Tình hình nhập khẩu trong quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam - Singapore giai đoạn 1995-2001

MỤC LỤC

Tình hình nhập khẩu 1. Kim ngạch nhập khẩu

Cơ cấu nhập khẩu

Như bảng 13 dưới đây cho thấy, những mặt hàng mà Singapore xuất khẩu sang Việt Nam đều là những mặt hàng thuộc thế mạnh của quốc gia này như sản phẩm của công nghiệp lọc dầu, hàng điện tử, máy móc thiết bị. Sự tăng giảm kim ngạch phụ thuộc khá nhiều vào một nguyên nhân khách quan là giá dầu mỏ trên thế giới biến động thất thường do những bất ổn về chính trị ở khu vực Trung Đông. Nhìn chung, mặt hàng này tăng giảm không theo ảnh hưởng khách quan của nền kinh tế thế giới và khu vực, mà ngày càng có xu hướng tăng lên do nhu cầu xây dựng của kinh tế Việt Nam.

Singapore là một nước có nền công nghệ thông tin vào loại phát triển cao trên thế giới, Việt Nam cũng đang cố gắng nắm bắt những kỹ thuật tiên tiến này để phục vụ cho phát triển kinh tế. Năm 2001 tổng kim ngạch xuất khẩu của Singapore với thế giới sụt giảm do nhu cầu bên ngoài đóng vai trò chủ chốt trong thương mại quốc tế Singapore, chủ yếu là hàng điện tử đã bị suy giảm và chưa có dấu hiệu hồi phục. Trong hai tháng cuối năm 2001, kinh tế Singapore có một chút dấu hiệu phục hồi do mức suy giảm xuất khẩu đã dịu xuống, nhưng triển vọng ngắn hạn đối với kinh tế Singapore là không sáng sủa gì bởi trên thực tế số phận của Singapore phụ thuộc vào tốc độ phục hồi chậm chạp của các đối tác thương mại và nhu cầu của họ đối với các sản phẩm công nghệ của Singapore.

Mặt khác thiết bị mạch điện và thiết bị điện cũng là một trong những mặt hàng xuất khẩu đầy triển vọng của ta sang Singapore, do đó đã đáp ứng được phần nào nhu cầu của thị trường trong nước.

Đánh giá chung về quan hệ thương mại giữa Việt Nam - Singapore

Trong tương lai, Việt Nam vừa phải đẩy mạnh xuất khẩu sang Singapore để tận dụng những thị trường sẵn có qua đầu cầu trung chuyển Singapore, vừa phải tìm cách tự mình xuất khẩu những hàng hoá chủ lực của mình để đạt hiệu quả xuất khẩu cao hơn nữa. Tỷ lệ hàng tái xuất của Singapore trong tổng kim ngạch xuất khẩu của nước này sang Việt Nam luôn chiếm trên 50%; như vậy Việt Nam đã phải trả nhiều ngoại tệ hơn so với mức cần thiết để nhập hàng hoá về từ Singapore. Xu hướng những mặt hàng chủ yếu của Việt Nam đã và đang xuất khẩu sang Singapore sẽ ngày một tăng nếu hàng Việt Nam đáp ứng được đòi hỏi ngày một khắt khe của thị trường này về chất lượng chủng loại.

Chính vì vậy cơ cấu hàng hoá nhập khẩu cũng nhằm thu lại một giá trị gia tăng cao nhất, tiết kiệm nhân lực nhất và nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá, sức cạnh tranh của cả nền kinh tế Singapore nói chung. Như thế, khối lượng hàng nguyên liệu thô sơ chế (chủ yếu là nông, lâm nghiệp, thực phẩm - riêng thực phẩm chỉ nhập khẩu cho tiêu dùng trong nước là chính) giảm cả về khối lượng và kim ngạch. - Có chiến lược bạn hàng để khai thác uy tín, kinh nghiệm, mối quan hệ của các tập đoàn, công ty lớn trên thế giới có trụ sở tại Singapore nhằm tăng số lượng và chủng loại hàng chuyển khẩu của ta qua Singapore sang các nước trên thế giới.

