Quản lý rủi ro trong cho vay lại vốn ODA ở Ngân hàng Phát triển Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

MỤC LỤC

Mục đích nghiên cứu của đề tài

Đánh giá và phân tích thực trạng quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay lại vốn ODA ở Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Đề xuất và kiến nghị một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro và nâng cao năng lực quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay lại vốn ODA ở Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

Phạm vi và đối tượng nghiên cứu của đề tài

Phạm vi nghiên cứu: Quản lý rủi ro trong cho vay lại vốn ODA của Ngân hàng Phát triển Việt Nam giai đoạn từ khi thành lập (năm 2006) trở lại đây. Đối tượng nghiên cứu: Quản lý rủi ro của Ngân hàng Phát triển Việt Nam gắn với hoạt động cho vay lại vốn ODA.

Kết cấu của luận án

NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ NGUỒN VỐN ODA VÀ CHO VAY LẠI VỐN ODA

    Theo đó, hỗ trợ được hiểu là các khoản đầu tư này là các khoản vay với điều kiện ưu đãi về lãi suất (lãi suất thấp hoặc không có lãi suất) với thời gian trả nợ và ân hạn kéo dài, đôi khi còn gọi là viện trợ không hoàn lại; "phát triển" là các khoản cho vay nhằm mục đích phát triển kinh tế-xã hội ở các nước thụ hưởng; "chính thức" là các khoản cho vay được thực hiện chỉ với đối tượng là nhà nước, chính phủ các nước đang phát triển. Năm 1969, khái niệm về Hỗ trợ phát triển chính thức được Ủy ban hỗ trợ phát triển - DAC của Tổ chức Hợp tác phát triển kinh tế (OECD) xây dựng như sau “ODA chính là những giao dịch, trao đổi có tính chính thống với mục đích thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội của các nước đang phát triển. ODA bao gồm các dòng vốn tới các nước đang phát triển và các tổ chức đa phương được tài trợ bởi các nhà nước, các chính phủ, trong đó mỗi giao dịch, trao đổi phải thỏa mãn điều kiện: a) mục tiêu chính là nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế và tăng cường phúc lợi ở các nước đang phát triển, b) có các điều khoản mang tính chất thỏa thuận và yếu tố viện trợ ít nhất là 25% của tổng số hỗ trợ”. Đặc biệt, thỏa thuận này công nhận việc gia tăng tài trợ ODA là cần thiết, các nhà tài trợ cam kết cung cấp nguồn lực với mục tiêu dài hạn là đạt 0,7% GNP, đặc biệt là trong trường hợp các nước đang phát triển đạt được các mục tiêu phát triển theo các tiêu chuẩn quốc tế, bao gồm các các mục tiêu đã được thiết lập trong Tuyên bố Thiên niên kỷ của Liên hiệp quốc (với 8 mục tiêu cụ thể là: Xóa đói giảm nghèo, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới, giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh, cải thiện sức khỏe cho bà mẹ, đấu tranh với HIV/AIDS, bệnh sốt rét và các bệnh truyền nhiễm khác, đảm bảo bền vững môi trường, phát triển hợp tác toàn cầu).

    Ủy ban châu Âu (EC), Cao uỷ Liên hợp quốc về người tỵ nạn (UNHCR), Quỹ Dân số của Liên hợp quốc (UNFPA), Chương trình Phát triển công nghiệp của Liên hợp quốc (UNIDO), Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP), Chương trình phối hợp của Liên hợp quốc về HIV/AIDS (UNAIDS), Cơ quan Phòng chống ma tuý và tội phạm của Liên hợp quốc (UNODC), Quỹ Đầu tư Phát triển của Liên hợp quốc (UNCDF), Quỹ môi trường toàn cầu (GEF), Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), Quỹ Quốc tế và Phát triển nông nghiệp (IFAD), Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO), Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực (FAO), Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Đặc biệt, tại Hội nghị CG năm 2008, các nhà tài trợ quốc tế đã ký cam kết cung cấp cho Việt Nam khoản ODA có giá trị khoảng 5 tỷ USD - mức cam kết khá ấn tượng trong bối cảnh cuộc khủng hoảng toàn cầu, theo đó nâng tổng số vốn ODA cam kết dành cho Việt Nam tính đến hết năm 2012 là trên 70 tỷ USD - nhằm tiếp tục hỗ trợ Việt nam trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, đối phó với những tác động xấu từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, đảm bảo sự tăng trưởng bền vững và toàn diện (xem bảng 1.3). + Đối với hình thức cho vay bằng ngoại tệ, lãi suất được xác định bằng lãi suất cho vay lại bằng VND quy định trên trừ đi mức rủi ro hối đoái tương ứng của đồng tiền cho vay lại, nhưng không thấp hơn mức lãi suất vay nước ngoài và không cao hơn hai phần ba (2/3) lãi suất thương mại tham chiếu (CIRR) do tổ chức hợp tác phát triển kinh tế (OECD) công bố tại thời điểm xác định lãi suất cho vay lại.

