MỤC LỤC
Hàm lượng cacbon cố định: là lượng cacbon còn lại sau khi đã loại các chất vô cơ khác không phải là cacbon trong tro khi nung ở 950oC, hàm lượng này thường chiếm khoảng 5 – 12%, giá trị trung bình là 7%.
Việc tính toán tốc độ phát thải rác là một trong những yếu tố quan trọng trong việc quản lý rác thải bởi vì từ đó người ta có thể xác định được lượng rác phát sinh trong tương lai ở một khu vực cụ thể có kế hoạch quản lý từ khâu thu gom, vận chuyển đến xử lý. Phương pháp xác định tốc độ phát thải rác cũng gần giống như phương pháp xác định tổng lượng rác.
Sự phát sinh chất thải trong công nghiệp 2.2 ẢNH HƯỞNG CHẤT THẢI RẮN ĐẾN MÔI TRƯỜNG.
Các chất hữu cơ sẽ được VSV phân hủy trong môi trường đất trong 2 điều kiện hiếu khí và kỵ khí, khi có độ ẩm thích hợp sẽ tạo ra hàng loạt các sản phẩm trung gian, cuối cùng hình thành các chất khoáng đơn giản, nước, CH4, CO2…. Tại các bãi rác lộ thiên, nếu không được quản lý tốt sẽ gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho bãi rác và cho cộng đồng dân cư trong khu vực gây ô nhiễm không khí, các nguồn nước, ô nhiễm đất và là nuôi dưỡng các vật chủ trung gian truyền bệnh cho con người.
- Phương pháp xử lý rác đô thị rẻ tiền nhất, chỉ tốn chi phí cho công việc thu gom và vận chuyển rác từ nơi phát sinh đến bãi rác;. - Tạo môi trường thuận lợi cho các loại động vật gặm nhấm, các loại côn trùng, vi trùng gây bệnh sinh sôi nảy nở gây nguy hiểm cho sức khỏe con người;. ♦ Bãi chôn lấp hợp vệ sinh (Sanitary landfill): Phương pháp này được nhiều đô thị trên thế giới áp dụng trong quá trình xử lý rác.
Đây là phương pháp xử lý rác thích hợp nhất trong điều kiện khó khăn về vốn đầu tư nhưng lại có mặt bằng đủ lớn và nguy cơ gây ô nhiễm môi trường ít. Trong bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh, bên dưới thành đáy được phủ lớp chống thấm có lắp đặt hệ thống ống thu nước rò rĩ và hệ thống thu khí thải từ bãi rác. Bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh hoạt động bằng cách: mỗi ngày trải một lớp mỏng rác, sau đó nén ép chúng lại bằng các loại xe cơ giới, tiếp tục trải lên một lớp đất mỏng độ 25cm.
Công nghệ ủ rác hiếu khí của Đan Mạch, được cơ khí hóa sử dụng hai lò quay trong môi trường bổ sung và duy trì liên tục không khí và độ ẩm. Tuy nhiên đòi hỏi đầu tư rất lớn mà bất kỳ một nơi nào khác khó có thể thực hiện được nếu không có sự giúp đỡ tài chính của nước ngoài.
− Xử lý rác là khâu cuối cùng trong công tác quản lý rác, công việc này mang ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, giảm thiểu các tác động do CTR gây ra cho các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác và bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Điều này đã gây nên nhiều phản ứng của người dân sống quanh khu vực bãi rác, đặc biệt là bãi rác ở đèo Rù Rì của thành phố Nha Trang gây thiệt hại cho nguồn nước của người dân rất nghiêm trọng. UBND tỉnh Khánh Hòa đã cho phép xây dựng hai dự án: một là xây dựng bãi rác mới theo công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh bằng nguồn vốn vay ngân hàng thế giới; hai là cải tạo và tiến tới đóng cửa bãi rác cũ bằng nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phuỷ Bổ.
− Việc cho xây dựng nhà máy chế tạo phân hữu cơ từ rác là rất hợp lý, tuy nhiên ở Khánh Hòa chưa xây dựng được nhà máy nào mà chỉ mới ở dự án. - Quy hoạch về quy mô của các hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải đối với từng vùng quy hoạch KT – XH căn cứ vào hiện trạng đô thị, địa lý, dân cử. Phân chia địa bàn tỉnh Khánh Hòa thành các khu vực như : khu dân cư, khu dân cư nhà cao tầng, khu dịch vụ – thương mại, khu vực văn phòng giao dịch, khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất, khu chợ đầu mối.
Bổ sung và hoàn thiện luật lệ, chính sách, quy định quy trình quản lý, đồng thời xây dựng một lực lượng kiểm tra xử phạt chế tài những hành vi vi phạm hành chính về trật tự vệ sinh đô thị, về thu gom, vận chuyển và xử lý CTR. Để đảm bảo giảm gánh nặng chi phí tăng cao hàng năm cho ngân sách Tỉnh, thống nhất việc quản lý thu phí vệ sinh cho toàn bộ quá trình quét dọn, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải cần sớm được triển khai.
