MỤC LỤC
Với quan điểm mỗi dự án đầu tư là một mắt xích quan trọng trong chương trình phát triển kinh tế trung hạn, dài hạn của ngành, vùng, lãnh thổ nhằm đạt được mục tiêu của chương trình phát triển kinh tế đó, việc thẩm định sự cần thiết phải đầu tư nhằm trả lời các câu hỏi: Dự án có ưu tiên thế nào trong quy hoạch phát triển chung, Dự án nếu được đầu tư sẽ làm tăng thu nhập cho doanh nghiệp và nền kinh tế được bao nhiêu, sử dụng các nguồn tài nguyên và cơ sở vật chất sẵn có như thế nào, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập và làm giảm chi ngoại tệ. Trong nhiều trường hợp, mức độ thành công hay thất bại của dự án không phải do các yếu tố về thị trường hay kỹ thuật mà do chính năng lực tổ chức quản lý và tổ chức thực hiện của các cơ quan có liên quan cũng như quan hệ phối hợp giữa họ, đó là chủ dự án, các tổ chức thiết kế, thi công, cung ứng nguyên vật liệu và thiết bị, đội ngũ nhân viên kỹ thuật chịu trách nhiệm vận hành dự án.
Tìm kiếm và phát triển khách hàng thông qua công tác tiếp thị, thẩm định phân loại khách hàng, lập hồ sơ tín dụng và bảo lãnh trình Ban Tín dụng xét duyệt theo hạn mức đã được Tổng giám đốc quy định; thực hiện cho vay nghiệp vụ bảo lãnh đúng thể lệ và quy trình tín dụng; nghiệp vụ thanh toán quốc tế; tổ chức theo dừi nợ vay, kiểm tra việc sử dụng vốn vay, tài sản thế chấp, cầm cố, thế chấp của khách hàng, đôn đốc thu hồi nợ, có biện pháp xử lý nợ quá hạn, thực hiện chế độ báo cáo, thống kê về hoạt động cho vay, hoạt động bảo lãnh và thanh toán quốc tế theo quy định. Quản lý các tài khoản tiền gửi của Chi nhánh tại Ngân hàng Nhà nước địa phương và các tổ chức tín dụng khác, thực hiện thanh toán liên ngân hàng, quản lý và tổ chức hạch toán các khoản, kiểm tra và giám sát việc thu chi, nắm tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn, dự kiến biến động trong tháng, quý; tham gia xõy dựng cõn đối vốn, sử dụng vốn thỏng, quý; tổ chức hạch toỏn, theo dừi, quản lý các loại tài sản, phương tiện làm việc của Chi nhánh theo đúng chế độ, tiếp nhận và kiểm soát lại chứng từ từ phòng Giám đốc- Ngân quỹ; thực hiện chế độ báo cáo kế toán, thống kê, thực hiện chế độ truyền số liệu, quản lý mạng vi tính của toàn bộ Chi nhánh, bảo mật số liệu, lưu trữ an toàn số liệu, thông tin trên.
Bên cạnh phát triển thị phần tín dụng, Ngân hàng TMCP Á Châu Hà Nội cũng đã linh hoạt sử dụng vốn khả dụng vừa nhằm đảm bảo khả năng thanh khoản vừa để kinh doanh trên thị trường liên ngân hàng như cho vay đối với các tổ chức tín dụng và gửi có kỳ hạn tại các ngân hàng trong nước và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Với chủ trương đa dạng hoá các loại hình cho vay vừa để phân tán rủi ro tín dụng vừa để đáp ứng nhu cầu vốn của nhiều thành phần kinh tế nên trong năm 1999, dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế có nhiều thay đổi, trong đó tỷ lệ cho vay đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tăng từ 67% tổng dư nợ(.
Ngoài các lý do kể trên còn một yếu tố quan trọng nữa góp phần làm tăng mạnh nhu cầu vận tải bằng container và gây lên sự thiếu hụt các loại tàu vận tải container đó là việc mở thêm các tuyến vận chuyển container tầm ngắn sử dụng tàu công suất 1.000- 2.000 TEU chạy Feeder để chuyển tải hàng hoá tới các cảng trung chuyển lớn và việc xây dựng hàng loạt cảng container của các nước trong khu vực. Kể từ khi đi vào hoạt động đến nay, một trong những mục tiêu chiến lược phát triển quan trọng nhất của Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam là đầu tư, phát triển đội tàu nhằm nhanh chóng trẻ hoá và cơ cấu lại đội tàu theo hướng chuyên dụng phù hợp với xu thế phát triển của các phương thức vận tải tiên tiến trên thế giới và trong khu vực.
