MỤC LỤC
Do vậy khi doanh nghiệp đã có hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn thì việc xây dựng và áp dụng một hệ thống quản lý tri thức sẽ đem lại nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp mà quan trọng nhất là kích thích việc trau dồi và phổ biến tri thức tạo ra những ưu thế cạnh tranh cao hơn. Kiểm soát chất lượng toàn diện là phương pháp quản lý sao cho các hoạt động có thể tiến hành một cách hiệu quả nhất và thoả mãn khách hàng bằng cách thống nhất các nỗ lực của tất cả các bộ phận trong tổ chức có liên quan đến hoạt động phát triển, duy trì và cải tiến chất lượng.
Đặc điểm chung của quản lý chất lượng toàn diện là: Chất lượng được định hướng bởi khách hàng; quan điểm hệ thống; đề cao vai trò lãnh đạo trong tổ chức; sự tham gia của mọi người; sử dụng các công cụ thống kê toán; liên tục cải tiến chất lượng; …. Các công cụ trên có thể được kết hợp một cách linh hoạt nhằm nhanh chóng phát hiện các vấn đề chất lượng và quan trọng hơn là tìm được nguyên nhân gây ra vấn đề để từ đó đề ra các biện pháp thích hợp để phòng ngừa hoặc khắc phục các vấn đề chất lượng.
Chất lượng quản lý thể hiện ở các khía cạnh như: yếu tố quan trọng nhất là năng lực, trình độ và uy tín của người lãnh đạo; mức độ phối kết hợp của các cá nhân trong hệ thống; các quyết định quản lý đã ban hành có hiệu lực không, việc thực hiện các quyết định này có đạt hiệu quả không và ở mức độ nào; hiệu quả hoạt động chung của hệ thống; các tổn thất đã xảy ra và phản ứng của các khách thể có liên quan. Quản lý chất lượng quản lý gồm các nội dung cụ thể sau: Liên tục đổi mới, hoàn thiện cơ cấu tổ chức hệ thống, ban hành quy chế, nội quy hoạt động đối với từng nhóm, từng phân hệ và đối với toàn bộ hệ thống một cách khoa học; hoàn thiện hệ thống thông tin trong hệ thống, bảo đảm lưu thông thông tin thông suốt, phòng ngừa các sự cố và tổn thất gây ra do chủ quan như sự phối hợp thiếu đồng bộ, sự mâu thuẫn nội bộ, phản ứng nhanh với môi trường ngoài; phát hiện và bồi dưỡng nhân tài, thu hút được chất xám bên ngoài.
Thừa nhận quan điểm " tiếp cận quá trình" dựa vào các quá trình chủ yếu khi quản lý chất lượng (như quá trình quản lý các nguồn lực, tiêu thụ sản phẩm và đo lường, cải tiến) với các cận quá trình liên quan (như thiết lập kế hoạch quản lý hệ thống, thông qua chương trình quản. lý nhân lực; môi trường; thiết kế và phát triển; mua sắm; sản xuất; giám sát và đo lường, phân tích dữ liệu; cải tiến) và những quá trình khác. Trước hết, những vấn đề thúc đẩy doanh nghiệp áp dụng ISO 9001: 2000 là do áp lực từ thị trường như yêu cầu từ phía khách hàng, do yêu cầu về mặt pháp lý của các cơ quan quản lý nhà nước, xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, những vấn đề về trách nhiệm, yêu cầu đăng ký của nhà cung ứng, nhu cầu cải thiện nội bộ, cải tiến hiệu quả hoạt động và duy trì lợi thế, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường của chính doanh nghiệp.
Như vậy, việc áp dụng ISO 9001: 2000 nhằm mục tiêu quan trọng nhất của doanh nghiệp là mang lại niềm tin cho người tiêu dùng, để giữ khách hàng và làm thoả mãn khách hàng thì sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp phải đáp ứng yêu cầu của khách hàng. ISO cung cấp một cơ chế cho phép các doanh nghiệp tiếp cận một cách hệ thống các hoạt động diễn ra trong doanh nghiệp, vì vậy doanh nghiệp sẽ có khả năng cung cấp một cách ổn định các sản phẩm, dịch vụ phù hợp với mong đợi của khách hàng.
Doanh nghiệp và nhà cung ứng phụ thuộc lẫn nhau và mối quan hệ tương hỗ cùng có lợi sẽ: nâng cao năng lực của cả hai bên để tạo ra giá trị; nâng cao hiệu quả, tối ưu hoá được chi phí và nguồn lực; nâng cao sự năng động và cùng chịu trách nhiệm giúp thay đổi thị trường, tạo nên nhu cầu và triển vọng khách hàng. Đánh giá trước chứng nhận (nhằm xác định xem hệ thống chất lượng đã phù hợp với tiêu chuẩn chưa và có được thực hiện một cách có hiệu quả không, xác định các vấn đề còn tồn tại để khắc phục; có thể do chính doanh nghiệp thực hiện hoặc do tổ chức khác thực hiện); lựa chọn tổ chức chứng nhận (đây là tổ chức đã được công nhận cho việc thực hiện đánh giá và cấp chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn ISO.
