Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn của Phòng giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quận Hai Bà Trưng

MỤC LỤC

KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ NỘI – PGD QUẬN HAI BÀ TRƯNG

Khi ra đời với tên gọi Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chợ Hôm và là Ngân hàng cấp 4 với tổng số cán bộ công nhân viên là 20 người đựơc chia thành 2 phòng đó là : Phòng Tín dụng và Phòng Kế toán. Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thành phố Hà Nội đã quyết định chuyển Ngân hàng từ Ngân hàng cấp IV lên cấp III với tên gọi: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quận Hai Bà Trưng - Hà nội. Hoạt động theo phương thức tổ chức các cán bộ trong một phòng ban kiêm nhiệm tỏ ra phù hợp với quy mô của Ngân hàng.Sau hơn mười năm kể từ ngày thành lập, được sự quan tâm của cấp trên cùng với sự nỗ lực của cán bộ, nhân viên của ngân hàng, PGD Ngân hàng No &PTNT quận Hai Bà Trưng đã đạt được rất nhiều thành tựu, xứng đáng là đơn vị tiên phong của Ngân hàng No &PTNT Hà Nội.

- Giám đốc: Bà Mai Thị Son - Là lãnh đạo cao nhất điều hành mọi hoạt động của Phòng giao dịch theo đúng quy định của nhà nước, đồng thời chịu trách nhiệm trước pháp luật, Hội Đồng Quản Trị của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội về mọi quyết định của mình.

Bảng 1: Báo cáo kết quả kinh doanh trong 3 năm 2009-2011:
Bảng 1: Báo cáo kết quả kinh doanh trong 3 năm 2009-2011:

THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ NỘI- PGD QUẬN HAI BÀ

Nhìn chung, trong cơ cấu kỳ hạn của nguồn vốn của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội – PGD Quận Hai Bà Trưng năm 2009-2010 thì vốn dài hạn là chủ yếu, nguồn vốn có kỳ hạn trên 12 tháng chiếm tỷ trọng lớn nhất đó là thuận lợi cho Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội – PGD Quận Hai Bà Trưng có điều kiện để cho vay trung và dài hạn. Nhận định được ưu thế của tiền gửi tiết kiệm là có lợi cho cả khách hàng và cho cả ngân hàng nên Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội – PGD Quận Hai Bà Trưng ngoài việc sử dụng biện pháp truyền thống trong huy động tiết kiệm như sổ tiết kiệm không kỳ hạn, sổ tiết kiệm có kỳ hạn trả lãi hàng tháng, hàng quý, tiết kiệm có kuyến mại bằng hiện vật, tiết kiệm dự thưởng và quà tặng đối với tiền gửi nội tệ. Bên cạnh đó, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội – PGD Quận Hai Bà Trưng còn bổ sung thêm nhiều hình thức tiết kiệm hưởng lãi bậc thang, tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn từ 1 đến 60 tháng với nhiều hình thức trả lãi: lãi tháng, lãi quý, lãi trước, lãi sau, tiết kiệm có kỳ hạn dưới 12 tháng có khuyến mại…nhằm đa dạng hoá các hình thức huy động tiền gửi tiết kiệm, đáp ứng nhu cầu của người gửi tiền và huy động tốt hơn nguồn vốn này.

Do Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội – PGD Quận Hai Bà Trưng luôn giữ vững được mối quan hệ tốt với các tổ chức kinh tế có nguồn tiền gửi lớn cho nên nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế và các tổ chức tín dụng luôn chiếm tỷ trọng không cao trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng, nhưng nó rất quan trọng đối với ngân hàng vì thông thường khi ngân hàng huy động nguồn vốn này có lãi suất thấp hơn so với lãi suất tiết kiệm nguồn dân cư.

Bảng 2: Biến động nguồn vốn thời kỳ 2009-2011.
Bảng 2: Biến động nguồn vốn thời kỳ 2009-2011.

ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG

Ngoài hình thức huy động truyền thống thì Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội – PGD Quận Hai Bà Trưng đã bổ sung thêm nhiều hình thức tiền gửi tiết kiệm hưởng lãi bậc thang theo thời gian gửi, tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn từ 1 đến 60 tháng với nhiều hình thức trả lãi: lãi tháng, lãi quý, lãi trước, lãi sau, tiết kiệm có kỳ hạn 12 tháng. - Bên cạnh đó trong công tác quản lý và điều hành vĩ mô, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội – PGD Quận Hai Bà Trưng đã sớm đề ra những mục tiêu, nhiệm vụ và biện pháp huy động vốn đúng đắn, thích hợp luôn bổ sung và hoàn chỉnh và hoàn chỉnh các quy chế phát huy được quyền tự chủ sáng tạo của từng chi nhánh phù hợp với địa phương của mình. (Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh của NHNo&PTNT Quận Hai Bà Trưng) Nhìn vào bảng số liệu ta dễ dàng nhận thấy năm 2011 là năm có dư nợ cao nhất trong 3 năm , PGD Ngân hàng Nông nghiệp Quận Hai Bà Trưng trực thuộc chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Hà nội nên hạn mức cho vay đối với khách hàng bị hạn chế ít nhiều ảnh hưởng đến dư nợ cho vay.