    Bảng 1.1: Cung cấp ODA của một số nước OECD năm 2004
    Bảng 1.1: Cung cấp ODA của một số nước OECD năm 2004

    RỦI RO VÀ QUẢN LÝ RỦI RO TRONG CHO VAY LẠI VỐN ODA 1. Khái quát về rủi ro

      Trong hệ thống các ngân hàng cũng có một số ngân hàng tổ chức mô hình doanh nghiệp nhưng hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận như NHPT, Ngân hàng Chính sách Xã hội… Tuy vậy, những ngân hàng này cũng đều hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng, mặc dù lợi nhuận không phải là mục tiêu hoạt động nhưng bắt buộc phải tuân thủ quy tắc cơ bản nhất của hoạt động kinh doanh đó là bảo toàn vốn. - Dấu hiệu tài chính: Không có báo cáo tài chính đúng hạn; dựa vào các hệ số phản ánh khả năng tài chính của khác hàng như khả năng thanh khoản giảm sút (lượng tiền mặt giảm mạnh, tỷ lệ TSLĐ/Tổng tài sản giảm..), cơ cấu vốn không hợp lý (vay dài hạn tăng đột biến, vốn chủ sở hữu thấp so với các khoản nợ vay, có khoản n ợ phải trả cho nhân viên/cổ đông..), khả năng sinh lời giảm, khả năng hoạt động yếu (vòng quay hàng tồn kho giảm, thay đổi đáng kể trong danh mục tài sản mua - bán..). + Dấu hiệu liên quan đến ngân hàng: khách hàng có số dư tài khoản giảm, vay đáo hạn quá nhiều, các khoản vay mà nguồn trả nợ phải huy động từ nhiều nơi mà không thể kiểm tra được nguồn gốc, đối tác của khác hàng liên tục đến ngân hàng hỏi thăm thông tin về tín dụng của khác hàng, thay đổi về cơ cấu tổ chức, các hành vi mạo hiểm của công ty như tham gia vào việc kinh doanh rủi ro cao hoặc ngừng kinh doanh các mặt hàng có lợi nhuận cao, chuyển sang các mặt hàng không thích ứng với thị trường.

      Như vậy, một cách tổng quát có thể hiểu “Rủi ro trong cho vay lại vốn ODA là khả năng xảy ra tổn thất trong quá trình cho vay lại của các ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng được ủy quyền do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết”(xem xét có nên đưa các tổ chức uỷ quyền vào đối tượng chịu tổn thất hay không). Tuy vậy, trong quá trình cho vay lại ODA cũng có một số trường hợp cho vay lại ODA bị rủi ro xảy ra, mặc dù tổn thất không lớn nhưng trong quản lý cần phải xem xét một cách nghiêm túc, ví dụ các dự án trồng rừng trong lĩnh vực Nông lâm nghiệp không phù hợp quay hoạch, không xem xét yếu tố tự nhiên, phát triển hệ thống giao thông nhưng không đồng bộ toàn tuyến. Qua phương pháp lưu đồ đối với hoạt động của ngân hàng cho thấy rủi ro có thể gặp phải là các dạng sau: Rủi ro tài chính (rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá, rủi ro thanh khoản…); rủi ro nghiệp vụ (rủi ro thanh toán, tình độ nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức của chuyên viên ngân hàng kém…), rủi ro hoạt động, rủi ro pháp lý, rủi ro khách hàng, rủi ro chính sách… hiệu quả quá trình quản lý rủi ro phụ thuộc rất nhiều vào việc nhận dạng và phân loại rủi ro.

      NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

        Cùng với Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam, NHPT có mục tiêu đóng góp vào quá trình xoá đói giảm nghèo thông qua các khoản vay cho các công trình xây dựng thuỷ lợi và giao thông nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng cho các làng nghề, xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội như y tế, giáo dục cho các vùng sâu, vùng xa và hỗ trợ xuất khẩu. - Hoạt động của NHPT không vì mục đích lợi nhuận; tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0% (không phần trăm); không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi; được Chính phủ đảm bảo khả năng thanh toán, được miễn nộp thuế và các khoản nộp NSNN theo quy định của pháp luật. - NHPT có tư cách pháp nhân, có vốn điều lệ, có con dấu, được mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước, các NHTM trong nước và nước ngoài, được tham gia hệ thống thanh toán với các ngân hàng và cung cấp dịch vụ thanh toán theo quy định của pháp luật.

        - Ủy thác, nhận uỷ thác trong hoạt động của ngân hàng và các lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng; cung ứng các dịch vụ tài chính, ngân hàng cho khách hàng theo quy định của pháp luật; các hoạt động khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.