MỤC LỤC
Tuy nhiên, khủng hoảng tài chính cũng là một dịp để khám phá ra những thiếu sót trong Basel 2, chẳng hạn như vai trò của các đại diện xếp hạng tín dụng được giao phó, những ảnh hưởng tuần hoàn của hệ thống chỉ số vốn, một số bất cập trong quá trình chứng khoán hóa, v.v… Những nhà điều hành đang suy nghĩ lại một số khía cạnh của Basel 2 về những thiếu sót đã nổi lên. Khía cạnh thứ nhất bận tâm đến việc Basel 2 yêu cầu những ngân hàng duy trì dự trữ vốn để đối phó với những rủi ro thiệt hại ngoài bảng cân đối kế toán (Off- balance sheet exposures – OBSEs), gọi tắt là rủi ro từ hoạt động ngoại bảng, thậm chí những rủi ro đó là ngắn hạn, dưới một năm, tất cả nhằm đảm bảo hỗ trợ tính thanh khoản cho lời hứa với những khách hàng gửi tiền.
Nhu cầu mở cửa này xuất phát từ chính quá trình chứng khoán hóa đang diễn ra mạnh mẽ trong các nền kinh tế và mục đích của nó cũng không ngoài việc giới thiệu những cải tiến cho sự thiếu hụt thông tin của các nhà đầu tư, vấn đề luôn tồn tại trong các thị trường tài chính. Như chúng ta đã biết, đúng là sự đầy đủ vốn có thể cung cấp sự tái bảo hiểm cho những người tham gia thị trường, nhưng trong thực tế cũng có không ít những ngân hàng vốn hoá tốt cũng phải đối mặt với những vấn đề thanh khoản trong những điều kiện bất lợi điển hình như đợt khủng hoảng vừa qua.
Việc sáng lập ra các tập đoàn tài chính đa quốc gia và đa lĩnh vực, sự gia tăng hội nhập của các thị trường tài chính (đặc biệt trong vùng Châu Âu), và xu hướng mở rộng của toàn cầu hóa,… tất cả các nhân tố này đòi hỏi khối liên minh châu Âu (European Union – EU) cần xem xét kỹ lưỡng về mặt cấu trúc điều hành trong thời đại hiện nay. Diễn đàn The Joint Forum (2006) của BCBS cho thấy rằng xuất phát từ rủi ro của hiệu ứng “tác động lây nhiễm” trong một nhóm các ngân hàng, các tổ chức tài chính đã dẫn đến việc những nhà điều hành ở các nước thuộc BCBS đã yêu cầu vốn góp chung để hỗ trợ tính thanh khoản đối với mỗi thực thể cá nhân khi cần thiết và hạn chế khả năng tổn hại tài chính trong cả nhóm.
Đối mặt với những hạn chế trong việc gia tăng tính thanh khoản, một ngân hàng phản ứng với sự sụt giảm trong nguồn vốn bằng cách thay đổi phần tài sản trong bảng cân đối kế toán nhằm làm giảm nhu cầu tài chính của nó: nói cách khác, bằng cách trì hoãn thậm chí là cắt giảm việc cho vay đối với hộ gia đình và khách hàng doanh nghiệp. Một ngân hàng nắm giữ tấm đệm những tài sản thanh khoản chất lượng cao và đáng tin cậy như trái phiếu kho bạc hay những chứng khoán khác của chính phủ, có thể chuyển đổi chúng thành tiền một cách trực tiếp và tức khắc khi có một sự sụt giảm tính thanh khoản thị trường hoặc một sự gia tăng không mong đợi trong nhu cầu vốn của nó.
Vấn đề còn nằm ở chỗ tính thanh khoản của nguồn quỹ dự phòng này; sự thật đã chứng minh rằng trong tình huống căng thẳng, khả năng tài trợ thêm từ nguồn quỹ này là “kém”, đồng thời, các ngân hàng cũng phải cân nhắc đến việc xuất hiện rủi ro tai tiếng khi cố gắng sử dụng nguồn này. Ở thời điểm khó khăn này, mọi động thái đều chuyển tải một thông tin nhất định: “lo ngại lòng tin của những người gửi tiền có thể bị tổn hại, những ngân hàng có thể sử dụng đến nguồn quỹ này, nhưng nếu không cẩn thận nó có thể làm cho mọi chuyện càng xấu đi, gia tăng rủi ro cuộc khủng hoảng thanh khoản trở thành một cuộc khủng hoảng khả năng thanh toán.”.