- Có chính sách khuyến khích các nhà đầu tư Singapore vào các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và thiết lập hệ thống kho bãi bảo quản, vận chuyển, chế biến các sản phẩm nông sản sau thu hoạch.

Bảng 2.12: Xuất nhập khẩu của Singapore sang Việt Nam giai đoạn 1995 - 2001
Bảng 2.12: Xuất nhập khẩu của Singapore sang Việt Nam giai đoạn 1995 - 2001

Hiện trạng đầu tư của Singapore vào Việt Nam

Hình thức và lĩnh vực đầu tư

Một liên doanh khách sạn khác có vốn đầu tư của Singapore, khách sạn 3 sao Việt- Sing tại thành phố Hồ Chí Minh cũng chỉ với số vốn đăng kí 3,2 triệu USD, nhưng đã thực hiện hơn 3,8 triệu USD với tổng doanh thu trên 11 triệu USD. Công ty này đã liên doanh với công ty First Pacific Davies của Hongkong và với hai công ty của Việt Nam là công ty Vận tải đường thuỷ số 2 và công ty Quản lý và Kinh doanh nhà ở TPHồ Chí Minh xây dựng khu Trung tâm thương mại Sài gòn tại đường Lê Lợi. Khách sạn West Lake tại Hà nội cũng được một công ty nội địa của Singapore đầu tư xây dựng với số vốn 50 triệu USD; công ty Burton Egineering tiến hành cải tạo khu Hoả Lò thành một Hanoi Tower với số vốn 33,2 triệu USD.

Ngoài ra còn có dự án đầu tư sản xuất các sản phẩm nhôm của công ty trách nhiệm hữu hạn Mino có số vốn đầu tư 105 triệu USD; công ty trách nhiệm hữu hạn đường Rajshree sản xuất đường có số vốn đầu tư 29 triệu USD21. Trong khi đó, vốn đầu tư vào các ngành công nghiệp (nhất là công nghiệp thực phẩm), xây dựng, tài chính - ngân hàng, dịch vụ, tuy chỉ gần bằng 1,66 tỷ USD, chiếm tỷ lệ khoảng 24% nhưng đã mang lại cho nhà đầu tư Singapore doanh thu lớn. Điển hình theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, khu công nghiệp Singapore - Việt Nam (tỉnh Bình Dương) với vốn đăng kí hơn 52,9 triệu USD, đã thực hiện trên 49,5 triệu USD và đang sử dụng trên 80 lao động trực tiếp, từ tháng 7 năm 1997 bắt đầu đã đi vào hoạt động có doanh thu luỹ kế đến nay vào khoảng 33,4 triệu USD.

Đây là 1 trong những khu công nghiệp được đánh giá là hoạt động hiệu quả, trong khi các khu công nghiệp như Loteco tại Đồng Nai, khu công nghiệp Nội Bài (Hà Nội), khu công nghiệp Đà Nẵng, khu công nghiệp Daewoo - Hanel và hai khu công nghiệp Thăng Long (Hà Nội), Nomura (Hải Phòng).

Đánh giá chung về hiện trạng đầu tư của Singapore vào Việt Nam

Nhờ đó, đến nay, khu vực dự án Singapore đã thực hiện được tổng vốn đầu tư trị giá trên 2,27 tỷ USD (chiếm khoảng 32,8%); đồng thời đã có tổng doanh thu trên 3,1 tỷ USD tạo việc làm cho hơn 20 nghìn lao động trực tiếp, chưa kể hàng vạn lao động gián tiếp khác trong xây dựng cơ bản và dịch vụ. Nhìn chung các dự án triển khai tốt, có thể kể đến hàng loạt dự án được coi là thành công: Bia Heineken, nước giải khát Coca - Cola Việt Nam, cân cán thép Natsteel Vina, Dầu thực vật Cái Lân, Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (Bình Dương), Khách sạn Fortuna, Khách sạn Heritage..23. Chính những dự án này đã góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; nâng cao tỷ trọng của khu vực công nghiệp và dịch vụ trong nền kinh tế, góp phần giải quyết công ăn việc làm.

