MỤC LỤC
- Đánh giá, phát hiện khúc thị trường hấp dẫn đối với sản phẩm dệt kim mà công ty Hanosimex có thể phục vụ được một cách có hiệu quả. - Góp phần hoàn thiện chiến lược sản phẩm thị trường cho sản phẩm dệt kim của công ty Hanosimex.
• Bảo vệ: bao bì bảo vệ cho sản phẩm không bị hư hỏng trong quá trình chuyển giao quyền sở hữu đối với sản phẩm cho khách hàng và cả sau khi sản phẩm đã được khách hàng mua. Thị trường bao gồm tất cả những khách hàng cùng có một nhu cầu hay mong muốn cụ thể, sẵn sàng và có khả năng mua để thoả mãn nhu cầu hay mong muốn đó [2, 7].
Điều này liên quan đến (1) nhận dạng các nhóm khách hàng tiềm ẩn trong khu vực bán hàng hiện có và kính thích sự quan tâm của họ đối với sản phẩm của doanh nghiệp; (2) tìm kiếm những kênh phân phối mới trong các khu vực hiện tại, nhằm đưa sản phẩm tới những nhóm khách hàng mới;. Nếu tạo được lợi thế cạnh tranh khác biệt hơn hẳn đối thủ, đơn vị kinh doanh có thể định giá sản phẩm cao hơn giá sản phẩm thông thường, gia tăng doanh số nhờ thu hút được khách hàng thích nhãn hiệu có đặc trưng nổi bật, xây dựng được lực lượng khách hàng trung thành với nhãn hiệu.
Phân khúc thị trường theo đặc điểm nhân khẩu học là phân chia thị trường thành những nhóm trên cơ sở những biến nhân khẩu học như tuổi tác, giới tính, quy mô gia đình, chu kỳ sống của gia đình, thu nhập, nghề nghiệp, học vấn, tôn giáo, chủng tộc và dân tộc. Bức tranh sẽ càng tồi tệ hơn, nếu khúc thị trường đó đã ổn định hay đang suy thoái, nếu tăng thêm năng lực sản xuất lên quá nhiều, nếu chi phí cố định cao, nếu rào cản xuất cao hay nếu các đối thủ cạnh tranh đều đã đầu tư quá nhiều để bám trụ tại khúc thị trường đó.
Việc điền đầy dòng sản phẩm giúp cho số chủng loại sản phẩm của doanh nghiệp thêm phong phú, đa dạng nhưng có thể gây thiệt hại về doanh số và lợi nhuận đối với những thương hiệu ở phía trên và phái dưới của sản phẩm thêm vào này. Mở rộng chủng loại: Việc mở rộng chủng loại xảy ra khi công ty bổ sung thêm những mặt hàng vào cùng một loại sản phẩm dưới cùng một tên nhãn hiệu, như mặt hàng có hình thức mới, màu sắc mới, thành phần mới, kích thước bao gói mới.
Sản phẩm quần áo thể thao đang có xu hướng tăng đều lên trên tất cả các thị trường, tuy nhiên các sản phẩm này chưa được phân phối rộng rãi tới các thị trường, nhóm sản phẩm này bán tập trung chủ yếu tại thị trường Hà Nội, một phần rất nhỏ ở Vinh, Hà Đông và Hải Phòng, khu vực TP Hồ Chí Minh vẫn chưa bán loại sản phẩm này. Đây là thị trường khá tiềm năng mà công ty có thể hướng tới, do họ có thu nhập chỉ ở mức trung bình, họ không muốn mua sản phẩm có giá quá cao, cũng không muốn mua sản phẩm có chất lượng thấp, do đó với sản phẩm hiện tại công ty có thể phục vụ được nếu nâng cao được chất lượng sản phẩm và có các biện pháp marketing thích hợp cho thị trường này. Đối với khúc thị trường ở nhóm khách hàng C và D thì sản phẩm của công ty hầu như chưa đáp ứng được, do nhóm này có thu nhập từ khá tới cao, họ yêu cầu nhiều về chất lượng, kiểu dáng, mầu sắc đa dạng của sản phẩm, mà sản phẩm của công ty hầu như chưa đáp ứng được các yêu cầu này.
Chính sách này vừa có tác dụng kích thích tiêu dùng của các tầng lớp dân cư vừa có tác dụng khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất điều đó đã tạo điều kiện để Dệt may Hà Nội tăng cường đầu tư, mua sắm trang thiết bị để nâng cao chất lượng phục vụ. Môi trường công nghệ ở Việt Nam hiện nay đang có sự biến đổi mạnh mẽ, xu hướng chuyển giao công nghệ mới từ nước ngoài về là phổ biến, có nhiều lĩnh vực công nghệ có ảnh hưởng lớn đến kinh doanh dệt may, như công nghệ dệt, may, công nghệ thông tin. Một mặt giúp cho các doanh nghiệp dệt may phát triển hơn nữa qui mô sản xuất của mình, đáp ứng hơn nữa nhu cầu phát triển không ngừng của người tiêu dùng với chất lượng sản phẩm ngày càng cao để có thể cạnh tranh được với ngành dệt may các nước trong khu vực và thế giới.
