MỤC LỤC
Phát tiền vay: Dựa vào hợp đồng tín dụng, ngân hàng phát dần tiền vay theo yêu cầu của khách hàng, khi phát tiền vay, khoản tiền vay đó được ghi có vào tài khoản tiền gởi của khách hàng hoặc chuyển trả thẳng cho nhà cung cấp và ghi nợ số tiền vay vào tài khoản tiền vay. Thu nợ: Việc thu nợ theo tài khoản cho vay luân chuyển, nghĩa là toàn bộ tiền thu bán hàng, tiền thu dịch vụ của khách hàng được dùng ưu tiên trả nợ vay, khi đó về mặt kế toán ngân hàng ghi có vào tài khoản cho vay luân chuyển và như vậy dư nợ của khách sẽ giảm.
Cho vay mua sắm máy móc thiết bị trả góp là các khoản cho vay tài trợ nhu cầu mua sắm máy móc thiết bị của doanh nghiệp, có thời hạn trên một năm, tiền vay được thanh toán dần cho ngân hàng theo từng định kỳ. Cho vay kỳ hạn thường dùng tài trợ cho các mục đích của doanh nghiệp , bao gồm tài trợ cho tài sản lưu động thường xuyên, mua sắm các bất động sản phục vụ sản xuất kinh doanh, liên kết trong kinh doanh và thậm chí còn có cả tài trợ cho việc thanh toán các khoản nợ khác. Tín dụng tuần hoàn là một hình thức cho vay, trong đó ngân hàng cam kết dành cho khách hàng một hạn mức tín dụng trong thời hạn nhất định.
Cam kết này có thể kéo dài từ 1 đến 3 năm, thậm chí 5 năm, song thời hạn của khế ước nhận nợ thường ngắn, khoảng 90 ngày và nếu khách hàng thực hiện tốt các điều khoản của hợp đồng tín dụng thì cam kết hạn mức sẽ được tái tục, tức là gia hạn thêm một kỳ hạn bằng kỳ hạn gốc.
Bảo đảm nói chung có thể thực hiện bằng nhiều cách, bao gồm bảo đảm bằng tài sản thế chấp, bảo đảm bằng tài sản cầm cố, bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay và bảo đảm bằng hình thức bảo lãnh của bên thứ ba. Bảo đảm tín dụng bằng tài sản thế chấp là việc bên vay vốn thế chấp tài sản của mình cho bên cho vay sử dụng bất động sản thuộc sở hữu của mình hoặc giá trị quyền sử dụng đất hợp pháp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ với bên cho vay. Giá trị quyền sử dụng đất: ở Việt Nam đất đai thuộc quyền sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý và thực hiện việc giao đất hoặc cho thuê đất đối với cá nhân, hộ gia đình, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, xã hội sử dụng ổn định lâu dài.
Bảo lãnh là việc bên thứ 3 cam kết với bên cho vay (người nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ trả thay cho bên đi vay (người được bảo lãnh) nếu khi đến hạn mà người được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ. Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba là việc bên thứ ba (gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên cho vay về việc sử dụng tài sản thuộc sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho bên đi vay, nếu đến hạn trả nợ mà bên đi vay không thực hiện hoặc không thể thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ. Bảo lãnh bằng tín chấp của tổ chức đoàn thể chính trị – xã hội là biện pháp bảo đảm tiền vay trong trường hợp cho vay không có bảo đảm bằng tài sản, theo đó tổ chức đoàn thể chính trị – xã hội tại cơ sở bằng uy tín của mình bảo lãnh hco bên đi vay.
Do khách hàng gặp phải những thay đổi đột ngột trong môi trường kinh doanh không thể lường trước được, như sự thay đổi về giá cả hay nhu cầu thị trường. “nhạy cảm”, liên quan trực tiếp đến tất cả các ngành, liên quan đến mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội. Nếu ngân hàng gặp rủi ro cao thì kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng bị giảm sút, thậm chí lỗ dẫn đến phá sản, đồng thời có thể gây dây chuyền sụp đổ toàn hệ thống ngân hàng, ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế xã hội của quốc gia, gây khủng hoảng tài chính.