Singapore là một trong số 15 quốc gia và vùng lãnh thổ dẫn đầu về đầu tư tại Việt Nam chiếm phần vốn chưa thực hiện lớn nhất, trên 4,7 tỷ USD chiếm tới 60% tổng vốn đăng ký với 100 dự án (phần vốn chưa thực hiện của Thái lan là 600 triệu USD và Malaysia có phần vốn chưa thực hiện tương đối nhỏ 137 triệu USD). Lý do là dưới hình thức này, nhà đầu tư được tự do lựa chọn hình thức, địa điểm, đối tác đầu tư (trừ lĩnh vực đầu tư có điều kiện); Việt Nam còn cho doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài hưởng ưu đãi như doanh nghiệp liên doanh; mặt khác còn do thời gian qua ta phát triển mạnh các khu công nghiệp, mà ở đó hình thức đầu tư nước ngoài chủ yếu là các doanh nghiệp 100%. Để khắc phục tình trạng này, Nhà nước có thể linh hoạt cho đầu tư theo hình thức 100% vốn nước ngoài đối với những dự án công nghệ cao, xuất khẩu phần lớn sản phẩm, tận dụng những lợi thế về công nghệ và kinh nghiệm thị trường của Singapore.

Suy thoái kinh tế toàn cầu đang được thu hẹp, kinh tế khu vực đang được phục hồi; đó là nguồn sinh khí cho dòng vốn đầu tư của Singapore vào Việt Nam sẽ gia tăng, và hoạt động của khu vực dự án Singapore tại Việt Nam sẽ khởi sắc trong thời gian tới.

Bảng 2.14 : Một số dự án của Singapore kinh doanh hiệu quả
Bảng 2.14 : Một số dự án của Singapore kinh doanh hiệu quả

Hợp tác trên các lĩnh vực khác

Là một trong những nhà đầu tư lớn vào Việt Nam, Singapore đang góp phần thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển theo hướng hiện đại hoá. Trong năm 2001 đã có hơn 200 cán bộ Việt Nam được đào tạo tại Singapore về các lĩnh vực nói trên, trong đó có 37 cán bộ được đào tạo trong khuôn khổ Quỹ Hỗ trợ Đông dương; 35 cán bộ được đào tạo trong khuôn khổ Chương trình Hợp tác Kỹ thuật song phương và Chương trình hợp tác phát triển bền vững; 131 cán bộ được đào tạo trong khuôn khổ Chương trình hợp tác với nước thứ ba. Một biểu tượng thành công điển hình của sự hợp tác kinh tế - kỹ thuật giữa hai nước là việc thành lập Trung tâm Đào tạo Kĩ thuật Việt Nam - Singapore (VSTTC).

VSTTC có cơ sở hạ tầng hiện đại, thiết bị đào tạo chất lượng cao, với phương pháp đào tạo kĩ năng thực hành liền tay để đảm bảo cho học sinh tốt nghiệp có thể đáp ứng yêu cầu kĩ thuật có thể làm việc cho cho khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (NSIP) ở tỉnh Bình Dương. Hai công ty đa quốc gia hàng đầu của Singapore là công ty Festo và công ty Mitutoyo Asia Pacific đã lắp đặt hai phòng thí nghiệm đặc biệt. Đội ngũ giáo viên của VSTTC bao gồm các chuyên gia Singapore và các chuyên gia Việt Nam được đào tạo tại viện kĩ thuật quốc gia Singapore.

Những học viên sau khi tốt nghiệp sẽ được tuyển dụng vào làm tại khu công nghiệp VSIP và tiến tới sẽ trở thành công nhân lành nghề cho các khu công nghiệp khác ở nước ta.