Ngân hàng TMCP Á Châu Hà Nội đã trang bị hệ thống máy tính hiện đại, đáp ứng nhu cầu sử dụng của nhân viên tín dụng, đảm bảo mỗi người một máy tính, một điện thoại và ô chỗ ngồi riêng biệt, yên tĩnh để xử lý công việc được chính xác và tập trung. Ngoài ra, hàng ngày Phòng Tín dụng còn được cung cấp nhiều sách báo, tạp chí, tài liệu tham khảo cần thiết cho việc khai thác và tiếp nhận thông tin như : Báo Đầu tư, Thời báo Kinh tế Việt Nam, Kinh tế Sài Gòn, Giá cả thị trường,.
Mặt khác, khi tính thời gian thu hồi vốn đầu tư, Ngân hàng TMCP Á Châu Hà Nội thường so sánh giá trị luỹ kế của lợi nhuận và khấu hao hàng năm với tổng vốn đầu tư mà không tính đến yếu tố thời gian của tiền. Việc thẩm định tài chính dự án đầu tư của Ngân hàng TMCP Á Châu Hà Nội mới chỉ dừng ở mức phân tích trạng thái tĩnh, chưa đi sâu phân tích những biến động của thị trường, môi trường kinh tế, môi trường chính trị và các yếu tố ảnh hưởng khác.
+ Là một ngân hàng TMCP mới được thành lập 7 năm, do đó đối với Ngân hàng TMCP Á Châu Hà Nội nói riêng và Ngân hàng TMCP Á Châu nói chung, hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư chưa phải là một hoạt động truyền thống và chưa là một thế mạnh của Ngân hàng. - Các doanh nghiệp nước ta hiện nay có tiềm lực tài chính chưa mạnh, các báo cáo tài chính không được kiểm toán nên việc phân tích các báo cáo này gây rất nhiều khó khăn cho các nhân viên thẩm định của Ngân hàng.
- Với phương trâm “An toàn-Hiệu quả-Phát triển”, Ngân hàng TMCP Á Châu Hà Nội tận dụng mọi thời cơ để mở rộng đầu tư, nâng dần tỷ trọng cho vay trung và dài hạn, nâng cao chất lượng tín dụng, phấn đấu giảm tỷ lệ nợ quá hạn xuống dưới 2%. - Chủ động bố trí vốn, trực tiếp tham gia hoặc đồng tài trợ với các ngân hàng thương mại khác để phát huy mạnh mẽ sức mạnh về vốn, kinh nghiệm hoạt động ngân hàng.
- Mở rộng tín dụng gắn liền với việc củng cố, nâng cao hiệu quả, chất lượng tín dụng, bảo đảm khả năng thu hồi vốn, giảm tỷ lệ nợ quá hạn, nợ khó đòi. Tất cả các nhân viên tín dụng trong toàn hệ thống ACB sẽ được đào tạo những kỹ năng, kiến thức của công tác thẩm định dự án để phát huy hơn nữa hiệu quả của công tác tín dụng.
Mặt khác, Ngân hàng TMCP Á Châu Hà Nội cần áp dụng nhiều hơn nữa việc tính toán các chỉ tiêu đánh giá dự án đầu tư như : giá trị hiện tại ròng NPV, tỷ suất sinh lời nội bộ IRR, chỉ số doanh lợi PI, sử dụng các chỉ tiêu này làm tiêu chuẩn trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động, lựa chọn dự án đầu tư trong hoạt động cho vay. Tiếp tục phát huy lợi thế về cơ sở vật chất sẵn có, Ngân hàng TMCP Á Châu Hà Nội nên phát triển hệ thống thu thập thông tin từ bên ngoài thông qua việc kết nối với mạng máy tính của Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng thương mại khác, trung tâm thông tin trong nước và quốc tế.
- Đề nghị các Bộ, Ngành cần phối hợp chặt chẽ trong việc thẩm định và phê duyệt các dự án đầu tư, nâng cao trình độ, chất lượng thẩm định dự án đầu tư nhất là về các mặt: kỹ thuật, công nghệ, thị trường, kinh tế xã hội. Ngoài ra, Chính phủ cần ban hành quy chế bắt buộc và công khai công tác kiểm toán của các doanh nghiệp giúp ngân hàng trong việc phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp và tài chính của dự án đầu tư.
- Đề nghị Nhà nước, các Bộ, Ngành sớm ban hành chi tiết cho từng ngành, lĩnh vực cụ thể, tạo điều kiện thuân lợi cho việc xác định tổng vốn đầu tư và chi phí sản xuất hàng năm. - Đề nghị Ngân hàng Nhà nước phối hợp với các Bộ, Ngành xây dựng đề án xác định hệ thống chỉ tiêu thẩm định mang tính chuẩn mực.
Nhà nước chỉ đạo các doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc các chế độ kiểm toán, thống kê và thông tin báo cáo theo đúng quy định.