MỤC LỤC
- Lợi ích kinh tế là động lực trực tiếp thúc đẩy mọi người và các chủ thể kinh tế vì lợi ích kinh tế mà quan tâm đến kết quả sản xuất;. Thực tiễn nước ta nhiều năm qua, trong thời gian khá lâu dài, Nhà nước thiên về lợi ích xã hội, xem nhẹ lợi ích tập thể lao động, cá nhân người lao động và của người chủ sở hữu cá thể, tư nhân.
Kinh tế tri thức, ra đời từ các nước công nghiệp tiên tiến, nó có thể sinh sôi và phát huy khả năng ở mọi nơi, kể cả các nước kinh tế có trình độ thấp, khi biết tạo dựng thành một môi trường thuận lợi, phù hợp cho sự phát triển. Trong quá trình đổi mới, Nhà nước ta cũng đã khẳng định, phát triển nguồn nhân lực là nhiệm vụ trọng tâm, quyết định sự thành công trong công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, nguồn nhân lực giữ vai trò quan trọng nhất.
Do vậy, chúng ta xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng và tiến bộ, một xã hội xã hội chủ nghĩa tạo cho con người đầy đủ những điều kiện phát triển toàn diện, phát huy tốt nhất nhân tố con người để phát triển kinh tế, xã hội.
Kinh nghiệm của những nước Châu Á – Thái Bình Dương cho chúng ta thấy, những nước nghèo muốn đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, nâng cao mức sống chỉ có một con đường là biến xã hội của đất nước thành một xã hội có học vấn cao, thể hiện qua quá trình phát triển ngành giáo dục của mình, từ đó kéo theo mức chi ngân sách cho giáo dục và đào tạo cũng như tỷ lệ dân số có trình độ nghề nghiệp và học vấn cao, đáp ứng được nhu cầu quan hệ lao động trong nền kinh tế thị trường. Vì nếu tăng trưởng kinh tế chỉ chủ yếu dựa vào việc khai thác tài nguyên thì tăng trưởng kinh tế đó không bền vững, do tài nguyên là có hạn; trái lại, muốn tăng trưởng bền vững thì phải dựa vào nhân tố con người, tất nhiên tài năng và trí tuệ con người là bền vững và vô tận.
Người sử dụng lao động đã lúng túng về tài chính bởi hợp đồng lao động năm 2006 đã được ký kết từ cuối năm trước, có nhiều công ty nhất là những công ty con của các tập đoàn lớn, đã lên kế hoạch tài chính năm 2006, rất khó cho họ khi thay đổi chính sách lương vì kèm theo đó các hợp đồng sản xuất đã ký với giá nhân công đã định. Việc chậm trả lương cũng là một nguyên nhân; chậm ký kết hợp đồng lao động cho công nhân đã qua thời gian thử việc; không tổ chức khám sức khoẻ định kỳ hàng năm cho công nhân hoặc khám cho có lệ như khám ở các phòng khám không đủ tiêu chuẩn rẻ tiền (thực ra chưa có hướng dẫn cụ thể nào về yêu cầu chất lượng để khám sức khoẻ định kỳ); không giải quyết phép năm, không quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của công nhân: đa số công nhân thường phải ở nhà trọ chật hẹp và và hầu như không được sinh hoạt văn hóa tinh thần.
TÌNH HÌNH QUAN HỆ LAO ĐỘNG TRONG KHU VỰC KINH TẾ Cể VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI Ở
Qua đó việc thực hiện điều chỉnh mức lương tối thiểu theo nghị định 03/NĐ- CP ngày 06/01/2006 từ 710.000/người/tháng đến 790.000 đồng/người/tháng tuỳ KCN thành lập theo địa bàn của Tỉnh thuộc khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, riêng mức lương khởi điểm trả cho NLĐ đã qua đào tạo nghề và thời gian thử việc nêu trên phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu quy định. Quy trình tuyển dụng LĐ của các DN trong khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại các KCN tỉnh Bình Dương như sau: đưa ra yêu cầu về số lượng, chất lượng lao động cần tuyển cho Ban quản lý các Khu công nghiệp, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Tỉnh… nếu không đáp ứng, DN thông báo nhu cầu tuyển dụng trên biển treo trước Công ty, báo đài, mạng Internet, qua Hội chợ việc làm do Sở – Ban – Ngành của Tỉnh tổ chức.