Hiện nay CONINCO là một trong những đơn vị đầu ngành xây dựng trong lĩnh vực tư vấn đầu tư và kiểm định chất lượng xây dựng.Với đội ngũ cán bộ có nhiều kinh nghiệm, Phòng Thí nghiệm LAS XD-60 có nhiều thiết bị thí nghiệm hiện đại, trong nhiều năm CONINCO đã tham gia vào công tác tư vấn đầu tư xây dựng, nghiên cứu chuyển giao công nghệ và kiểm định chất lượng trong nhiều lĩnh vực rộng rãi cho các dự án khác nhau có vốn đầu tư trong nước và ở nước ngoài. Hiện nay tổng số cán bộ công nhân viên của Công ty CONINCO là khoảng 500 người với các cán bộ chuyên môn bao gồm các nhà tư vấn, thiết kế, xây dựng và các chuyên gia có kinh nghiệm trong nước và quốc tế trong các lĩnh vực quy hoạch, kiến trúc, xây dựng, kết cấu, cơ điện và điện tử viễn thông, địa chất, môi trường, cấp thoát nước, khảo sát, kinh tế, luật… Họ là những người có thể tư vấn và thực hành các công việc trong nhiều lĩnh vực rộng lớn.
: Tham chiếu đến Cam kết của lãnh đạo: Giám đốc Công ty sẵn sàng cung cấp các bằng chứng về cam kết của mình đối với việc triển khai và thực hiện Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2000 tại Công ty CONINCO và cải tiến thường xuyên hiệu quả của hệ thống bằng cách: Phổ biến cho toàn thể cán bộ công nhân viên Công ty về tầm quan trọng của việc đáp ứng các yêu cầu của khách hàng cũng như các yêu cầu luật lệ và pháp lý; thiết lập Chính sách chất lượng; đảm bảo các Mục tiêu chất lượng được thiết lập hàng năm; tiến hành các cuộc xem xét lãnh đạo; đảm bảo sẵn sàng các nguồn lực. Điều này chưa kể đến phần nội dung chất lượng của báo cáo không đạt yêu cầu về chất lượng nhưng cũng không phát hiện được (những lỗi dễ thấy) mặc dù những dẫn chứng này cũng đã được nêu trong các cuộc họp với các đơn vị và được nhắc nhở nhiều khi ghi phiếu kiểm cho các đơn vị. Nhận thức về chất lượng sản phẩm ở một số đơn vị còn không được coi trọng bằng chỉ tiêu sản lượng. Chưa có sự áp dụng linh hoạt các kỹ thuật thống kê để kiểm soát chất lượng, phát hiện các vấn đề chất lượng và tìm ra những nguyên nhân gây ra vấn đề. Còn tồn tại những hệ thống tài liệu không phù hợp nên kém hiệu lực và hiệu quả. Trong năm 2004 - 2005, Luật Xây dựng và hệ thống văn bản pháp quy về quản lý xây dựng cơ bản của nhà nước đã thay đổi cơ bản, trải qua nhiều tháng trong năm, một số Nghị định dưới Luật xây dựng chậm được ban hành, do đó việc sửa đổi, điều chỉnh văn bản của Hệ thống còn chưa theo kịp. quản lý chưa đầy đủ, chưa đưa vào danh mục cặp hồ sơ, chưa ghi chính xác tên các cặp hồ sơ,…) trong khi chưa chỉ ra những vấn đề thực sự để từ đó có hành động phòng ngừa, khắc phục hay cải tiến.
Cơ hội và khó khăn, thách thức là những điều kiện luôn có tính chất song hành, là tất yếu khách quan trong quá trình hoạt động và phát triển đòi hỏi Công ty phải khai thác điểm mạnh, từng bước khắc phục điểm yếu của mình trên cơ sở tận dụng các cơ hội và có biện pháp phòng tránh hoặc khắc phục khó khăn trong quá trình áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001: 2000. Ngoài ra, trình độ quản lý, hạ tầng cơ sở của Công ty còn bị hạn chế chưa đáp ứng đủ so với yêu cầu của ISO 9001: 2000; phương pháp làm việc theo kiểu cũ còn tồn tại cố hữu khó sửa đổi; việc chuẩn hoá, văn bản hoá, thực hiện, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo yêu cầu ISO là việc khó khăn, đòi hỏi phải có thời gian và công sức.
Phấn đấu giảm tỷ lệ khiếu nại của khách hàng đối với các sản phẩm và dịch vụ tư vấn kiểm định mà Công ty cung cấp cho khách hàng xuống dưới 1% và không phải lỗi lớn gây thiệt hại cho khách hàng. - Công ty đảm bảo các dịch vụ tư vấn có chất lượng cho các dự án trên địa bàn cả nước, mở rộng thị trường, đẩy mạnh khai thác khả năng liên danh, liên kết trong và ngoài nước, hợp tác tư vấn với các tổ chức nước ngoài như các nước thuộc liên minh Châu Âu, các quốc gia trong khu vực…, phát triển đầu tư và thực hiện dự án ở Lào, Campuchia.