Những thị trường có tổ chức luôn chú trọng đến tính chuẩn hóa cao hơn của những hợp đồng tài chính và đảm bảo cho tính minh bạch của thông tin ngày càng được cải thiện, qua đó, chúng góp phần tạo điều kiện cho những hợp đồng tài chính sẽ có tính thương lượng hơn trong những tình huống căng thẳng. Chúng ta không phủ nhận những ưu thế vượt trội của thị trường OTC như chi phí giao dịch thấp, đáp ứng được sự đa dạng những nhu cầu khác nhau của các nhà đầu tư, sự tiện lợi và nhanh chóng, v.v… nhưng cuộc khủng hoảng vừa qua cũng đã lên tiếng báo động, đã đến lúc chúng ta cần đặt ra mối quan tâm lớn hơn đối với thanh khoản thị trường và hoạt động của thị trường OTC.
Từ quan điểm của những nhà điều hành chính sách tiền tệ và mục tiêu đảm bảo sự bình ổn của hệ thống tài chính của họ, những chuyển biến này đã hàm chứa một sự mở rộng cần thiết quỹ dự trữ của các đối tác của NHTW, hay nói cách khác, không chỉ có định chế ngân hàng mà cả những tổ chức phi ngân hàng cũng được đưa vào chuỗi đối tác của NHTW và cần tuân thủ theo những quy định về dự trữ vốn bắt buộc. Thứ nhất chúng ta có nên đặt ra nhu cầu về một hệ thống luật lệ quy định đồng dạng hơn trong một loạt các trung gian tài chính, bao gồm ngân hàng và phi ngân hàng: cuộc khủng hoảng gần đây cũng như sự phát triển mạnh mẽ của các định chế phi ngân hàng đã cho chúng ta thấy cần đặt tất cả vào cùng một khuôn khổ, điều đó sẽ bảo đảm tính công bằng hơn giữa các trung gian tài chính, đồng thời cũng hạn chế những kẽ hở có thể làm phá vỡ sự ổn định của hệ thống.
Từ những bài học mà thế giới đúc kết được ở trên, liệu chúng ta rút ra được những giá trị gì để áp dụng cho việc quản lý và giám sát của Việt Nam, liệu có phương pháp nào phù hợp với đặc trưng của hệ thống thanh khoản Việt Nam, và liệu có những cải tiến nào nên đưa vào hệ thống quy định hiện hành?. Và để làm được điều đó một cách thực sự hiệu quả, để tìm được bài học nào phự hợp với chỳng ta, trước hết, phải hiểu rừ những đặc điểm riờng biệt của hệ thống tài chính Việt Nam cũng như những hạn chế mà Việt Nam đang phải đối mặt là gì, rủi ro thanh khoản mà Việt Nam cần giải quyết là loại rủi ro như thế nào, tất cả những câu hỏi đó sẽ được đi sâu phân tích trong phần tiếp theo đây.
Hơn nữa, rủi ro thanh khoản cũng có thể là một dịp để phơi bày những loại rủi ro khác, chẳng hạn nó hé mở những thông tin về những khoản lỗ to ngoài dự kiến trong kinh doanh, hoặc việc khám phá ra những hoạt động gian lận trong ngân hàng. Ngay lập tức, NHNN tỉnh Ninh Bình đã có thông báo số 153/NHNN-NBI để gửi tới các khách hàng của Ngân hàng TMCP Nông thôn tỉnh Ninh Bình với nội dung ghi rừ "hoàn toàn khụng cú chuyện ngõn hàng này đó cho Cụng ty Đầu tư và Phỏt triển du lịch (RUS-InvestTur) do Nguyễn Đức Chi làm Giám đốc vay 10 triệu USD để đầu tư dự án Rusalka Nha Trang.”.
Chẳng hạn như vấn đề nổi trội trong thời gian qua là một số ngân hàng sáng tạo hình thức “gửi tiết kiệm dài hạn – cho phép rút trước hạn” để biến những nguồn vốn mang bản chất là ngắn hạn thành các nguồn vốn trung và dài hạn, và sau đó, hiển nhiên là các ngân hàng này có quyền mở rộng tiềm năng tín dụng của mình, đem cho vay những dự án trên một năm… Rủi ro ở đây là rất cao. Nếu trong phần trước khi đề cập đến các nguyên nhân gây ra khủng hoảng thanh khoản trên thế giới, chúng ta đã cùng phân tích một giả định là “do các sản phẩm tài chính chuyển giao rủi ro CRT được giao dịch trên thị trường OTC chứ không phải là thị trường có tổ chức” và thị trường này lại mất khả năng tự điều hòa trong những tình huống căng thẳng, áp lực về tài chính.
