MỤC LỤC
Công ty Vật liệu nổ công nghiệp là một doanh nghiệp nhà nước, chuyên kinh doanh mặt hàng thuốc nổ với khối lượng lớn, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh như thế nào có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của công ty, vấn đề chi như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất là mục tiêu sống còn. Có xác định đúng đắn đối tượng tập hợp chi phí sản xuất phù hợp với đặc điểm tình hình hoạt động sản xuất sản phẩm và đáp ứng được yêu cầu quản lý chi phí sản xuất của doanh nghiệp mới giúp cho tổ chức tốt nhất công việc kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Xuất phát từ những đặc điểm thực tế của công ty là chỉ sản xuất một số ít sản phẩm với số lượng lớn, sản xuất hàng loạt, chu kỳ sản xuất ngắn, sản phẩm dở dang hầu như không có, mỗi loại sản phẩm được sản xuất trên dây truyền công nghệ riêng biệt thuộc một phân xưởng khác nhau.
Phiếu xuất kho được làm 3 liên: Liên 1 được kèm theo phiếu đề nghị lĩnh vật tư được lưu lại tại phòng kế toán; Liên 2 chuyển cho thủ kho để xuất vật tư ; Liên 3 chuyển cho bộ phận sản xuất để nhận vật tư và đối chiếu với phiếu đề nghị lĩnh vật tư cuối tháng. + Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ được mở mỗi tháng một lần, được dùng để phản ánh giá trị vật liệu, công cụ dụng cụ xuất kho trong tháng theo giá thực tế và phân bổ giá trị vật liệu, công cụ dụng cụ xuất dùng cho các đối tượng sử dụng. Giá trị vật liệu, công cụ dụng cụ xuất kho trong tháng theo giá thành thực tế phản ánh trên bảng phân bổ số 2 theo từng đối tượng sử dụng làm căn cứ để ghi vào bên Có các TK 152, TK 153 của các bảng kê, Nhật ký chứng từ và Sổ kế toán liên quan, đồng thời số liệu trên bảng phân bổ này còn làm căn cứ để tính giá thành sản phẩm.
Thông qua bảng phân bổ này ta thấy: Giá trị vật liệu, công cụ dụng cụ xuất kho trong tháng theo giá thành thực tế và nó được chi tiết cho từng đối tượng sử dụng, làm căn cứ để ghi bên Có TK 152, 153 của các bảng kê, nhật ký chứng từ và sổ kế toán có liên quan.
Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp là bộ phân cấu thành nên chi phí sản xuất của công ty. Nó bao gồm các khoản về : lương chính, lương phụ, BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất. + BHXH được tính bằng 15% trên tổng lương cấp bậc + BHYT được tính bằng 2% trên tổng lương cấp bậc.
Do đó, việc hạch toán đứng, đầy đủ chi phí nhân công trực tiếp có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Thực hiện phân bổ tiền lương cho các đối tượng sử dụng sẽ phản ánh đúng giá thành sản phẩm, đồng thời tính lương, trả lương sẽ được chính xác, kịp thời cho người lao động, góp phần vào việc quản lý tốt thời gian lao động và quỹ lương của công ty. Việc tính lương và các khoản phải trả công nhân trực tiếp sản xuất, cán bộ quản lý phân xưởng, các khoản phụ cấp phải căn cứ theo quy định của nhà nước và áp dụng trong điều kiện cụ thể của công ty.
Tiền lương của công nhân trực tiếp trong mỗi phân xưởng được tính theo đơn giá công ty giao, dựa vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi phân xưởng, cụ thể nó được biểu hiện thông qua tổng số doanh thu từng phân xưởng thu được. Đơn giá công ty giao mà doanh thu lại thay đổi theo từng tháng nên tiền lương của công nhân sản xuất cùng thay đổi. Với nhân viên quản lý các phân xưởng như quản đốc, phó giám đốc phân xưởng, tiếp liệu, thủ kho phân xưởng thì tiền lương được tính theo cấp bậc quy định của nhà nước, được điều chỉnh theo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Chi phí sản xuất chung là những chi phí sản xuất phát sinh ngoài 2 khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Chi phí nhân viên : Gồm tiền công, tiền lương của nhân viên phân xưởng sản xuất, phân xưởng cơ điện, nhân viên nhà ăn, nhân viên vệ sinh, tổ bảo vệ, tổ bốc xe, tổ sơ chế nguyên liệu và các khoản trích theo lương của số công nhân này. - Chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ dùng cho các phân xưởng: Bao bì đóng gói, nhãn hiệu in trên bao bì,.