Do đó Diên Khánh là đầu mối giao thông về đường bộ, đường sắt, gần bến cảng, sân bay…là địa bàn trung chuyển Bắc Nam, hội tụ nhiều điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội thuận lợi cho phát triển nền kinh tế hàng hóa, đặc biệt với hành lang quốc lộ 1 và các tuyến tỉnh lộ 8, tỉnh lộ 2 đã tạo điều kiện gắn Diên Khánh với các huyện trong tỉnh và mở rộng giao lưu kinh tế liên vùng, cả nước và quốc tế. Diên Khánh là huyện có mạng lưới sông suối dày đặc với các con sông lớn (sông Suối Dầu, Sông Cái, sông Suối Cát) và hàng chục khe suối khác.Tổng lượng nước hàng năm đều lớn, song phân bố không đều và thường gây bất lợi cho sản xuất nông nghiệp. Hiện nay, Diên Khánh đang tu bổ các công trình hiện có và xây dựng thêm các công trình mới như Suối Dầu với diện tích tưới tiêu thiết kế 3.800 ha, các hồ chứa nhỏ khác như hồ Hòn Rọ, đập Lỗ Dinh, hồ Cây Sung, hồ Đá Mài với diện tích tưới thiết kế tổng cộng 400 ha, xây dựng lại trạm bơm Hòn Tháp với năng lực tưới khoảng 600 ha.
Trong mấy năm vừa qua dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy, Uûy ban nhân dân, huyện Diên Khánh đã có nhiều cố gắng, từng bước vươn lên đạt những thành tựu quan trọng về các mặt, tạo tiền đề phát triển mạnh về kinh tế – xã hội cho những năm tiếp theo, hòa nhập với tỉnh trong xu thế hội nhập khu vực và quốc tế. Vị trí kinh tế huyện Diên Khánh trong tổng thể kinh tế của tỉnh Khánh Hòa: Với lợi thế vị trí của mình so với các đô thị phía bắc của tỉnh, tuy chỉ chiếm 10,9% diện tích tự nhiên và khoảng 13% về dân số so với toàn tỉnh, song vị trí kinh tế của Huyện so với toàn tỉnh đã chiếm 13,7% về giá trị sản xuất; 8,8% giá trị sản xuất ngành công nghiệp; 24,8% giá trị sản xuất ngành nông lâm nghiệp;. − Có điều kiện tự nhiên thuận lợi, khí hậu thời tiết ôn hòa, nắng quanh năm là điều kiện thuận lợi để phát triển nhiều loại cây trồng nhiệt đới, vật nuôi đa dạng đạt năng suất và chất lượng cao thích ứng với thị trường trong và ngoài nước.
Do khí thải từ các hoạt động công nghiệp: Mấy năm gần đây ngành công nghiệp của huyện Diên Khánh phát triển mạnh, điển hình như ngành công nghiệp cơ điện điện tử, ngành dệt, ngành may, ngành sản xuất bêtông thủy tinh, ngành khai thác khoáng sản, ngành lương thực thực phẩm. Trong vài năm gần đây, Diên Khánh thực hiện việc quan trắc chất lượng môi trường nước mặt hàng năm với tần suất giám sát 4 lần/năm tại một số điểm quan trắc trên các sông lớn như: sông Cái, sông Suối Dầu và một số sông suối, kênh mương thì hầu hết các chỉ tiêu môi trường đều đạt tiêu chuẩn TCVN 5942 – 1995 nhưng vẫn có những chỉ tiêu cao hơn tiêu chuẩn môi trường cho phép đối với nguồn nước cấp sinh hoạt như: hàm lượng chất rắn lơ lửng (TSS), dầu mỡ (HC) cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ 1 đến 1,5 lần; coliform cao hơn tiêu chuẩn cho pheùp gaáp nhieàu laàn. − Đối với hoạt động khai thác khoáng sản ở Diên Khánh (hầu hết là khai thác đá) thì có 32 /83 doanh nghiệp thực hiện việc nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, trong đó chỉ có 2 cơ sở (Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng Khánh Hòa; Công ty TNHH xây dựng Khánh Nguyên ) tại mỏ đá Hòn Ngang thực hiện kiểm soát ô nhiễm nước thải, khí thải và tiếng ồn thì hầu hết các chỉ tiêu: pH, BOD, coliform đều đạt tiêu chuẩn cho phép ngoại trừ chỉ tiêu TSS, COD.
Diên Khánh có 29 cơ sở kinh doanh xăng dầu thuộc công ty xăng dầu Phú Khánh thì chỉ có 2 cơ sở (kho xăng dầu A, B) thực hiện kiểm soát ô nhiễm nước thải và đều ở trong mức tiêu chuẩn môi trường cho phép vì có hệ thống thu gom, xử lý nước thải hoàn chỉnh.