Đánh giá hiện trạng môi trường khu vực bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình

MỤC LỤC

Đặc điểm kinh tế - xã hội

Hoạt động thương mại ở khu vực bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn chủ yếu dưới dạng buôn bán cá thể các hàng thuỷ hải sản, giao lưu hàng hoá nông thuỷ hải sản với trung tâm thương mại của huyện, tỉnh và vươn tới các thị xã, thành phố xa hơn như thành phố Hà Nội. Trong phạm vi vùng nghiên cứu thuộc phân vùng này là diện tích phần phía tây cửa sông Đáy, được giới hạn từ vòng cung Cồn Mờ (phương đông bắc – tây nam) đến bãi triều ven đê ngăn mặn ngoài cùng, tổng diện tích khoảng 45 km2.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    Để thực hiện được yêu cầu đề ra, cần thiết có mục tiêu và quy định cụ thể về loại dữ liệu, yêu cầu thông tin, mục tiêu sử dụng khi thực hiện phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu ngoài thực địa phục vụ cho QHMT. Những thông tin, dữ liệu thu thập rất đa dạng, phụ thuộc trước tiên vào đối tượng nghiên cứu, phạm vi không gian nghiên cứu và có liên quan trực tiếp đến việc giải quyết vấn đề đặt ra đối với QHMT của khu vực. Tất cả các tài liệu sau khi thu thập được nhập vào máy tính, dựa trên kỹ thuật ứng dụng những hệ thống vi tính số để tổng hợp, chỉnh lý, thống kê các thông tin và số liệu môi trường về tự nhiên của vùng bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn.

    PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ VÀ DỰ BÁO BIẾN ĐỘNG MÔI TRƯỜNG - Để đánh giá hiện trạng môi trường thì cần phải so sánh, đối chứng các kết quả phân tích các mẫu đất, nước với các tiêu chuẩn đã được quy định. + Dựa vào kết quả phân tích các bức ảnh vệ tinh chụp khu vực nghiên cứu qua các thời kỳ 1992 và 2003 để đánh giá quá trình xâm nhập mặn, sự phát triển bồi tích hàng năm,… từ đó dự báo sự biến đổi vùng bãi bồi ngoài đê.

    KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH KHU VỰC BÃI

    HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC BÃI BỒI VEN BIỂN HUYỆN KIM SƠN TỈNH NINH BÌNH

      Có thể lý giải hiện tượng mặn, nhạt của nước sông Đáy theo chế độ thuỷ triều như sau: Khi triều xuống, dòng chảy của nước biển cùng chiều với dòng chảy của sông, đồng thời do sông Đáy có lưu lượng dòng chảy lớn, áp lực dòng chảy của sông đã đẩy nước mặn ra xa vùng cửa sông, nước sông lúc này có vị nhạt. Khi thuỷ triều bắt đầu lên, dòng chảy của nước biển ngược chiều với dòng chảy của sông, nhưng do sông Đáy có lưu lượng dòng chảy lớn, nước sông có tỷ trọng nhỏ hơn nước biển nên áp lực dòng chảy của sông đã tạo thành một lớp nước nhạt chảy ở phần trên mặt theo hướng từ đất liền ra biển. Nếu so sánh với tiêu chuẩn vệ sinh đối với chất lượng nước cấp cho sinh hoạt theo quyết định số 682/BXD – CSXD - 1996 của bộ Xây Dựng (QCXDVN I) thì nước sông Đáy lúc triều đứng không đạt tiêu chuẩn dùng cho cấp nước sinh hoạt.