- Chi phí khấu hao TSCĐC: Là số trích khấu hao của toàn bộ tài sản cố định trong công ty. - Các chi phí khác bằng tiền: Chi phí ăn ca, chi vệ sinh, an toàn lao động. Các chứng từ đã nêu ở trên cùng với bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ sẽ được làm căn cứ để vào sổ kế toán chi tiết TK 627.
Từ các bảng phân bổ cũng như các sổ kế toán chi tiết, kế toán sẽ lập ra bảng Tổng hợp chi phí sản xuất chung ( Biểu 22).
- Kế toán sử dụng TK 621- Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp để tập hợp chi phí nguyên vật liệu chính, nhiên liệu, vật liệu phụ phát sinh trong kỳ dùng trực tiếp cho sản xuất. - Kế toán sử dụng TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp để tập hợp chi phí tiền lương phải trả, các khoản phụ cấp và các khoản trích theo lương như BHYT, BHXH, KPCĐ. - Kế toán sử dụng TK 627- Chi phí sản xuất chung để tập hợp các chi phí về chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí nguyên vật liệu.
Các chứng từ cùng với các bảng phân bổ sẽ được làm căn cứ để vào sổ kế toán chi tiết TK 627. Căn cứ vào các chứng từ xuất vật liệu, các bảng phân bổ, kế toán tiến hành lập bảng tính giá thành ( Biểu 24). - Kế toán sử dụng TK 154- Chi phí sản xuất dở dang để tập hợp toàn bộ chi phí của toàn công ty.
Ngoài ra, doanh nghiệp còn lập các phiếu tính giá thành cho mỗi loại sản phẩm.
Hàng ngày, các nghiệp vụ phát sinh sẽ được phản ánh trên các nhật ký chứng từ liên quan. Do mọi nghiệp vụ liên quan đến việc nhập nguyên, vật liệu mua về đều phải nhập kho để kiểm chất lượng, do đó trong phần hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thì chứng từ là bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ được dùng để vào Bảng kê số 4. Thực ra, do công ty sử dụng hệ thống kế toán máy nên máy sẽ tự động kết chuyển số liệu để hoàn thành.
Cuối tháng kết chuyển vào TK 154 để tập hợp chi phia sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Loại chi phí này được phản ánh cụ thể trên bảng phân bổ số 1, để tập hợp chi phí này, kế toán dùng các bút toán ghi vào bảng kê số 4 và sổ chi tiết TK 627. Căn cứ vào các số liệu trên bảng phân bổ tiền lương và BHXH, kế toán sẽ ghi các bút toán sau vào bảng kê số 4.
Căn cứ để kế toán lập bảng kê số 4 chính là bảng phân bổ số 2 ( Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ). Những TSCĐ dùng cho sản xuất của công ty bao gồm: Máy móc, dây chuyền thiết bị, nhà cửa, vật kiến trỳc..để theo dừi sự biến động của TSCĐ, bộ phận kế toán của công ty sử dụng TK 214. Các chi phí dịch vụ mua ngoài của công ty bao gồm: điện, nước, điện thoại,.Thông thường, các hoá đơn dịch vụ mua ngoài này được thanh toán ngay bằng tiền mặt.
Các loại chi phí bằng tiền của công ty bao gồm: Chi tiếp khách, chi phí sửa chữa máy móc thiết bị phát sinh tại phân xưởng. Vì công ty không có sản phẩm dở dang nên không có quá trình kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở, nguyên vật liệu khi đưa vào sản xuất đã được tính toán rất kỹ, chỉ lấy đủ nguyên vật liệu cho một quá trình sản xuất. Các sản phẩm làm ra đều được tiêu thụ hết do đã được đặt trước, nên không có sản phẩm thừa.
Việc tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành được thể hiện trên bảng kê số 4 và nhật ký chứng từ số 7. Số liệu tổng hợp của bảng kê số 4 sau khi khoá sổ vào cuối tháng sẽ được dùng làm căn cứ để vào nhật ký chứng từ số 7.