Giáo trình luật hợp đồng kinh tế

MỤC LỤC

PHÁP LỆNH HỢP ĐỒNG KINH TẾ (25/09/1989)

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG KINH TẾ

    Đó là loại hợp đồng trong đó quyền và nghĩa vụ các bên tương xứng với nhau trong trao đổi hàng hóa, thực hiện dịch vụ hoặc sản xuất và thanh toán. Nó được xây dựng trong các lĩnh vực trao đổi hàng hóa, vận chuyển hàng hóa, xây dựng cơ bản, nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học. Đây là loại hợp đồng giữa các chủ thể kinh doanh với nhau thỏa thuận lập ra một cơ sở kinh tế - kỹ thuật mới để thực hiện mục đích chung của họ và cơ sở mới này chỉ tồn tại và hoạt động trên cơ sở thỏa thuận giữa các bên.

    Các bên chủ thể có thể thỏa thuận góp vật chất, góp sức lao động để lập ra cơ sở kinh doanh mới. Loại hợp đồng này là hợp đồng có tính phổ biến theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, các bên cùng có lợi. Đây là hợp đồng chủ yếu thỏa thuận về việc mua bán vật tư và tiêu thụ sản phẩm của đơn vị kinh tế.

    Là hợp đồng giữa đơn vị vận chuyển hàng hóa và đơn vị thuê vận chuyển hàng hóa (đây là loại hợp đồng mang tính đền bù). Đó là hợp đồng giữa bên giao thầu và bên nhận thầu xây dựng cơ bản toàn bộ công trình theo đồ án thiết kế và thời hạn thỏa thuận trong hợp đồng. Là một chế định pháp luật, chế độ hợp đồng kinh tế có vai trò hết sức to lớn đối với nhà nước, xã hội cũng như mỗi đơn vị kinh doanh.

    - Hợp đồng kinh tế góp phần tăng cường kế hoạch hóa, củng cố hạch toán kinh tế trên cơ sở tôn trọng quyền tự chủ kinh doanh của các chủ thể kinh doanh. - Bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, đề cao trách nhiệm của doanh nghiệp trong các quan hệ kinh tế. - Giữ vững trật tự, kỷ cương, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động kinh doanh của xã hội.

    - Bảo vệ quyền tự chủ và bình đẳng trong kinh doanh, điều này được thể hiện trong các quy định về ký kết hợp đồng. - Quyền được luật pháp bảo vệ khi các chủ thể kinh doanh khác không thực hiện đúng cam kết trong quan hệ kinh tế. - Thông qua chế định hợp đồng kinh tế với các quy định về ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế, Nhà nước thực hiện vai trò điều tiết của mình đối với các quan hệ kinh tế đa dạng của xã hội, hướng sự phát triển của các quan hệ đó theo trật tự kỷ cương của pháp luật, đảm bảo sự vận hành của nền kinh tế theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.

    KÝ KẾT HỢP ĐỒNG KINH TẾ

      Trong trường hợp một bên tham gia hợp đồng là người làm công tác nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, nghệ nhân..thì người ký kết là người trực tiếp thực hiện các công việc đó. Trường hợp một bên là tổ chức nước ngoài tại Việt Nam thì đại diện tổ chức đó phải được ủy nhiệm bằng văn bản, nếu là cá nhân nước ngoài thì người nước ngoài đó phải trực tiếp ký kết các hợp đồng kinh tế. Người đại diện đương nhiên của các chủ thể hợp đồng kinh tế có thể ủy quyền cho người khác thay mình ký kết, thực hiện hợp đồng kinh tế cũng như trong tố tụng khi có tranh chấp hợp đồng (gọi là đại diện theo ủy quyền).

      Ký kết hợp đồng trực tiếp diễn ra trong trường hợp đại diện hợp pháp của các bên trực tiếp gặp nhau để bàn bạc, thỏa thuận, thống nhất ý chí, xác định các điều khoản của hợp đồng và cùng ký kết vào một văn bản. Ký kết hợp đồng gián tiếp là cách ký kết mà trong đó các bên gửi cho nhau các tài liệu giao dịch (như công văn, điện báo, đơn đặt hàng, đơn chào hàng)có chứa nội dung cần giao dịch. Trong trường hợp này hợp đồng chỉ được coi là có giá trị pháp lý từ khi các bên nhận được tài liệu giao dịch thể hiện sự thỏa thuận xong những điều khoản chủ yếu của hợp đồng.

      Đó là những điều khoản đã được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật, nếu các bên không ghi cụ thể vào đó thì nó là những điều khoản mặc nhiên các bên có nghĩa vụ phải thực hiện. Nếu các bên ghi vào các điều khoản này thì đó là những điều khoản có tính cụ thể hơn chứ không được đưa vào những nội dung trái với quy định (VD điều khoản về việc bồi thường thiệt hại, thời gian thông báo sự thay đổi nào đó của các bên về nội dung hợp đồng..). Là các điều khoản được đưa vào hợp đồng căn cứ vào khả năng, nhu cầu và sự thỏa thuận của mỗi bên khi chưa có quy đinh của pháp luật hoặc các bên vận dụng linh hoạt những quy định của pháp luật vào hoàn cảnh cụ thể của mình mà không trái pháp luật.

      HĐKT là hình thức của các quan hệ kinh tế diễn ra giữa các chủ thể kinh doanh với nhau trong quá trình tiến hành các hoạt động kinh doanh và đây là hình thức có tính thường xuyên và chủ yếu để các chủ thể kinh doanh hoạt động có hiệu quả các hoạt động kinh doanh của mình. Nhưng trong nền kinh tế thị trường các hoạt động kinh doanh diễn ra hết sức phức tạp, buộc các nhà kinh doanh luôn phải tỉnh táo, quan tâm đến khả năng thực hiện hợp đồng của đối tác cùng hợp tác với mình. Bởi vì khi ký kết một hợp đồng nào đó chỉ cần một bên thực hiện không đúng hoặc không thực hiện hợp đồng thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới kế hoạch kinh doanh của bên kia.

      Do vậy trong quá trình đàm phán ký kết cả hai bên đều phải xem xét đến khả năng thực hiện hợp đồng của nhau và đồng thời tìm các biện pháp đảm bảo cả hai bên đều phải phải thực hiện hợp đồng một cách nghiêm túc. Trong trường bên có nghĩa vụ nếu không thực hiện được nghĩa vụ đã được xác định trong hợp đồng thì bên kia có quyền sử lý tài sản thế chấp để đảm bảo quyền lợi của mình. Bên nào không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng thì sẽ phải chịu phạt hợp đồng và phải bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên kia không cần phải qua thỏa thuận.