      Nước sông Càn có tổng lượng cặn sấy khô rất cao, đạt tới 11837,07 mg/l; lượng cặn lơ lửng trung bình; lượng oxi hoà tan hơi thấp; lượng tiêu hao oxi sinh hoá hơi cao; tổng hàm lượng các hợp chất chứa Nitơ thấp nhưng hàm lượng Nitrit cao, vượt từ 16 - 34 lần tiêu chuẩn cho phép. Nếu so sánh với tiêu chuẩn vệ sinh đối với chất lượng nước cấp cho sinh hoạt theo quyết định số 682/BXD – CSXD - 1996 Bộ Xây dựng (QCXDVN I) thì nước sông Càn không đạt tiêu chuẩn dùng cho cấp nước sinh hoạt về độ mặn và cặn sấy khô. Trong các kênh còn có mặt hầu hết các kim loại nặng và các nguyên tố vi lượng khác nhưng hàm lượng của chúng rất thấp, thường nằm trong giới hạn tiêu chuẩn cho phép, ngoại trừ nước tại ngánh Đứt 2 lúc triều xuống có hàm lượng Cu đạt 0,024 mg/l, vượt 2,4 lần tiêu chuẩn cho phép.

      Như vậy nước giếng đào không đạt tiêu chuẩn nước ngầm cũng như tiêu chuẩn nước cấp cho sinh hoạt về các phương diện: độ tổng khoáng hoá, hàm lượng clo, tổng độ cứng, tổng cặn sấy khô, hàm lượng chất hữu cơ, hàm lượng NH4+, NO2- và vi khuẩn.

      Bảng 6: Một số thành phần ô nhiễm chính trong nước kênh tiêu ngọt
      Bảng 6: Một số thành phần ô nhiễm chính trong nước kênh tiêu ngọt

      DỰ BÁO XU HƯỚNG BIẾN ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 1. Các nhân tố gây biến động môi trường

        Một trong những nguyên nhân ảnh hưởng tới xu hướng phát triển bãi bồi là tốc độ dịch chuyển vùng Kim Sơn gắn liền với nguồn cung cấp vật liệu, nhất là gắn liền với sự dịch chuyển lòng sông của sông Đáy và sông Càn trước và sau thế kỷ XX. Ngoài ra, chính sự lặp đi lặp lại của gió theo các mùa trong nhiều năm và các yếu tố khí hậu khác làm cho địa hình và cảnh quan ven biển phát triển mang tính chất nhịp điệu, dẫn đến địa hình bờ và luồng lạch cửa sông biến đổi mạnh theo mùa và các quá trình bồi tụ, xói lở ven bờ khu vực cũng mang tính chu kỳ. Xây dựng hồ chứa thượng nguồn là một trong những hành động khai thác lưu vực có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển vùng bờ biển do thay đổi cân bằng nước và bồi tích dẫn đến bồi tụ hay xói lở bờ ở vùng đông bắc Việt Nam, ảnh hưởng này không đáng kể.

        Về mặt lý thuyết, sự thiếu hụt bồi tích như vậy lẽ ra đã gây hiệu ứng gần như gián đoạn quá trình bồi tụ, gây xói lở mạnh mẽ trên toàn tuyến nhưng vấn đề phức tạp hơn nhiều và đặc biệt ở vùng cửa Đáy vẫn tiếp tục bồi tụ mở rộng với tốc độ chưa từng thấy, trên 100m/năm. Bên cạnh mặt tích cực như quai đê lấn biển, một số hoạt động khác của con người đã và đang làm phát sinh những hiện tượng bất lợi đối với quá trình phát triển tự nhiên của bãi bồi và làm thay đổi các hình thái sử dụng tài nguyên đất khu vực.

        Bảng 16: Tốc độ bồi tụ theo diện tích vùng bãi bồi Kim Sơn
        Bảng 16: Tốc độ bồi tụ theo diện tích vùng bãi bồi Kim Sơn

        ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP QUY HOẠCH SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN KHU VỰC BÃI BỒI VEN BIỂN HUYỆN KIM SƠN, NINH