Trong năm 2006, do người lao động ý thức an toàn lao động trong làm việc chưa cao, đã xảy ra 231 tai nạn nhẹ với tiền chi phí chữa trị là 152 triệu đồng (nguồn: BQL các khu công nghiệp BD); nguyên nhân còn do cả việc trang bị thiết bị an toàn của DN, cá biệt nhiều DN sử dụng thiết bị cũ, công nghệ lạc hậu, môi trường ô nhiễm không được cải thiện (ngành chế biến gỗ và sản xuất đồ mộc…) ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ. Chủ DN qua các đoàn thể mà công đoàn là chủ yếu, qua những ngày lễ lớn, cuối tuần, cuối đợt lao động giao hàng theo hợp đồng, đã có nhiều công ty tổ chức cho hàng ngàn người lao động đi tham quan, vui chơi, giải trí chi phí lên đến vài tỷ đồng; tổ chức hoặc tham gia cuộc thi văn nghệ, thể dục thể thao do các ban ngành tỉnh tổ chức, nhằm giao lưu giữa các công nhân ở các bộ phận trong cùng DN hay giữa các DN trong các KCN; tổ chức đêm văn nghệ cho toàn bộ công nhân trong DN, trong KCN thưởng thức như KCN Sóng Thần, Đồng An; đặc biệt KCN Mỹ Phước I, II, III có Nhà văn hoá tại KCN Mỹ Phước III hàng tháng thường tổ chức đêm văn nghệ, có sự tham gia của những ca sĩ nổi tiếng; hàng năm Ban Quản lý các Khu công nghiệp Bình Dương phối hợp với Liên đoàn Lao động Tỉnh, Sở Thể dục thể thao tổ chức hội thao thể dục thể thao cho toàn bộ công nhân trong các KCN Tỉnh tham gia; có DN tổ chức nơi giữ trẻ trong công ty.
Hiện nay chưa có một cơ quan khoa học nào của Nhà nước điều tra nghiên cứu để đưa ra biện pháp khả thi để hạn chế tình trạng này, trong khi đa số công nhân hiện nay còn trẻ, sức chịu đựng còn chịu đựng được, các doanh nghiệp khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có quy mô nhỏ và vừa, thường có chiến lược kinh doanh ngắn hạn, đầu tư vào những lĩnh vực cần nhiều lao động phổ thông. Lực lượng lao động trẻ nhưng trình độ chuyên môn của người lao động còn thấp, chỉ phù hợp cho giai đoạn đầu kêu gọi đầu tư nước ngoài cho những ngành cần nhiều lao động giản đơn, phổ thông mà các nước công nghiệp phát triển cần chuyển đầu tư qua nước khác, không cần đầu tư vốn nhiều, công nghệ tiên tiến và thu hồi vốn nhanh: may mặc, giày, da, dệt nhuộm, đồ gỗ….
Khi tình hình quan hệ lao động có chiều hướng xấu, tranh chấp lao động xảy ra, ngày 17/3/2006 Tỉnh thành lập Ban chỉ đạo về giải quyết tranh chấp lao động tập thể và đình công không theo trình tự, thủ tục quy định của pháp luật; thành phần ban chỉ đạo gồm: Phó chủ tịch Uỷ ban Nhân dân làm trưởng, phó ban, thành viên có lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và xã hội, Thanh tra, Tư pháp, Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý các KCN, Chủ tịch Huyện, Thị nơi xảy ra tranh chấp, Văn phòng Tỉnh uỷ, Văn phòng Uỷ ban Nhân dân Tỉnh. Thực tế cho thấy nhiều mâu thuẫn thậm chí ẩu đả xảy ra là do bất đồng về ngôn ngữ… Trước hết, xét về thái độ đối với việc giao tiếp, có thể thấy đặc điểm của người Việt Nam lại thích giao tiếp lại vừa rất rụt rè, tính này bắt nguồn từ hai đặc tính cơ bản của làng xã Việt Nam là tính cộng đồng và tính tự trị, được thể hiện qua khi đang ở trong phạm vi cộng đồng quen thuộc, thì người lao động Việt Nam tỏ ra xởi lởi, thích giao tiếp.
ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU XÂY DỰNG QUAN HỆ LAO ĐỘNG TRONG KHU VỰC KINH TẾ Cể
Việc đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào các KCN, nhất là những KCN vừa phát triển phía Bắc của Tỉnh trong giai đoạn 2006 - 2010: KCN Bàu Bàng, Rạch Bắp, An Tây, Việt Hương II, Mai Trung, Mỹ phước III, Hoà Định, Nam Tân Uyên phải được quan tâm đầu tư hơn nữa bàng cách huy động mọi nguồn vốn vừa cải tạo, nâng cấp, vừa xây dựng mới, tạo ra bước phát triển đột phá về kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng theo hướng văn minh hiện đại và tiên tiến đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội toàn diện trên địa bàn. Cảng sông An Sơn, tại xã An Sơn huyện Thuận An, với diện tích 25ha phục vụ cho các KCN VISIP, Việt Hương I, Đại Đăng và Khu Liên hợp Công nghiệp–Dịch vụ-Đô thị Bình Dương… ; Cảng sông Vinaconex, tại xã An Tây huyện Bến Cát với diện tích 20ha phục vụ cho KCN phía Bắc Tỉnh vừa mới hình thành như KCN Việt Hương II, Mai Trung, An Tây, Rạch Bắp, Mỹ Phước I, Mỹ Phước II, Mỹ Phước III hai Cảng sông này ngoài đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại đáp ứng các nhu cầu bốc dỡ; cùng lúc xây dựng Kho Bảo thuế, trạm thông quan đảm bảo cho việc chuyên chở hàng hoá đến Cảng Sài Gòn trước mắt và Cảng Thị Vải về lâu dài.
