MỤC LỤC
Nhà nước ưu tiên tạo điều kiện cho con em dân tộc thiểu số, con em gia đình ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, đối tượng hưởng chính sách ưu đãi, người tàn tật và đối tượng hưởng chính sách xã hội khác thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập của mình”. Đây là một yêu cầu vô cùng cấp bách hiện nay và đòi hỏi phải dồn nhiều công sức cũng như tâm huyết của không những những người làm công tác giáo dục, thực hiện chính sách mà đây là nhiệm vụ chung của toàn xã hội, cộng đồng, nhà trường và gia đình.
Kết quả học tập của học sinh bao gồm số lượng và tỷ lệ học sinh xếp loại học lực: Xuất sắc, giỏi, khá, trung bình, yếu, kém cũng là căn cứ quan trọng để đánh giá chất lượng dạy và học. Đây là chỉ tiêu phản ánh quy mô học sinh của các cấp phổ thông, và thông qua chỉ tiêu này thì các cấp nhà nước mới có cơ sở để thực hiện phân bổ ngân sách chi tiêu cho giáo dục một cách hợp lý và hiệu quả.
Mở rộng ra có nghĩa là mức chênh lệch giữa đối tượng được so sánh ( có thể là toàn thể hoặc chỉ là một bộ phận) và một đối tượng được chọn làm chuẩn ( đối tượng có ưu thế nhất ) về mức độ rủi ro đối với một hiện tượng nào đó ( ví dụ trong trường hợp này là chênh lệch giữa các vùng về tỷ lệ đi học tiểu học đúng tuổi của trẻ em 6-10 tuổi). Tình trạng công bằng trong giáo dục cũng là một nhân tố quan trọng để xác định khả năng đánh giá và tiếp cận giáo dục cua địa phương cũng như có cách thức để tiến hành thực hiện việc nâng cao chất lượng tiếp cận sao cho có hiệu quả nhất.
Thêm vào nữa là việc phân bổ ngân sách theo đầu người sẽ dẫn đến có một số bộ phận mà cụ thể là trẻ em nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nói chung và trẻ em nghèo thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc nói riêng sẽ chịu nhiều thiệt thòi hơn trong việc tiếp cận với giáo dục so với các trẻ em khác thuộc các khu vực khác. Điều này dẫn đến một vấn đề là chúng ta phải đổi mới công tác phân bổ ngân sách cho giáo dục, cần thực hiện phân bổ ngân sách theo đầu ra, và phải chú ý tới các yếu tố vùng miền, dân tộc, hoàn cảnh sống của đối tượng được phân bổ, các yếu tố về tự nhiên, kinh tế, xã hội, cơ hội tiếp cận giáo dục.
Như chúng ta đã biết, hiện nay nguồn ngân sách của Nhà nước cấp cho giáo dục nói chung và giáo dục các tỉnh miền núi phía Bắc nói riêng chủ yếu vẫn dựa trên các yếu tố đầu vào như số lượng học sinh nhập học, số giáo viên, số bàn ghế, trường lớp. Không nâng cao được mức sống của cộng đồng thì số lượng trẻ em nghèo tại khu vực miền núi phía Bắc khó có thể giảm được và công tác chăm sóc, việc tiếp cận giáo dục cho trẻ em nghèo tại khu vực miền núi phía Bắc sẽ khó được cải thiện. - Mặt khác, do địa bàn miền núi rất rộng trong khi phương tiện, đường sá đi lại ở vùng cao rất khó khăn mà biên chế của Phòng, Sở Giáo dục và Đào tạo ở miền núi thường hạn chế, nên việc quản lí và chỉ đạo của các cấp quản lý Giáo dục và Đào tạo tới các trường gặp nhiều khó khăn.
Trong những năm qua, mặc dù công tác giáo dục tiểu học cho trẻ em nghèo dân tộc thiểu số tại khu vực miền núi phía Bắc đã được quan tâm và đẩy mạnh, giáo dục tiểu học đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận, nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại nhiều bất cập do nhiều lý do khác nhau khiến cho công tác tiếp cận giáo dục tiểu học ở nơi đây nhìn chung vẫn còn nhiều khó khăn và vẫn tồn tại sự chờnh lệch khỏ rừ nột so với cỏc vựng miền khỏc. Nguyên nhân của tình trạng này là do các bậc phụ huynh chưa quan tâm đến việc cho con em đi học đúng độ tuổi, nhận thức về tầm quan trọng của giáo dục của người dân tại khu vực miền núi phía Bắc chưa cao, do đó dẫn đến tình trạng trẻ em không được đi học đúng độ tuổi, nhất là trẻ em nghèo, việc học đối với các em chỉ là phụ, do nhà nghèo, kinh tế gia đình khó khăn nên các em phải ở nhà làm việc để phụ giúp kinh tế cho gia đình. Nguồn: Vụ Kế hoạch-Tài chính, Bộ Giáo dục & Đào tạo, Tổng cục thống kê Qua dữ liệu của bảng 7 cho thấy có sự không đồng đều giữa các vùng, khu vực miền núi phía Bắc vẫn là khu vực có tỷ lệ nhập học thô cao đáng lưu tâm, điều này cho thấy sự phát triển của giáo dục tiểu học tại nơi đây chưa vững chắc, vẫn còn rất nhiều việc cần phải giải quyết sao cho hoàn thiện và củng cố được công tác tiếp cận giáo dục tiểu học tại khu vực miền núi phía Bắc, mà đối tượng cần chú ý đầu tiên chính là các trẻ em nghèo tại nơi này.