Phân tán rủi ro trong cho vay: không dồn vốn vào cho vay quá nhiều đối với một khách hàng hoặc không tập trung cho vay quá nhiều vào một ngành, lĩnh vực kinh tế có rủi ro cao. Bảo hiểm tiền vay, nghĩa là ngân hàng chuyển toàn bộ rủi ro cho cơ quan bảo hiểm chuyên nghiệp. Phải có một chính sách tín dụng hợp lý va duy trì các khoản dự phòng để đối phó với rủi ro.
Khi vay vốn và/hoặc bảo đảm tiền vay bằng tài sản của tổ chức hoặc được bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba thì phải được Hội đồng quản trị, hội đồng thành viên, ban quản trị hoặc chủ sở hữu hoặc cấp chủ quản của tổ chức vay vốn và của bên bảo lãnh chấp thuận theo điều lệ hoạt động (đối với tổ chức có điều lệ). Đối với các tài sản phải mua bảo hiểm theo pháp luật quy định hoặc theo thoả thuận giữa khách hàng với ngân hàng thì khách hàng phải lập văn bản đồng ý để ngân hàng là bên thụ hưởng số tiền bồi thường bảo hiểm để thanh toán nợ vay cho ngân hàng. Đối với tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, quyền thuê đất, nhà ở, nhà làm việc, nhà xưởng, kho tàng, máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển: ngân hàng có thể giao cho khách hàng khai thác, sử dụng nhưng khách hàng không được chuyển đổi, chuyển nhượng, bán, trao đổi, cho thuê, tặng, cho mượn, làm hư hỏng, làm giảm giá trị, làm thay đổi, huỷ hoại tài sản bảo đảm hoặc sử dụng tài sản bảo đảm để góp vốn, làm bảo đảm cho nghĩa vụ khác nếu không được sự đồng ý của ngân hàng.
Đối với tài sản bảo đảm là hàng hoá, nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm; sẽ được lưu giữ, bảo quản tại kho ngân hàng hoặc kho thứ ba, một số trường hợp do nhu cầu sản xuất kinh doanh có thể để tại kho của khách hàng nhưng ngân hàng phải cử nhân viên quản lý chặt chẽ. Đối với tài sản bảo đảm là tín phiếu, trái phiếu do chính phủ, chính quyền tỉnh, thành phố, ngân hàng nhà nước phát hành, tiền gởi tại tổ chức tín dụng: ngân hàng sẽ lưu giữ, bảo quản bảng chính giấy chứng nhận (nếu có) và phải được cơ quan phát hành xác nhận phong toả (đối với chứng chỉ có ghi tên hoặc với hình thức phát hành ghi sổ). Khoản vay được sử dụng vào các hoạt động gây tác động xấu đối với môi trường nhưng khách hàng không thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, hoặc khách hàng phải di dời cơ sở sản xuất kinh doanh; bị đình chỉ hoạt động làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ.
Sau đó, CBTD lập tờ trình đề xuất cho vay hay không cho vay: nêu lý do, số tiền, thời hạn cho vay, phân kỳ trả nợ, các kiến nghị khác để trưởng phòng dịch vụ khách hàng thẩm tra lại tờ trình đề xuất cho vay của cán bộ tín dụng, đề xuất ý kiến trước khi trình Giám đốc ra quyết định. Cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng bổ sung giấy tờ, tài liệu và các vấn đề khác theo yêu cầu của lãnh đạo để hoàn chỉnh hồ sơ vay; hẹn ngày giờ đi công chứng hợp đồng thế chấp, cầm cố; yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm tài sản bảo đảm (nếu cần);. Trong thời gian này cần theo dừi tỡnh hỡnh sử dụng vốn vay đỳng mục đớch khụng, kiểm tra chặt chẽ tỡnh hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, công nợ của khách hàng như: đơn vị còn hoạt động hay không, xem xét doanh thu, doanh số mua bán, hàng tồn kho, tình hình lãi lỗ, xem tình hình công nợ chi tiết, chi tiết khoản phải thu, phải trả, chú ý nợ quá hạn.
Những con số trên cho thấy chi nhánh đã biết khai thác được nhu cầu vay vốn ngày càng lớn của loại hình doanh nghiệp này, nhất là trong thời buổi hội nhập, thì loại hình doanh nghiệp này càng chiếm tỷ trọng lớn, nhu cầu vốn của loại hình doanh nghiệp này càng nhiều.