Nhận thức chung về chuyên án truy xét trong điều tra tội phạm trộm cắp tài sản

MỤC LỤC

Bố cục của đề tài

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, luận văn còn được cấu trúc thành 3 chương.

NHẬN THỨC CHUNG VỀ TỘI PHẠM HỌC

Phương pháp thống kê hình sự

Sử dụng phương pháp thống kê hình sự trong nghiên cứu Tội phạm học là quá trình thu thập, tích luỹ, so sánh tổng hợp, phân tích các tài liệu thống kê phản ánh về hiện tượng tội phạm và các vấn đề liên quan đến nó, nhằm rút ra kết luận đúng đắn về bản chất, qui luật của hiện tượng tội phạm và hoạt động đấu tranh với nó, soạn thảo các biện pháp giải quyết phù hợp đạt hiệu quả cao. Tóm lại, trong nghiên cứu Tội phạm học có thể sử dụng rất nhiều các phương pháp khác nhau, mỗi phương pháp nghiên cứu có những ưu điểm và nhược điểm nhất định và nó được áp dụng cho những điều kiện nghiên cứu cụ thể khác nhau, đối tượng nghiên cứu cụ thể và mỗi các nhân người nghiên cứu cũng có thể có lợi thế khác nhau trong việc sử dụng phương pháp này hay phương pháp khác.

Đặc tính của tình trạng tội phạm

Dấu hiệu về diễn biến (hay còn gọi là động thái) của tình trạng tội phạm là sự tăng lên hay giảm đi của các thông số của tình trạng tội phạm (số lượng tội phạm, người phạm tội, cơ cấu, tính chất, hậu quả thiệt hại.. của tình trạng tội phạm) trong các khoảng thời gian khác nhau trên một địa bàn, một lĩnh vực nhất định. Hay nói một các khác, đó là một sự so sánh giữa các số liệu của tổng thể hay từng loại tội phạm vào các thời điểm khác nhau xảy ra trên cùng một địa bàn, lĩnh vực. Từ đó ta sẽ có những kết luận cần thiết để đề ra các biện pháp phòng ngừa đấu tranh cho phù hợp. Sự tăng hoặc giảm trong cơ cấu của tình trạng tội phạm được phản ánh ở sự thay đổi các số liệu về tội phạm và người phạm tội mà thông qua đó giúp cho việc đánh giá được sự tăng hay giảm của tính chất mức độ nguy hiểm của tội phạm đối với xã hội. Điều đó cho thấy tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm đãgiảm đi. Tình trạng tội phạm như mọi hiện tượng xã hội khác đều chịu sự tác động của nhiều yếu tố, vì vậy có thể thấy sự biến động của nó là do một số các nguyên nhân sau đây:. Ví dụ: Từ cơ chế quan liêu bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường, từ một nền kinh tế kế hoặch, thụ động sang một nền kinh tế đa dạng với nhiều thành phần như nước ta thời gian qua. Bên cạnh đó, những thay đổi tác động của các hiện tượng xã hội khác như các loại tệ nạn, tai nạn, các thiếu sót trong khâu quản lý xã hội, quản lý kinh tế cũng tác động làm cho tình trạng tội phạm có sự thay đổi. + Sự thay đổi của pháp luật trong việc mở rộng hay thu hẹp số lượng các hành vi bị coi là tội phạm theo hướng tội phạm hoá hay phi tội phạm hoá. Điều này đã được chứng minh qua nhiều lần sửa đổi bổ sung Bộ luật hình sự nước ta. biệt nghiêm trọng). Thực tế về hệ thống chính sách kinh tế –xã hội, pháp luật ở nước ta trong những năm qua đã bộc lộ nhiều sơ hở, trong đó hệ thống chính sách ban hành nhiều nhưng hiệu quả thấp, nhiều chủ trương chính sách chưa hoàn chỉnh lại thiếu đồng bộ và có nhiều kẻ hở kiến cho những phần tử cơ hội, bất mãn lợi dụng mưu lợi cá nhân, kích động người khác thực hiện tội phạm có sử dụng bạo lực, cũng thấy rằng, hệ thống chính sách xã hội nếu không được tổ chức quản lý tốt sẽ không phát hiện kịp thời các mâu thuