Giải pháp phát triển hoạt động cho vay vốn tín dụng đầu tư tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển tỉnh Lào Cai

MỤC LỤC

QUY TRÌNH CHO VAY

Căn cứ vào đối tượng vay vốn TDĐT trong từng thời kỳ, trên cơ sở tình hình đầu tư thực tế trên từng địa bàn, Hội sở chính NHPT và các Chi nhánh NHPT xác định nhiệm vụ phát triển tín dụng hàng năm của đơn vị (dự kiến lĩnh vực, khách hàng vay vốn tiềm năng; dự kiến tổng mức vốn cho vay..), giao các Ban, Phòng chức năng tổ chức triển khai và phân chia trách nhiệm thực hiện chỉ tiêu phát triển tín dụng đến từng cán bộ nghiệp vụ. Các cán bộ nghiệp vụ phải thông thạo các quy định hiện hành chi phối hoạt động cho vay vốn TDDT, nhạy bén trong việc nắm bắt tình hình đầu tư và nhu cầu vay vốn của các khách hàng có triển vọng trong và ngoài địa bàn hoạt động để tiếp cận và tư vấn cho khách hàng về nguồn vốn TDĐT, về thủ tục, về trình tự vay vốn, góp phần.

SỰ CẦN THIẾT PHẢI PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY VỐN TÍN DỤNG ĐẦU TƯ CỦA NHPT

Bên cạnh mục tiêu hiệu quả tài chính, phát triển kinh tế đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ các mục tiêu kinh tế xã hội như thay đổi cơ cấu kinh tế, xoá đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường…nhằm đảm bảo tăng trưởng kinh tế một cách bền vững. Sự khan hiếm nguồn vốn nói chung và nguồn vốn dài hạn nói riêng làm cho lãi suất các nguồn tài chính này trở nên rất đắt, không thích hợp với các dự án dài hạn có tỷ lệ sinh lời thấp, song lại đóng vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế.

THỰC TRẠNG CHO VAY VỐN TÍN DỤNG ĐẦU TƯ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN TỈNH LÀO CAI

NHỮNG NÉT CHỦ YẾU VỀ NHPT

Tên giao dịch quốc tế: The Vietnam Development Bank, Tên viết tắt: VDB NHPT có tư cách pháp nhân, có vốn điều lệ, có con dấu, được mở tài khoản tại NHNN, Kho bạc Nhà nước, các NHTM trong nước và nước ngoài, được tham gia hệ thống thanh toán với các NH và cung cấp dịch vụ thanh toán theo quy định của pháp luật. - Huy động tiếp nhận nguồn vốn của tổ chức trong và ngoài nước để thực hiện TDDT&TDXK của Nhà nước cùng các hoạt động nghiệp vụ khác được Thủ tướng Chính phủ giao như; Bảo lãnh vay vốn NHTM, cho vay xúc tiến, cho vay chi trả lương cho người lao động tại các doanh nghiệp gặp khó khăn do tác động của khủng hoảng kinh tế. Trong quá trình hoạt động nhằm đảm bảo thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ Chính phủ giao, tổ chức bộ máy của NHPTVN từng bước được hoàn thiện, bộ máy tại Hội sở chính, tại các đơn vị trực thuộc đã có sự thay đổi so với thời điểm thành lập ( có sự sáp nhập, thành lập mới các Ban, Trung tâm tại Hội sở chính; sáp nhập một số Chi nhánh thành Chi nhánh khu vực…).

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY VỐN TÍN DỤNG ĐẦU TƯ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN TỈNH LÀO CAI

Năm 2008 do tình hình kinh tế đất nước có nhiều biến động, nhiều Ngân hàng nước ngoài đầu tư vào Việt Nam tạo nên sự cạnh tranh rất gay gắt trong ngành Ngân hàng, do vậy tình hình hoạt động của Chi nhánh cũng bị ảnh hưởng. Các Ngân hàng cùng tham gia vào cuộc đua “tăng lãi suất” để huy động lượng tiền nhàn rỗi vào Ngân hàng, dẫn đến có một số dự án đang đi vào hoạt động thì gặp phải khó khăn. Năm 2009 nợ quá hạn giảm chiếm tỷ lệ 0,12% trong dư nợ vốn TDĐT, chủ yếu là do một số dự án giao thông gặp khó khăn trong thanh toán dẫn đến việc trả nợ Ngân hàng chậm.

