Chiến lược mở rộng thị trường xuất khẩu của Công ty Hà Thành trong bối cảnh Việt Nam là thành viên WTO

MỤC LỤC

Nội dung hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu

Nghiên cứu thị trường là quá trình thu thập, điều tra, tổng hợp số liệu thông tin về các yếu tố cấu thành thị trường, tìm hiểu quy luật vận động và những nhân tố ảnh hưởng đến thị trường ở một thời điểm hoặc một thời gian nhất định để từ đó xử lý các thông tin, rút ra những kết luận và hình thành những quyết định đúng đắn cho việc xây dựng chiến lược kinh doanh. DN cần xác định những thị trường có triển vọng nhất đối với sản phẩm của doanh nghiệp, khả năng bán sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường là bao nhiêu, sản phẩm cần phải cải tiến như thế nào để thích ứng với những đòi hỏi của môi trường, cần có chính sách như thế nào để tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường… Căn cứ vào những mục tiêu đặt ra này DN sẽ có những bước đi thích hợp để mở rộng thị trường xuất khẩu của mình. Trên thị trường đó sẽ bao gồm rất nhiều nhóm khách hàng khác nhau về kinh tế, văn hoá, điều kiện sống… Do đó doanh nghiệp cần phân tích cơ cấu khách hàng tiềm năng theo độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, nới cư trú, mức độ cạnh tranh trên thị trường đó… để có thể định vị thị trường, xác định đoạn thị trường nào là phù hợp nhất đối với những sản phẩm của doanh nghiệp.

Nghiên cứu hành vi hiện thực và tập tính tinh thần của khách hàng, DN sẽ nắm bắt được diễn biến tâm lý của khách hàng, bắt đầu từ khâu có ý định mua hàng, đến khâu quyết định mua hàng và cuối cùng là những cảm nhận của khách hàng khi tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp. DN có thể dùng các chỉ tiêu để đánh giá tính hấp dẫn của thị trường từng nước một như: dân số, thu nhập bình quân đầu người, mức tiêu dùng sản phẩm tính theo đầu người… Sau đó doanh nghiệp đánh giá, xếp hạng mức độ rủi ro của mỗi nước bằng cách xem xét các chỉ số như ổn định chính trị, ổn định tiền tệ, các quy định chuyển lợi nhuận về nước….

Sự cần thiết phải mở rộng thị trường XK đối với các DN nói chung Hội nhập kinh tế quốc tế yêu cầu các DN phải mở rộng thị trường XK

Có thể nói xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu và mong muốn của con người ngày càng đa dạng và phong phú và chính những nhu cầu ngày càng cao của các khách hàng quốc tế ấy lại đem lại cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp. Vì vậy mà các doanh nghiệp phải không ngừng tìm kiếm và khai thác các thị trường mới, nắm bắt các cơ hội mở rộng thị trường bằng cách cải tiến chất lượng sản phẩm hay tạo ra những sản phẩm mới đáp ứng được những đũi hỏi của khỏch hàng. Vỡ rừ ràng là một sản phẩm sẽ khụng được tiếp tục chào đón trên một thị trường nào đó nếu như sản phẩm đó không thoả mãn được nhu cầu ngày càng cao các khách hàng và sẽ rất dễ bị các đối thủ cạnh tranh khác đánh bật.

Thông qua mở rộng thị trường xuất khẩu các doanh nghiệp có cơ hội tiếp thu nguồn vốn, khoa học công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến góp phần nâng cao năng suất lao động cũng như khả năng vươn rộng hơn nữa của doanh nghiệp ra thị trường quốc tế. Do đó nhà nước ta chủ trương mở rộng thị trường xuất khẩu nhằm tăng doanh số xuất khẩu của từng doanh nghiệp nói riêng và tăng kim ngạch xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam nói chung đặc biệt khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO.

Sự cần thiết phải mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty Hà Thành Mở rộng thị trường xuất khẩu là yêu cầu tất yếu khách quan đối với bất cứ

Mở rộng thị trường xuất khẩu cho phép các DN trong nước có thể tiếp cận với thị trường thế giới, tiếp cận với các nhà phân phối, mạng lưới thị trường rộng lớn cũng như các khách hàng quốc tế. Quốc gia có nhiều doanh nghiệp phát triển như vậy thì chắc chắn sẽ tạo được cái nhìn tương đối tốt trong mắt các quốc gia khác, nâng cao được vị thế của quốc gia trên trường quốc tế. - Công ty còn gặp phải rất nhiều khó khăn: khó khăn về mặt tài chính, sự cạnh tranh của các đối thủ, những vấn đề về hàng tồn kho, tổ chức xuất khẩu còn chưa rộng rãi, còn bỏ lỡ nhiều thời cơ.