Hơn nữa, không ít cổ đông phất lên từ buôn bán bất động sản, xe máy, ôtô, sắt thép… nhờ tích lũy được nguồn vốn nên khi nhảy sang kinh doanh ngân hàng cũng với quan niệm “kinh doanh ngân hàng cũng thế cả” nên đã đòi hỏi lợi nhuận quá mức đối với ban điều hành, ngược lại ban điều hành cũng muốn lấy thành tích với cổ đông, nên cố bằng mọi cách đẩy lợi nhuận lên cao. Các NHTM Việt Nam còn có tư tưởng ỷ lại quá nhiều vào cơ chế nhà nước, trong khi các ngân hàng nước ngoài, ngoài việc chấp hành nghiêm túc các tỷ lệ an toàn còn thường xuyên nghiên cứu, dự báo sát các diễn biến của thị trường nên đã dự phòng vốn thanh khoản và điều chỉnh kịp thời, không bị động trước những tác động thị trường.
Hiện nay chủ yếu vẫn là lãi suất, họ không biết rằng khi đẩy lãi suất lên cao như vậy lại tạo khe hở cho khách hàng gửi tiền “làm giá, tăng lãi suất”, khách hàng cứ rút tiền chuyển từ NHTM này sang NHTM khác dẫn đến làm suy yếu khả năng chống đỡ thiếu hụt thanh khoản của toàn hệ thống. Bên cạnh việc giới thiệu những đặc điểm riêng biệt của thị trường tài chính và rủi ro thanh khoản ở Việt Nam, tiếp sau đây, chúng tôi sẽ đi sâu vào bức tranh thực trạng hoạt động giám sát và quản lý, điểm lại những gì đã đạt được cũng như là những hạn chế còn tồn tại trong hệ thống pháp lý, trong hệ thống thông tin và đặc biệt là nhìn nhận lại vai trò của NHTW – là “đầu tàu”, là “trụ cột” cho thị trường tài chính – tiền tệ nương nhờ.
Các nội dung giám sát đã không chỉ tập trung vào các yếu tố định lượng mang tính truyền thống như vốn tự có, giới hạn tín dụng, chất lượng tín dụng mà đã được mở rộng cho cỏc yếu tố định tớnh như theo dừi diễn biến cơ cấu tài sản nợ, tài sản cú, xem xét các mối quan hệ giữa vốn và sử dụng vốn; việc đảm bảo khả năng chi trả hay đánh giá tính thanh khoản của ngân hàng (QĐ 398). Các nguyên tắc giám sát mà NHNN đã đáp ứng được liên quan đến hoạt động giám sát đối với việc chuyển đổi quyền sở hữu của NHTM (nguyên tắc 4), các cuộc sáp nhập lớn của các NHTM (nguyên tắc 5), tỷ lệ đảm bảo an toàn vốn tối thiểu (nguyên tắc 6), giới hạn tín dụng đối với khách hàng lớn (nguyên tắc 10), rủi ro thanh khoản (nguyên tắc 14) và kiểm toán, kiểm soát nội bộ của NHTM (nguyên tắc 17).
Trong số các quyết định liên quan đến hoạt động giám sát thì NHNN mới chỉ được cỏc tổ chức quốc tế đỏnh giỏ là thực hiện tốt và cú quy định rừ ràng “Cỏch tớnh tỷ lệ giữa vốn tự có so với tổng tài sản có rủi ro”; đồng thời, quy định “mức tỷ lệ tối thiểu cần thiết đối với một NHTM là 8%” theo như thông lệ quốc tế. Công tác giám sát tổng thể nói chung vẫn chưa xây dựng được một hệ thống hợp tác giữa Ngân hàng Trung ương và các cơ quan giám sát có liên quan như kiểm toán viên độc lập, cơ quan thuế… để chia sẻ các thông tin phù hợp giữa các cơ quan chính thức, cả trong nước và nước ngoài chịu trách nhiệm về sự an toàn và lành mạnh của hệ thống tài chính.