Đội ngũ cán bộ quản lý của Dệt may Hà Nội hiện nay hầu hết đều trưởng thành từ cán bộ kỹ thuật và phần lớn chưa qua trường lớp đào tạo về quản lý, kinh doanh do vậy trong một môi trường kinh doanh mới còn tỏ ra nhiều bất cập, lúng túng trước những thay đổi của thị trường; đôi khi những xử thế kém linh hoạt trong kinh doanh chưa phù hợp và ảnh hưởng tới kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, việc đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý thường xuyên, nhằm trang bị kiến thức về phong cách kinh doanh mới, những hiểu biết về nền kinh tế thị trường và những thay đổi của môi trường kinh doanh trong cạnh tranh và hội nhập là hết sức cần thiết. Về công tác nghiên cứu thị trường đây có lẽ là điểm chung của các doanh nghiệp Dệt may nói riêng và doanh nghiệp khác trên địa bàn nói chung là chưa thực hiện được đầy đủ công tác này theo đúng nghĩa của nó là khảo sát thị trường, nghiên cứu thị trường để định hướng phát triển, đầu tư phù hợp với nhu cầu của người sử dụng.
Ngược lại với xu thế đó, các nhãn hiệu của Hoàng Tấn, PT2000 đang được người tiêu dùng rất ưa thích và lựa chọn, điều này thể hiện khi có tới 28 người trả lời rằng họ mua áo phông Hoàng Tấn trong 6 tháng qua và 18 người trả lời họ mua ỏo phụng PT2000 trong 6 thỏng qua, điều này cũn rừ hơn khi cú tới 28 người chọn Hoàng Tấn là nhãn hiệu ưa thích nhất và 25 người chọn PT2000 là nhãn hiệu ưa thích nhất. Về các thuộc tính thuộc về con người gồm 3 thuộc tính là “thái độ phục vụ của nhân viên", "Mức độ hiểu biết về sản phẩm của nhân viên" và "kỹ năng giao tiếp của nhõn viờn" được đỏnh giỏ khỏ cao, ở mức độ khỏ quan trọng, rừ ràng ngày nay kỹ năng bán hàng, cũng như thái độ phục vụ và khả năng giao tiếp của nhân viên ngày một quan trọng nó có tác dụng rất lớn tới sự mua hàng cũng như tạo ấn tượng cho khách hàng. Nhìn chung cuộc nghiên cứu này đã đưa ra được những con số thống kê mụ tả khỏ rừ về sản phẩm ỏo phụng của một số nhón hiệu chớnh hiện nay, kết quả nghiên cứu cho thấy đánh giá của khách hàng về từng nhà cung cấp theo nhiều khía cạnh khác nhau, cho thấy những mặt hạn chế cũng như các mặt đã làm được của công ty Hanosimex và các nhà cung cấp khác như May Thành Công, Hoàng Tấn và PT2000.
Như vậy, qua quá trình phân tích ở trên từ phân tích tiêu thụ theo cơ cấu sản phẩm-thị trường đến việc đánh giá môi trường bên ngoài, bên trong của doanh nghiệp cũng như phân tích điều tra người tiêu dùng ta có thể đưa ra đánh giá chung về sản phẩm-thị trường và các hoạt động marketing của công ty như sau. Hiện tại, chủng loại sản phẩm của công ty tương đối hẹp, mặc dù là một công ty lớn nhưng cơ cấu sản phẩm của công ty chưa có sự chuyển đổi hợp lý, sản phẩm của công ty vẫn chỉ có 3 loại chính là áo phông, quần áo thế thao và một số sản phẩm dệt kim khác như quần đùi, áo may ô. Bên cạnh đó công tác xúc tiến bán hàng cũng rất ít được quan tâm và không được đầu tư đúng mức, công ty chỉ quảng cáo trên một số tạp chí dệt may, hoặc trên một số catalogue chào hàng của công ty, thêm nữa công ty hầu như không có một chương trình khuyến mãi nào đây cũng là một phần làm hạn chế khả năng tiêu thụ của công ty.
Từ những phân tích đánh giá trong phần phân tích ở chương trên, ta có thể rút ra được những cơ hội, thách thức và những điểm mạnh, điểm yếu của công ty để từ đó đưa ra những quyết định chiến lược sản phẩm-thị trường nhằm tăng hơn nữa hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Hiện tại, đối với sản phẩm dệt kim trong nước, công ty chỉ dùng loại bông có độ dài 28 -30 mm; và xơ PE 34 mm; hơn nữa sợi dùng để dệt vải không qua công đoạn trải kỹ và không qua công đoạn hoàn tất để ổn định kích thước sợi bằng hoá chất chống xù lông. Chiến lược sản phẩm - thị trường là chiến lược rất quan trọng, được tiến hành trên cơ sở những phân tích toàn diện về công ty, nó không phải được tiến hành một lần cho cả "cuộc đời" doanh nghiệp mà nó thường xuyên được rà soát và được điều chỉnh một khi có những "biến động" trong môi trường của doanh nghiệp hay những biến cố xảy ra trong nội bộ công ty.
Do vậy việc chọn đề tài tốt nghiệp của em xuất phát từ việc nhận thức tầm quan trọng của Chiến lược kinh doanh đối với các doanh nghiệp Dệt May trong nền kinh tế thị trường đặc biệt là trong giai đoạn cạnh tranh và hội nhập nền kinh tế khu vực và quốc tế. Bản đồ án tốt nghiệp đã phân tích các hoạt động sản xuất kinh doanh hàng dệt kim của Dệt may Hà Nội trong môi trường kinh doanh có nhiều cơ hội và thách thức hiện tại để thấy được những điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ và thách thức trong giai đoạn hiện tại và thời gian tới, từ đó đề xuất một số biện pháp thực hiện giúp Dệt may Hà Nội thích ứng với môi trường kinh doanh mới, xu thế hội nhập nền kinh tế khu vực, quốc tế và sự cạnh tranh ngày càng tăng lên.