Công ty chủ trương mở rộng thị trường xuất khẩu, mở rộng quan hệ kinh doanh trên thị trường quốc tế để đưa các mặt hàng xuất khẩu đó đến với nhiều thị trường hơn. Vì công ty đã tạo được một vị thế khá vững chắc trên một số thị trường truyền thống và công ty cũng luôn luôn tìm cách nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu của các khách hàng quốc tế nên khả năng thành công trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty là rất lớn.

Sự cần thiết phải mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty Hà Thành trong điều kiện Việt Nam là thành viên chính thức của WTO

Lợi nhuận cao để bổ sung các quỹ, tăng tiềm lực cho công ty, để trả lương cho công nhân, góp phần tăng thu ngoại tệ, nâng cao kim ngạch xuất khẩu cho đất nước…. - Do chủng loại sản phẩm sản xuất và kinh doanh xuất khẩu của công ty rất đa dạng và phong phú, nhiều mẫu mã, đảm bảo về chất lượng và hình thức. Để có thể phát triển được, Việt Nam cũng tích cực đẩy mạnh xuất khẩu, khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước mở rộng thị trường xuất khẩu ra nước ngoài.

Công ty Hà Thành cũng không nằm ngoài số đó, đặc biệt là một công ty thuộc Quân khu thủ đô, việc phát triển, mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty sẽ có những đóng góp tích cực không chỉ trong lĩnh vực kinh tế mà còn ở lĩnh vực quân sự quốc gia. Đồng thời chương I cũng đã phân tích sự cần thiết phải mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty Hà Thành trong điều kiện Việt Nam là thành viên chính thức của WTO.

THÀNH VIÊN CHÍNH THỨC CỦA WTO

  • Thực trạng mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty Hà Thành trong điều kiện Việt Nam là thành viên chính thức của WTO

    Chức năng của công ty là thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh do Quân khu thủ đô, Bộ quốc phòng giao cho trên cơ sở vốn, đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác, phát triển và mở rộng sản xuất đạt hiệu quả cao theo quy định của Nhà nước và Bộ quốc phòng dựa trên việc đầu tư, liên doanh, liên kết. Đứng trước những khó khăn, thử thách, công ty đã cố gắng vận dụng những cải cách trong quản lý kinh tế Nhà nước, chủ động vay vốn để phục vụ cho sản xuất kinh doanh và nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, đầu tư trang thiết bị và máy móc mới cho các phòng ban trong toàn công ty. Đến tháng 1 năm 2004, công ty Thăng Long sát nhập với công ty Long Giang và đổi tên thành công ty Hà Thành để tránh trùng hợp tên thương hiệu của một số doanh nghiệp đang hoạt động trên thị trường Hà Nội, đồng thời cũng khẳng định vị trí ngày càng vững chắc của mình trên thị trường với quyết tâm kinh doanh ổn định phát triển và đúng pháp luật.

    + Phòng tổng hợp hành chính: có trưởng phòng tổng hợp hành chính và các nhân viên có nhiệm vụ giải quyết các vấn đề đối nội, đối ngoại, sản xuất kinh doanh và luôn nắm được những thông tin mới nhất trong và ngoài nước liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Ngoài ra còn tổ chức lao động trong công ty theo nhiệm vụ của công ty và theo yêu cầu sắp xếp, bố trí lao động của GĐ trên cơ sở nắm vững các quy luật và kiến thức về tài chính và lao động tiền lương, tổng hợp lao động phù hợp với yêu cầu quản lý lao động trong quân đội. Có được điều đó là do ban lãnh đạo công ty là những người giàu kinh nghiệm, có năng lực quản lý và không ngừng học tập, trau dồi, tiếp thu những phương pháp quản lý tiên tiến, hiện đại, biết sử dụng tốt các biện pháp khuyến khích, động viên nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao với chế độ thưởng, phạt xác đáng; bố trí nhân lực hợp lý, khoa học.

    Một số máy móc này được công ty mua sắm trong vài năm trở lại đây nên giá trị còn lại vẫn rất lớn, chẳng hạn như năm 2006 công ty mới mua dây chuyền sản xuất gốm sứ mỹ nghệ xuất khẩu để tạo ra sản phẩm tốt hơn đáp ứng những nhu cầu của thị trường, kể cả những khách hàng khó tính nhất.

    Sơ đồ 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của công ty Hà Thành
    Sơ đồ 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của công ty Hà Thành