Chưa nói đến “tác động lây nhiễm”, nếu NHTW và các cơ quan giám sát không có biện pháp can thiệp kịp thời có thể mọi chuyện sẽ còn đi xa hơn nữa, dẫn đến sự đình trệ và tê liệt của cả một hệ thống ngân hàng – tài chính, hệ thống được coi là huyết mạch của bất cứ nền kinh tế nào. Quay lại với câu chuyện của Barings Bank, đi sâu vào nguyên nhân, chúng ta sẽ thấy vấn đề nằm ở quyết định mạo hiểm quá sai lầm của cá nhân Nich Lanrson, Giám đốc chi nhánh Singapore của Barings khi quyết định đầu tư cho những sản phẩm phái sinh như Option (quyền chọn) tỷ giá.
Về việc tự chủ trong lựa chọn công cụ điều hành, Chính phủ tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia; quyết định lượng tiền cung ứng bổ sung cho lưu thông hàng năm, mục đích sử dụng số tiền này và định kỳ báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội, quyết định chính sách cụ thể khác và các giải pháp thực hiện (Điều 3 Luật NHNN); NHNN xây dựng dự án chính sách tiền tệ quốc gia để Chính phủ xem xét trình Quốc hội quyết định và tổ chức thực hiện chính sách này (Điều 5 Luật NHNN). Sự cần thiết phải nâng cao tính độc lập của NHNN xuất phát từ các lý do sau: thứ nhất, các thông tin kinh tế thu thập được không có sự hoàn hảo và những đặc tính cấu trúc của thị trường tài chính là rất phức tạp, đòi hỏi một cơ quan quản lý như NHNN phải có tính linh hoạt, mềm dẻo trong cách tiếp cận và phải có những quyết định nhanh trước những thay đổi của thị trường.
Ch ương 5:Tăng cường vai trò của tính thanh khoản trong việc ổn định hệ thống tài chính.
Nếu nhìn lại, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng, trong khi Mỹ luôn chủ trương “tự do hóa” mọi thứ, để “thị trường cạnh tranh và thị trường tự quyết định tất cả”, sự can thiệp chỉ mang tính chất “cứu hộ” khi quy luật này đi trệch hướng và quá xa rời điểm cân bằng; thì ở Anh luôn tồn tại một phong cách thận trọng và bảo thủ, những hệ thống luật lệ được quy định cụ thể, nghiêm ngặt luôn là cách để quốc gia này ngăn chặn và đối phó với những sự cố và rủi ro ngẫu nhiên trên thị trường. Thực trạng ở Việt Nam mà chúng tôi đã trình bày cho thấy vẫn còn khá nhiều những bất cập, tư tưởng chạy theo lợi nhuận, lối cạnh tranh “không nhìn xa trông rộng”, những hoạt động phối hợp kiểm tra với các cơ quan chức năng chỉ mang hình thức đối phó, hệ thống nội bộ “thụ động”, tất cả những nhược điểm đó liệu có cho phép chúng ta buông lỏng những quy định thận trọng hay không?.
Đây là những gợi ý riêng của nhóm nghiên cứu xuất phát từ những đặc điểm riêng biệt của hệ thống tài chính và rủi ro thanh khoản của Việt Nam, bao gồm việc khủng hoảng những tin đồn xoay quanh ngành ngân hàng, việc hướng ra nước ngoài mà cụ thể là khu vực Asian để tìm sự liên kết vững mạnh hơn. Tuy nhiên một điều mà chúng ta cũng cần phải lưu ý rằng, không phải chỉ có các thông tin bất hợp lý trên thị trường mới làm cho việc hoạt động của các tổ chức tài chính gặp khó khăn, mà ngay cả chính bản thân của các tổ chức tài chính, việc quản lý và cập nhật những thông tin trong chính tổ chức của họ cũng đang gặp những bất cập, khó khăn và không được kiểm soát một cách cẩn thận từ phía các cấp lãnh đạo.
Mục đích của nghiên cứu này nhằm nhấn mạnh sự quan trọng của tính thanh khoản thị trường đối với sự ổn định của hệ thống tài chính, giải thích con đường từ rủi ro thanh khoản dẫn đến khủng hoảng tài chính như thế nào, cũng như chỉ ra những sai lầm trong việc qui định, giám sát hiện nay và tìm ra biện pháp cải cách chúng. Cuối cùng quay trở lại với hệ thống tài chính Việt Nam, chúng tôi phân tích và đánh giá lại rủi ro thanh khoản, điểm giống và khác của Việt Nam so với thế giới, để đưa ra những gợi ý hữu ích về việc quản lý và giám sát hiện tại.