Từ ngày 1/1/2004, các khoản thu nhập hợp pháp mà các tổ chức kinh tế hoặc cá nhân nước ngoài thu được do tham gia đầu tư vốn dưới bất kỳ hình thức nào theo qui định của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt nam, kể cả cá nhân là người Việt nam định cư ở nước ngoài đầu tư về nước và người nước ngoài thường trú ở Việt nam đầu tư theo Luật khuyến khích đầu tư trong nước (bao gồm cả số thuế thu nhập đã được hoàn trả cho số thu nhập tái đầu tư và thu nhập do chuyển. nhượng vốn, mua cổ phần), khi chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt nam hoặc giữ lại ngoài Việt nam không phải nộp thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài (kể cả khoản lợi nhuận phát sinh trước ngày 31/12/2003). Người lao động rất dễ bị tổn thương khi mất việc làm, nên đối với chính sách bảo đảm việc làm cần tiếp tục cải cách thể chế, chính sách, hướng vào giải phóng tiềm năng lao động như xây dựng và phát triển hệ thống bảo đảm việc làm, bảo hiểm tai nạn lao động, bảo hiểm thất nghiệp cho NLĐ: khi rơi vào tình trạng bán thất nghiệp, thiếu việc làm hoặc kinh tế khó khăn cần thực hiện chương trình hỗ trợ cho họ, đến nay Tỉnh cần tiếp tục thực hiện thành công chương trình quốc gia giải quyết việc làm giải quyết việc làm và Quỹ trợ vốn (CEP) cho NLĐ trong doanh nghiệp đầu tư nước ngoài vay để họ giải quyết khó khăn trong cuộc sống nhất là khi thất nghiệp, bán thất nghiệp hoặc gặp khó khăn trong cuộc sống.
Như đã phân tích ở chương 2, các nguyên nhân chủ yếu làm cho hiệu quả thanh tra lao động còn nhiều yếu kém có liên quan tới đội ngũ thanh tra viên và phương pháp thanh tra. Có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ thanh tra viên đang.
Cần có kế hoạch xác định và tập trung thanh tra vào những nơi có nguy cơ cao về an toàn vệ sinh lao động hay những nơi thường vi phạm pháp luật lao động ở những nơi tập trung nhiều lao động như các doanh nghiệp ngành dệt may, da giày, xây dựng, các công ty nhỏ và vừa có vốn đầu tư Hàn Quốc, Đài Loan; đặc biệt chú ý những nơi chưa có tổ chức công đoàn… vì những nơi này thường ít được chú ý, không có kế hoạch tổ chức kiểm tra, giám sát. Tăng cường phối hợp trong thanh tra với các ngành hữu quan như các cơ quan hành chính: Sở Lao động Thương binh xã hội, Liên đoàn Lao động; cơ quan chuyên môn về kỹ thuật: Sở Công an, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng, Sở Công nghiệp, Sở Tài chính, Sở Công nghiệp, Ngân hàng Nhà nước, Sở Tư pháp… Tăng cường phối hợp giữa các thanh tra viên của các sở với nhau, giữa thanh tra viên với các chuyên gia thuộc mọi lĩnh vực.
Qua đó, phân tích kết quả và gởi phiếu kiến nghị đến từng doanh nghiệp, kịp thời chấn chỉnh các vi phạm, tư vấn và hướng dẫn pháp luật lao động cho DN; cũng như tập trung các DN không chấp hành việc tự kiểm tra hoặc các cơ sở có nhiều sai phạm để xử lý theo pháp luật. Chương trình này cần được lãnh đạo tỉnh giao cho Liên đoàn Lao động Tỉnh, huyện; Sở và Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội xây dựng kế hoạch không chỉ khi có vấn đề tranh chấp lao động mà hàng năm định kỳ phối hợp tổ chức các cuộc gặp mặt đối thoại ba bên, từ đó Nhà nước Tỉnh nắm bắt tâm tư nguyện vọng của các bên tham gia LĐ từ đó có sự giúp đỡ thiết thực để DN phát triển.
ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU XÂY DỰNG QUAN HỆ LAO ĐỘNG TRONG KHU VỰC KINH TẾ Cể VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI Ở CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH BÌNH DƯƠNG..51. Tái quy định khoản đóng góp 2% quỹ lương cho kinh phí hoạt động công đoàn ở các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài..78.