MỤC LỤC
Lập kế hoạch chi phí thực chất là dùng hình thức tiền tệ tính toán trước mọi chi phí SX-KD của DN trong kỳ kế hoạch cùng các biện pháp phấn đấu thực hiện kế hoạch đó .Kế hoạch chi phí SX-KD là xác định mục tiêu phấn đấu của đơn vị đồng thời cũng là căn cứ để đơn vị cải tiến công tác quản lý kinh doanh thực hiện chế độ tiết kiệm ,hạ giá thành sản phẩm hàng hoá ,tăng lợi nhuận, tăng hiệu quả kinh tế cho DN trong kỳ. Nhiệm vụ chủ yếu của việc lập kế hoạch chi phí SX_KD là phát hiện và động viên mọi nguồn tiềm năng sẵn có của DN để không ngừng giảm bớt chi phí SX- KD và chi phí tiêu thụ sản phẩm, tăng lợi nhuận nhằm đáp ứng yêu cầu tái sản xuất mở rộng ,tái đầu tư và cải thiện đời sống của cán bộ công nhân viên chức trong đơn vị.
Giá thành thực tế: khác với hai loại giá thành trên, giá thành thực tế của sản phẩm lao vụ chỉ được xác định khi quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm đã hoàn thành và là chỉ tiêu được xác định trên cơ sở các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm. Giá thành thực tế sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh kết quả phấn đấu của Doanh nghiệp trong việc tổ chức và sử dụng các giải pháp kinh tế -tổ chức -kỹ thuật để thực hiện quá trình sản xuất, là cơ sở để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp, có ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của Doanh nghiệp.
Cách phân loại này có tác dụng giúp cho nhà quản lý biết được kết quả kinh doanh lỗ lãi của từng loại sản phẩm mà Doanh nghiệp thực hiện. Tuy nhiên, do những hạn chế nhất định khi lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí bán hàng và chi phí quản lý cho từng loại sản phẩm nên cách phân loại này chỉ có ý nghĩa về mặt lý thuyết.
Theo chế độ kế toán hiện hành ,tài khoản chi phí không có số dư cuối kỳ, vì vậy các khoản CPBH và chi phí QLDN phát sinh với mức độ lớn thì chỉ phân bổ một phần vào chi phí bán hàng và chi phí QLDN cho lượng hàng hoá tiêu thụ trong kỳ ,phần chi phí còn lại sẽ được kết chuyển sang kỳ sau, đó chính là chi phí phân bổ cho hàng hoá dự trữ cuối kỳ. Trong công tác lập kế hoạch chi phí kinh doanh của DN ,chỉ tiêu này có thể được tính theo nhiều phương pháp khác nhau ví dụ như có thể tính theo phương pháp dự tính tỷ lệ % trên tổng thu nhập của DN trong kỳ kế hoạch từ đó tính ra tổng mức chi phí kinh doanh kế hoạch. Do những nhu cầu về nghiên cứu thị trường ,quảng cáo , các chi phí hỗ trợ marketing và phát triển hoặc do những đặc điểm khác nhau của từng loại chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ kế hoạch ,DN có thể hoặc cần thiết phải lập kế hoạch chi tiết cho từng bộ phận chủ yếu của chi phí kinh doanh trong kỳ kế hoạch sau đó tổng hợp lại sẽ có các chỉ tiêu tổng mức chi phí kinh doanh của kỳ kế hoạch.
Chỉ tiêu tổng mức chi phí kinh doanh mới chỉ phản ánh qui mô tiêu dùng vật chất ,tiền vốn và mức chi phí kinh doanh để phục vụ quá trình kinh doanh của DN và xác định số phải bù đắp từ thu nhập của DN trong kỳ.Nhưng chỉ tiêu này không phản ánh được chất lượng của công tác quản lý chi phí kinh doanh của DN trong kỳ đó ,vì vậy cần phải sử dụng chỉ tiêu tỷ suất chi phí. Tuỳ theo mục đích nghiên cứu mà DN chọn kỳ gốc hay kỳ so sánh để phù hợp với sự phân tích.Có thể chọn kỳ gốc là chỉ tiêu kế hoạch còn kỳ so sánh là chỉ tiêu thực hiện của cùng một thời kỳ hoặc kỳ gốc là số thực hiện năm trước,kỳ so sánh là số kế hoạch năm sau..để đánh giá mức độ hạ thấp tỷ suất chi phí kinh doanh của DN. Kế toán trưởng (Trưởng phòng) phải tốt nghiệp Đại học tài chính kế toán hoặc Đại học Kinh tế quốc dân (khoa Kế toán) phải có chứng chỉ kế toán trưởng do Bộ Tài chính cấp, sử dụng ít nhất một ngoại ngữ, có thời gian công tác tài chính đúng chuyên ngành từ 5 năm trở lên và hoàn thành tốt nhiệm vụ, có năng lực tổ chức điều hành tốt cơ quan tài chính kế toán Công ty.
Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh
Với tình hình trên, công ty thực hiện kế hoạch hạ giá thành sản phẩm chưa toàn diện, việc cần đặt ra là sự cần thiết đi sau phân tích giá thành của sản phẩm quõn phục cỏn bộ hố và ỏo hf cỏn bộ dài tay và làm rừ nguyờn nhõn tại sao làm cho giá thành của hai loại sản phẩm này không thực hiện được để từ đó có những biện pháp hợp lý hơn làm giảm chi phí sản xuất kinh doanh, hạ giá thành sản phẩm. Mục tiêu của phân tích tình hình biến động giá thành là : đánh giá chung tình ình biến động gái thành của toàn bộ sản phẩm theo từng loại sản phẩm để cho ta nhận thức được một cách tổng quát khă năng tăng giảm lợi tức của doanh nghiệp, do tác động ảnh hưởng đến giá thnàh của từng lạo sản phẩm. Trong quá trình phát triển không ngừng của nền sản xuất xã hội và nhu cầu đa dạng của thị trường về sản phẩm hàng hoá đã làm cho các sản phẩm sản xuất của mỗi ngành, mỗi doanh nghiệp tăng lên nhanh chóng và biến đổi hàng ngày, do đó các sản phẩm không so sánh được có chiều hướng tăng lên và chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng số sản phẩm là mặt hàng mà doanh nghiệp sản xuất.
Chỉ tiêu chi phí trên 1000 đồng giá trị sản lượng hàng hoá biểu hiện mối quan hệ giữa chi phí và giá bán buôn sản phẩm của Công ty, cứ 1000 đồng sản phẩm hàng hoá bán ra thì chi phí chiếm bao nhiêu, thể hiện mức hao phí lao động cao hay thấp trong 1000 đồng giá trị sản lượng hàng hoá của Công ty. Phương pháp phân tích: So sánh chỉ tiêu chi phí trên 1000 đồng giá trị sản lượng hàng hoá giữa các kỳ phân tích để đánh giá chung chênh lệch chi phí bình quân, sau đó sử dụng phương pháp liên hoàn để xác định các nhân tố ảnh hưởng, mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố và tìm nguyên nhân gây nên mức độ ảnh hưởng đó. Do mỗi mặt hàng sản xuất và tiêu thụ có mức chi phí sản xuất trên 1000 đồng giá trị sản lượng hàng hoá khác nhau, nếu ta thay đổi kết cấu mặt hàng trong trường hợp tăng tỷ trọng những sản phẩm có mức chi phí cao và giảm tỷ trọng những sản phẩm có mức chi phí thấp sẽ làm cho chi phí sản xuất trên 1000 đồng giá trị sản lượng hàng hoá tăng hoặc ngược lại sẽ làm cho chi phí sản xuất trên 1000 đồng giá trị sản lượng hàng hoá giảm.
- Bên cạnh đó, Công ty còn tiến hành trang bị các máy móc thiết bị quản lý, thiết bị văn phòng hiện đại, nhằm phục vụ cho việc điều hành sản xuất kinh doanh của ác phòng ban như: mua sắm các máy vi tính, phần mềm sử dụng, máy in… cho các phân xưởng, các bộ phận, các phòng ban, các máy tính này được nối mạng với nhau từ ban giám đốc đến tất cả các phòng, các đơn vị nhằm cung cấp nhanh chóng, kịp thời các thông tin giúp cho toàn bộ hoạt động hoạt động nhịp nhàng, ăn khớp với nhau, cung cấp số liệu giữa các bộ phận, lập báo cáo kế toán nhanh chóng, chính xác, kịp thời và đầy đủ. Một số giải pháp tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm Qua nghiên cứu, phân tích, đánh giá tình hình quản lý chi phí và giá thành sản phẩm của Công ty 20, ta thấy hơn 40 năm tồn tại và phát triển, với quy mô lớn và đội ngũ công nhân dày dạn kinh nghiệm nhưng vấn đề quản lý và sử dụng chi phí sản xuất không tránh khỏi những tồn tại và hạn chế nhất định. Giá cả thị trường trong và ngoài nước luôn biến động nên giá nguyên vật liệu thường xuyên tăng, không chỉ tăng về giá trị thực tế mà còn tăng về cả chi phí khác như chi phí bảo quản, bốc dỡ, vận chuyển… do vậy, đơn giá nguyên vật liệu ít thay đổi, ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm Công ty cần có những biện pháp cụ thể như: tìm thị trường mà ở đó nguyên vật liệu có quan hệ cung ứng lớn hơn cầu thì giá cả sẽ hợp lý hơn.
Để khắc phục tình trạng khấu hao tài sản cố định quá cao, làm tăng chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, Công ty có thể đánh giá lại tài sản cố định, đối với những tài sản cố định đã hết thời gian sử dụng thì không tính khấu hao và có kế hoạch mới đầu tư cần tính toán lại mức khấu hao sao cho hợp lý, tránh tình trạng khấu hao lớn hơn giá trị thực hiện hao mòn.