Tỷ trọng số lượng chủ đầu tư

    Điều này là do: Chi nhánh NHPT tỉnh Lào Cai các cán bộ tín dụng chưa được đào tạo về chuyên môn sâu, không có đủ kinh nghiệm đánh giá rủi ro của khoản vay, công tác thẩm định dự án, định giá giá trị tài sản đảm bảo cũng chưa thật tốt, và công tác kiểm tra giám sát vốn vay cũng còn nhiều hạn chế, không liên tục thường xuyên… Đạo đức kinh doanh của một số chủ đầu tư chưa thật tốt, nhiều chủ đầu tư cố tình khai báo sai để lợi dụng vốn Ngân hàng. Chi nhánh NHPT Lào Cai đã làm tốt vai trò thay mặt NHPT là cơ quan quản lý vốn TDĐT phát triển của Nhà nước trên địa bàn, tổng doanh số cho vay trên địa bàn từ khi bàn giao từ khi thành lập NHPT là 1.233 tỷ đồng cho khoảng hơn 200 dự án, có 02 dự án nhóm A, trong đó 1 dự án tổ hợp đồng Sin Quyền đã đưa vào hoạt động, chủ yếu là các dự án nhóm C và B, tập trung chủ yếu vào các ngành mũi nhọn của Tỉnh như khai thác và chế biến khoáng sản, thuỷ điện, xây dựng hạ tầng các khu công nghiệp, thương mại, các chương trình kiên cố hoá đường giao thông, kênh mương, sản xuất các mặt hàng xuất nhập khẩu, du lịch. -Về môi trường: Tỉnh Lào Cai là một tỉnh miền núi có nhiều tiềm năng về các lĩnh vực như mỏ, thuỷ điện, du lịch tuy nhiên là tỉnh mới thành lập, các doanh nghiệp trên địa bàn chưa có chiều sâu về mọi mặt do đó năng lực quản lý còn hạn chế, nguồn vốn thiếu nhiều dẫn đến khó thực hiện các qui định về đảm bảo nguồn vốn tự có để thực hiện một số dự án có tính chất chuyển dịch cơ cấu kinh tại địa phương, tỉnh mới tái lập cơ sở hạ tầng (giao thông, điện, nước..) còn thiếu thốn, khó khăn nên chưa thu hút được các nhà đầu tư lớn, tuyến đường huyết mạch thường xuyên bị ách tắc, sạt lở do mưa lũ nên khó khăn trong việc vận chuyển, chi phí vận chuyển cao do đó việc đầu tư dự án khó có hiệu quả cao.

    Bảng 2.5: Dư nợ và tỷ trọng dư nợ cho vay vốn TDĐT.
    Bảng 2.5: Dư nợ và tỷ trọng dư nợ cho vay vốn TDĐT.

    TỈNH LÀO CAI

    MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG HƯỚNG TIẾP TỤC HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÍN DỤNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ NƯỚC

    Tầm nhìn đến năm 2020: NHPT vừa là công cụ đắc lực của Chính phủ trong tài trợ đầu tư phát triển, đồng thời có vai trò quan trọng trong việc phát triển thị trường tài chính với sự đa dạng về dịch vụ Ngân hàng, hoạt động năng động trên thị trường vốn của khu vực và quốc tế, tiềm lực tài chính mạnh, đủ sức đảm nhận những nhiệm vụ mới trong bối cảnh Việt Nam đã trở thành nước công nghiệp năm 2020. - Việc hoàn thiện chính sách tài chính trong đó có chính sách hỗ trợ đầu tư và xuất khẩu, chính sách chi Ngân sách Nhà nước phải bảo đảm tính minh bạch; cải cách hệ thống Ngõn hàng phải tỏch bạch rừ hoạt động cho vay theo chớnh sỏch và cho vay thương mại, đảm bảo môi trường pháp lý lành mạnh bình đẳng và một hệ thống chính sỏch ổn định, cụng khai rừ ràng phự hợp với thụng lệ quốc tế từ khõu hoạch định, tổ chức bộ máy và triển khai thực hiện. Những kết quả đạt được trong thời gian qua đã khẳng định chủ trương đúng đắn của Nhà nước về chính sách đầu tư phát triển, tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện, đã bộc lộ những tồn tại, vướng mắc, hạn chế hiệu quả tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, (như đã trình bày ở phần trên) nếu không được khắc phục kịp thời sẽ rất khó khăn trong việc khẳng định và nâng cao vai trò của tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước đối với nền kinh tế.