Tỷ lệ nhập học thô cấp trung học cơ sở là một thước đo quan trọng trong việc xác định năng lực phục vụ của hệ thống các trường trung học cơ sở trong việc đáp ứng nhu cầu học trung học cơ sở của trẻ em vùng núi phía Bắc và đánh giá sơ bộ khả năng đạt mục tiêu phổ cập trung học cơ sở tại nơi đây. - Tầm quan trọng của công tác tiếp cận và phổ cập giáo dục trung học cơ sở tại khu vực miền núi phía Bắc cũng đang ngày một được nâng cao, từ đó làm động lực phấn đấu và tăng cường được khả năng tiếp cận giáo dục trung học cơ sở, tiến đến phổ cập và ngày càng nâng cao chất lượng của giáo dục trung học cơ sở tại vùng miền núi phía Bắc. Việc cần thiết đối với khu vực miền núi phía Bắc hiện nay là làm sao đẩy mạnh được phát triển kinh tế để rồi từ đó tiến đến việc xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc học tập thật tốt thì mới có thể tiến đến việc tăng cường khả năng tiếp cận giáo dục trung học cơ sở cho vùng một cách dễ dàng.
- Nhiều xã chưa có trường trung học cơ sở, thiếu giáo viên, chất lượng giáo viên chưa đảm bảo, trường cách xa nhà học sinh, địa bàn hiểm trở, do đó dẫn đến trình trạng học sinh ngại đi học, bên cạnh đó hiệu quả giáo dục thấp, tỷ lệ lưu ban, bỏ học cao. - Giáo viên trung học phần lớn là từ nơi khác đến, khó thu hút giáo viên về công tác những nơi khó khăn, bên cạnh đó nhiều giáo viên đã công tác lâu năm muốn xin chuyển vùng nên đã gây ra tình trạng thiếu giáo viên. - Một số địa phương trong khu vực thiếu đôn đốc, kiểm tra, thiếu kinh phí hỗ trợ để phát triển giáo dục, không có môi trường để sử dụng kiến thức đã học, sách báo cho trẻ em đọc, dẫn đến tình trạng tái mù chữ.
Việc xây dựng và triển khai trong thực tiễn “Kế hoạch hành động quốc gia Giáo dục cho mọi người 2003-2015” có một ý nghĩa thiết thực trong việc thực hiện các chiến lược xóa đói giảm nghèo và tăng trưởng cũng như chiến lược giáo dục của nước ta trong những năm sắp tới. - Điều tra thực trạng nguồn nhân lực, nhu cầu đào tạo, mức sống của người dân, tình hình kinh tế, thu nhập của các hộ gia đình có con em đến trường nhằm đưa ra được những biện pháp cụ thể, thích nghi với từng trường hợp để thúc đẩy quá trình tiếp cận và phổ cập giáo dục cho khu vực. - Thực hiện tốt các chính sách đãi ngộ đối với giáo viên lên công tác tại vùng để nhằm thu hút giáo viên, tạo tâm lý tốt cho các giáo viên để họ yên tâm công tác, làm việc hiệu quả và thực hiện tốt công tác tiếp cận, phổ cập và phát triển giáo dục cho trẻ em nghèo các dân tộc tại nơi đây.
- Đối với trẻ 0-2 tuổi, do tỷ lệ trẻ đến các nhà trẻ thấp, nên cần có một tỷ lệ nhất định từ nguồn đầu tư hỗ trợ của Nhà nước để duy trì hoạt động của các cơ sở mầm non hiện có, đồng thời để xây dựng tài liệu, phổ biến kiến thức chăm sóc trẻ nhỏ và được phân phối đến tận gia đình nhằm giảm bớt thiệt thòi cho trẻ không được đến trường. • Nâng cao chất lượng đào tạo của các khóa đào tạo mầm non thông qua việc nâng cấp trang thiết bị, cơ sở thực hành, bồi dưỡng chuẩn hóa đội ngũ giáo viên sư phạm, cập nhật chương trình và phương pháp đào tạo tiên tiến đạt trình độ khu vực và thế giới, thực thi dự án xây dựng một số cơ sở đào tạo giáo viên mầm non trọng điểm có chất lượng cao tại khu vực. - Tăng cường huy động nguồn vốn từ ngân sách đầu tư cho giáo dục mầm non tại khu vực miền núi phía Bắc, nhằm đảm bảo phát triển hệ thống giáo dục mầm non, tăng cường cơ sở hạ tầng, nâng cao cơ sở vật chất phục vụ tốt cho việc day – học tại các trường mầm non, nhằm đảm bảo thúc đẩy công tác tiếp cận giáo dục mầm non và hiệu của của giáo dục mầm non ngày càng được đẩy mạnh.