành chính sự nghiệp cho nên khi giá sinh hoạt tăng và giá tiền công lao động trên thị trường biến động, tiền lương tối thiểu của khu vực sản xuất kinh doanh không được điều chỉnh tương xứng làm chi phí tiền lương hạch toán trong giá thành hoặc chi phí lưu thông không phản ánh đúng giá trị sức lao động, trong khi các chi phí là yếu tố "động" thường xuyên được điều chỉnh theo giá cả thị trường. Để có đơn giá tiền lương và thu nhập đảm bảo tái sản xuất sức lao động nhằm ổn định sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp phải tìm cách hạ định mức, tăng cấp bậc công việc, tính thêm, tính đúng về yếu tố ngoài quy định của Nhà nước.
+ Nhiều chủ doanh nghiệp trong và ngoài quốc doanh cố tình lẩn tránh hoặc khai gian số lao động dài hạn thành hợp đồng thời vụ hoặc hoạt động ngắn hạn để tránh nộp BHXH do đó công nhân viên không được thanh toán chế độ trong khi lương của họ tính nộp 5%.
+ Doanh nghiệp nên thành lập một bộ phận kiểm tra xử lý chứng từ để việc hạch toán , thanh toán lương được chính xác, đầy đủ và có hiệu quả. + Trong việc ghi sổ doanh nghiệp nên áp dụng các mẫu sổ, trình tự quy định ghi sổ như Bộ tài chính quy định để tiện cho việc kiểm tra, xem xét. + Nghiên chỉnh chấp hành chế độ chính sách của Nhà nước về thực hiện tiết kiệm, đảm bảo công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên, thực hiện tốt ký kết hợp đồng lao động và thoả ước lao động.
+ Tổ chức công việc tính lương và trả lương theo đúng chế độ đảm bảo nguyên tắc phân phối theo lao động và trả lương tập trung công nhân viên. + Tổ chức việc tính toán và phân phối chi phí tiền lương vào giá thành sản xuất đảm bảo chính xác, kịp thời. + Thực hiện đúng, đủ việc trích lập BHXH, BHYT, KPCĐ từ doanh nghiệp và công nhân viên, nộp đầy đủ phần trích lên bộ phận chuyên trách.
+ Doanh nghiệp nên thực hiện việc tính trước tiền lương nghỉ phép theo chế độ của cán bộ công nhân viên để tránh sự đột biến về chi phí có ảnh hưởng đến lãi thuần trong các tháng của năm.