    MỘT SỐ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC ĐỔI MỚI CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÍN DỤNG ĐẦU TƯ CỦA NHÀ NƯỚC

    Trong thời gian đầu mới gia nhập WTO, tận dụng thời cơ trước thời điểm thực hiện các cam kết cần tiếp tục đẩy mạnh hỗ trợ các đối tượng, các mặt hàng xuất khẩu theo danh mục đã được Thủ tướng Chính phủ quy định; tiếp tục hỗ trợ các đối tượng, dự án đầu tư đang được thực hiện, tập trung nguồn vốn đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án trọng điểm, các dự án chuyển tiếp để sớm hoàn thành đưa vào sử dụng, đặc biệt là các dự án hỗ trợ đầu tư để sản xuất hàng xuất khẩu và sản xuất hàng nội địa thay thế hàng nhập khẩu. Đối với nhóm đèn đỏ: Đối tượng của nhóm này có thể kể đến là các dự án sản xuất các mặt hàng công nghiệp có tiềm năng xuất khẩu lớn, giá trị gia tăng và hàm lượng công nghệ cao như: Cơ khí chế tạo, điện tử, máy vi tính, phần mềm công nghệ thông tin, sản phẩm nhựa, sản phẩm gỗ, thực phẩm chế biến v.v… các mặt hàng nông sản xuất khẩu mà Việt Nam đang có lợi thế, các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, sản phẩm ngành, nghề truyền thống: Gốm, sứ, mây tre đan, sơn mài, đồ gỗ mỹ nghệ…Đối với nhóm này, sau thời hạn được phép duy trì các hình thức hỗ trợ như hiện nay, để thúc đẩy xuất khẩu, tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam, cần phải có sự hỗ trợ nhiều hơn của Nhà nước bằng các phương thức phù hợp với quy định của WTO. Kiện toàn, củng cố cơ quan chuyên trách cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nguồn vốn TDĐT phát triển của nhà nước xây dựng khung pháp lý thuận lợi để tạo điều kiện cho NHPT: Một mặt tiếp tục thực thi một cách có hiệu quả hoạt động hỗ trợ cho đầu tư phát triển và hỗ trợ xuất khẩu theo định hướng chiến lược phát triển kinh tế của đất nước; mặt khác bảo đảm cho NHPT có sự chủ động trong hoạt động của mình để phát triển ổn định phù hợp với yêu cầu bình đẳng trong nền kinh tế thị trường và xu thế hội nhập kinh tế của Việt Nam.

    MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

    Với tỉnh miền núi đang phát triển huy động vốn tại địa bàn chưa đáp ứng được nhu cầu rất lớn cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.Đề nghị các NHTM, NHCSXH, NHPT Việt Nam quan tâm hỗ trợ nhiều hơn nữa để các Ngân hàng trên địa bàn chủ động đầu tư cho các chương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội của tỉnh giai đoạn 2006-2010. UBND tỉnh tiếp tục tăng cường chỉ đạo các ngành có chức năng, nhiệm vụ quản lý, chỉ đạo nâng cao năng lực, tạo thuận lợi cho các Ngân hàng trên địa bàn mở rộng đầu tư vốn TDĐT an toàn hiệu quả hơn. Để nâng cao hiệu quả tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn, xoá đói giảm nghèo, đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo, tạo điều kiện hơn nữa để phát triển công nghiệp chế biến, dịch vụ nông nghiệp và thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hoá nông nghiệp.