Trong thời gian tới môi trường cạnh tranh sẽ ngày càng khốc liệt khi mà các ngân hàng nước ngoài được tự do tham gia vào thị trường Việt Nam – các đối thủ này đều rất mạnh về tiềm lực tài chính cũng như trình độ quản lý, khả năng áp dụng công nghệ mới nên các Ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và PGD Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quận Hai Bà Trưng nói riêng cần phải có những chiến lược, phương hướng hoạt động cụ thể để tồn tại và phát triển.

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ NỘI – PGD QU ẬN HAI BÀ TRƯNG

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG VỐN HUY ĐỘNG TẠI PGD NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN.

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG VỐN HUY ĐỘNG CỦA PGD NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QU ẬN HAI BÀ

Thứ ba: Gửi một lần rút nhiều lần – Hiện nay hình thức này đang áp dụng với tiền gửi tiết kiệm bậc thang; trong tương lai gần Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội –PGD Quận Hai Bà Trưng sẽ trình Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam cho phép áp dụng thí điểm đối với các khoản tiền có kỳ hạn để đáp ứng nhu cầu đa dạng của người gửi tiền. - Phải tăng cường công tác phổ cập và hướng dẫn người dân nhất là đối với tầng lớp dân cư có thu nhập cao, ổn định và ở các khu vực dân cư có đời sống cao như các khu đô thị mới, tiếp cận nhiều hơn nữa các đối tượng làm công ăn lương, thông qua việc trả lương bằng thẻ ATM, thẻ điện tử, dịch vụ thanh toán công cộng…Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội – PGD Quận Hai Bà Trưng sẽ gia tăng được lượng vốn trong thanh toán phục vụ nhu cầu kinh doanh của ngân hàng. Vậy để nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay của ngân hàng thì ngân hàng sẽ thực hiện đúng và đầy đủ quy trình thẩm định, nêu cao tình thần trách nhiệm và trau dồi đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ tín dụng đồng thời không ngừng cải tiến thủ tục cho vay, cải tiến phương thức phục vụ, tạo điều kiện cho các tổ chức và cá nhân tiếp cận và vay vốn ngân hàng để phát triển sản xuất- kinh doanh.

Ngày 07/11/2006 Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của WTO theo quy định các ngân hàng nước ngoài được phép vào Việt Nam hoạt động, chắc chắn các Ngân hàng thương mại của Việt Nam nói chung và Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội – PGD Quận Hai Bà Trưng nói riêng sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn khi mà họ rất mạnh cả về công nghệ máy móc và trình độ quản lý.

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN .1 Kiến nghị đối với Ngân hàng No và phát triển nông thôn Hà Nội

Do hoạt động khai thác vốn của Ngân hàng thương mại phụ thuộc rất nhiều vào chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước trong từng thời kỳ do vậy các công cụ chính sách tiền tệ phải sử dụng linh hoạt phù hợp để đẩy mạnh việc cung ứng cho nền kinh tế và thúc đẩy phát triển kinh tế. - Cơ cấu lại hệ thống thanh tra, giám sát hoạt động của các tổ chức tín dụng để đảm bảo sự tuân thủ pháp luật mọi nghiệp vụ trong hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng, góp phần nâng cao chất lượng của các tổ chức tín dụng, tạo điều kiện cho hoạt động ngân hàng lành mạnh ổn định và bền vững. Cùng với việc cổ phần hóa Doanh nghiệp Nhà nước là thực hiện công tác kiểm tra, kiểm toán theo các tiêu chuẩn quốc tế để có các thông tin công khai minh bạch về tình hình tài chính các doanh nghiệp, giúp ngân hàng có thông tin chính xác để có quyết định đầu tư đúng đắn.

- Thiết lập môi trường pháp lý đồng bộ, ổn định để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có thể vay vốn ngân hàng thực hiện đầu tư dự án, đảm bảo nguồn tiền gửi ổn định cho ngân hàng và thu hút các nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam.