MỤC LỤC
Tựu chung lại, việc xếp hạng tín nhiệm được nhấn mạnh ở các nội dung quan trọng sau: xác định khả năng trả nợ đúng hạn của KH bằng cách xếp hạng, các thứ hạng sẽ cho biết năng lực và thiện chí của người vay với việc thanh toán lãi gốc và nợ đúng hạn, phù hợp với các điều khoản đã cam kết; tính chất và các điều khoản cam kết; bảo vệ các cam kết nợ để chúng có đủ sức và vị trí tương đối trong từng trường hợp phá sản, tái tổ chức hoặc những xếp đặt khác theo luật phá sản mà không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các chủ nợ. Mục tiêu của bước này là có được đầy đủ các đánh giá về tình hình tài chính của doanh nghiệp (các đánh giá về tỷ lệ nợ/Vốn chủ sở hữu, đánh giá về khả năng thanh toán, khả năng trả nợ của doanh nghiệp), qua đó phân tích và đưa ra những nhận định về năng lực tài chính của doanh nghiệp trong giai đoạn quá khứ và hiện tại đồng thời đưa ra những dự báo trong tương lai.
Hiệu quả và độ tin cậy của hệ thống chấm điểm tín dụng còn phụ thuộc rất lớn vào điều kiện cơ sở vật chất và hệ thống thông tin trong ngân hàng. Công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng tín nhiệm rất phức tạp và đòi hỏi độ chính xác cao vậy việc lưu trữ, xử lý và cập nhật thông tin phải được thực hiện bởi các phần mềm tiên tiến, hiện đại và khoa học. Sự nhận thức về tầm quan trọng của công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng của CBCĐTD có ảnh hưởng trực tiếp đến các nhân tố như chất lượng, độ chính xác của thông tin thu thập được, sự cẩn trọng và khách quan khi đánh giá.
CBCĐTD trước tiên phải là người có trình độ nghiệp vụ và có hiểu biết sâu sắc về công tác quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng đồng thời phải am hiểu về các phần mềm chấm điểm tín dụng và có đủ năng lực để đánh giá các chỉ tiêu phi tài chính. Đồng thời, các CBCĐTD phải là những người có đạo đức nghề nghiệp để đảm bảo công tác chấm điểm là trung thực, khách quan và đáng tin cậy. Hệ thống chấm điểm tín dụng cùng với ứng dụng của nó là xếp hạng khách hàng đi vay là một trong các công cụ hữu ích của NH để lượng hoá và hạn chế rủi ro tín dụng có thể xảy ra.
Ngành thương mại, dịch vụ bao gồm các hoạt động kinh doanh trên cảng sông, cảng biển; kinh doanh khách sạn, nhà hàng, giải trí, du lịch; hoạt động kinh doanh siêu thị, đại lý phân phối, bán buôn, bán lẻ các loại nông sản, lâm sản, thủy hải sản, kinh doanh thực phẩm, rượu, bia, nước giải khát, dược phẩm, thiết bị y tế, mỹ phẩm, văn hóa phẩm, vật liệu xây dựng, hàng điện trử, máy móc, phương tiện giao thông vận tải, hóa chất (bao gồm cả phân bón, thuốc trừ sâu), hàng tiêu dùng, hàng mỹ thuật, mỹ nghệ, điện, khí đốt; in ấn, xuất bản sách, báo chí; dịch vụ chăm sóc sức khỏe, làm đẹp; dịch vụ tư vấn, môi giới; thiết kế thời trang, gia công may mặc; bưu chính viễn thông; vận tải đường bộ, đường song, đường biển, đường sắt, đường hàng không; dịch vụ vệ sinh, môi trường, văn phòng…. - Giới thiệu thông tin cơ bản về khách hàng bao gồm tên doanh nghiệp, thông tin về người đại diện của doanh nghiệp, hình thức sở hữu vốn, thông tin về ngành nghề và lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tổng số nhân viên và người lao động, đặc điểm về hoạt động của doanh nghiệp trong năm tài chính có ảnh hưởng đến báo cáo tài chính. Tuy nhiên, các đánh giá về môi trường kinh doanh, kinh nghiệm và năng lực quản lý của đội ngũ lãnh đạo đều tốt; hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đa dạng, lợi nhuận tăng đều qua các năm, khả năng tự chủ và độc lập về tài chính cao; doanh nghiệp là khách hàng mới, có tài khoản duy trì tại Ngân Hàng Công Thương, uy tín giao dịch ở mức trung bình.
Các chỉ tiêu này không chỉ cho phép ngân hàng đánh giá khả năng trả nợ của KH mà còn dự đoán được nhu cầu vốn lưu động của KH trong từng chu kì kinh doanh, xác định được chu kì sản xuất kinh doanh từ đó xác định phương thức cho vay, quá trình giải ngân và kỳ trả nợ phù hợp. Thông tin sử dụng trong chấm điểm còn thiếu nguồn cung cấp từ bên ngoài doanh nghiệp và ngân hàng như: cơ quan thuế, cơ quan quản lý thị trường, nhà cung cấp, khách hàng, nguồn thông tin đại chúng và các thông tin từ các chi nhánh cùng hệ thống, từ hệ thống ngân hàng khác. Trên thực tế, số lượng các doanh nghiệp cung cấp các báo cáo tài chính đã qua kiểm toán không nhiều, do đó dẫn đến hiện tượng báo cáo tài chính phản ánh không trung thực với tình hình thực tế hoặc doanh nghiệp thực hiện chế độ hạch toán không đúng theo qui định, Bên cạnh đó, tình trạng một doanh nghiệp có nhiều báo cáo khác nhau về tình hình hoạt động cho các bên liên quan sử dụng thông tin (cơ quan thuế, ngân hàng, cổ đông..) theo những mục đích riêng là hiện tượng không hiếm của các DN vay vốn tại Việt Nam hiện nay.
Thứ hai, hệ thống chỉ tiờu mà NHCT thiết kế dựa trờn cơ sở chưa rừ ràng Hệ thống chỉ tiêu chấm điểm tín dụng của Sở Giao Dịch I -NHCT bao gồm 11 chỉ tiêu tài chính và phân thành 4 nhóm song vẫn chưa thể phản ánh được hết tình hình tài chính cùa KH do các số liệu được lấy trong quá khứ. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của DN đối với NHTM là công cụ quan trọng để phân tích, kiểm tra tính hợp lý của các khoản mục trên bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh, là cơ sở để tính toán các chỉ tiêu tài chính, đánh giá khả năng thanh toán, tình hình hoạt động kinh doanh và khả năng linh động về tài chính của DN.
Bên cạnh đó, các cán bộ tín dụng cần có tinh thần trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp, thực hiện tốt việc thẩm định và quyết định cho vay; tính toán, xác định đúng kỳ hạn trả nợ, trả lãi vay phù hợp với chu kỳ kinh doanh, theo dừi kiểm tra sử dụng vốn vay và đụn đốc khỏch hàng thực hiện nghĩa vụ trả nợ đã cam kết, tuyệt đối không để phát sinh nợ quá hạn. Qua những đánh giá về thực trạng của công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng tại Sở giao dịch I sau hơn 3 năm triển khai, Ngân Hàng Công Thương Việt Nam cần xây dựng bộ phận phân tích, đánh giá, cập nhật thông tin tín dụng nhiều chiều tại chi nhánh cấp I (Sở Giao Dịch I tại Hà Nội và Sở Giao Dịch II tại thành phố Hồ Chí Minh), hoặc theo từng khu vực. Tuy nhiên, hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng CIC của nước ta đang trong giai đoạn sơ khai, chất lượng thông tin còn hạn chế, thông tin không mang tính nhanh nhạy, kịp thời, chính xác; nội dung thông tin còn nghèo nàn thiên về tính liệt kê, báo cáo, chưa có tính phân tích, dự báo, cảnh cáo, ngăn ngừa; mạng lưới cung cấp thông tin còn yếu (chủ yếu là các Ngân hàng thương mại thông qua mẫu biểu báo cáo) thông tin còn mang tính che giấu, trên thực tế, có rất nhiều ngân hàng thương mại không nắm bắt hoặc cố tình che giấu nợ xấu và nợ có vấn đề của mình.
NHNN cần củng cố đổi mới và phát triển hệ thống thông tin tín dụng rộng khắp; kiện toàn tổ chức hoạt động TTTD, xây dựng đội ngũ chuyên gia xử lý, phân tích kinh tế chuyên sâu, có trình độ, trách nhiệm đảm bảo chất lượng thông tin được xử lý, cung cấp kịp thời, chính xác, có chiều sâu để thông tin thực sự mang tính dự báo, cảnh báo, ngăn ngừa rủi ro và kích thích thị trường tín dụng phát triển. NHNN nên có những qui định cụ thể về Luật điều chỉnh hoạt động cũng như mô hình tổ chức và việc quản lý Nhà nước đối với Công ty xếp hạng tín nhiệm Việt Nam đồng thời cho phép thành lập các công ty xếp hạng tín nhiệm nói chung để cung cấp các dịch vụ xếp hạng doanh nghiệp trên thị trường, cụ thể Trần Thị Ngọc Anh Lớp: Tài chính doanh nghiệp 46A. Vấn đề cấp bách nhất hiện nay trong quản trị điều hành của các NHTM trong đó có Ngân hàng Công thương Việt Nam là làm sao để đảm bảo an toàn tín dụng, cải thiện tình hình tài chính và nâng cao năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới, đặt ra nhiều thách thức đối với hệ thống tài chính của Việt Nam.