          Nếu những thửa rừng đã bị đào đắp nhằm nuôi trồng thuỷ sản, thì việc đầu tiên phải làm là khôi phục lại diện tích rừng cũ đã trồng do các tổ chức nước ngoài tài trợ nhằm: Tạo hệ sinh thái hở giữa hệ sinh thái nuôi trồng thuỷ sản và hệ sinh thái cửa sông, tạo vùng đệm sinh học giữa các hệ sinh thái khác nhau. UBND huyện Kim Sơn là cơ quan nhà nước trực tiếp quản lý vùng bãi bồi theo quy hoạch và kế hoạch, vận động đầu tư và là chủ đầu tư cho các tổ chức và cá nhân có nhu cầu được thuê, quản lý nguồn thu cho ngân sách, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư và tiêu thụ sản phẩm, quản lý an ninh trật tự khu vực bãi bồi. - Quản lý tốt hệ thống lấy nước mặn, quản lý hoạt động khai thác nước ngầm làm nguồn nước sinh hoạt cho các khu vực dân cư và hoạt động nuôi trồng thuỷ sản, tránh tình trạng khai thác không có giấy phép tràn lan hiện nay, dẫn tới khả năng ô nhiễm nguồn nước ngầm có chất lượng tốt và lưu lượng lớn hiện nay của khu vực nghiên cứu.

          Trong hàng loạt các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng, yếu tố chính khống chế quá trình trên là hệ thống các đứt gãy hướng Tây Bắc - Đông Nam, các tác động ngoại sinh của dòng dọc bờ và sự thay đổi lưu lượng dòng chảy sông Đáy và sông Càn sau khi hồ thuỷ điện Hoà Bình đi vào hoạt động đã khống chế quá trình xói mòn, bồi tụ ở bờ biển Kim Sơn. Các giải pháp khả thi để sử dụng bền vững tài nguyên vùng bãi bồi ven biển huyện Kim sơn gồm có 3 nhóm giải pháp chính: giải pháp quy hoạch bao gồm các nội dung quy hoạch đầm nuôi, quy hoạch nguồn nước mặn và nước ngọt, quy hoạch hạ tầng cơ sở thức ăn và con giống, quy hoạch các cơ sở chế biến và tiêu thụ; giải pháp quản lý bao gồm quản lý hệ thống lấy nước mặn, quản lý hoạt động khai thác nước ngầm, quản lý nguồn giống và các cơ sở chế biến thức ăn nuôi trồng, quản lý môi trường nước và đất của các đầm nuôi trồng thuỷ sản và tự nhiên trong khu vực, quản lý các cơ sở chế biến và tiêu thụ các sản phẩm nuôi trồng thuỷ sản; giải pháp giáo dục - đào tạo bao gồm giáo dục cho người dân và cán bộ kỹ thuật nuôi trồng thuỷ sản, ý thức bảo vệ môi trường và tuân thủ pháp luật Việt Nam về môi trường.

          Bảng 20: Hiện trạng và dự kiến sử dụng đất khu vực
          Bảng 20: Hiện trạng và dự kiến sử dụng đất khu vực

          KIẾN NGHỊ

          Các khu vực bãi bồi ngập nước ngoài đê Bình Minh 3 đang được khai thác tự nhiên, chưa có sự quản lý chặt chẽ của Chính quyền địa phương. Theo phương án quy hoạch thì tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản so với hiện nay tăng lên 830 ha và phương thức nuôi thay đổi, hay nói cách khác diện tích nuôi theo các phương thức thay đổi, và sự thay đổi theo hướng chủ yếu là nuôi thâm canh, mức đầu tư cao và hiệu quả kinh tế lớn hơn. Mỗi khu vực đầm nuôi nên có ao chứa nước thải thải ra từ đầm nuôi, để xử lý trước khi thải ra kênh thuỷ lợi chung.

          Có những chính sách khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào nuôi trồng thuỷ sản ở khu vực. Bên cạnh đó, nên có những giải pháp nhằm giáo dục ý thức người dân trong khu vực để bảo vệ nguồn tài nguyên như: rừng ngập mặn, tài nguyên sinh vật, môi trường và chuyên môn về môi trường làm nền tảng cho các hoạt động của cư dân địa phương.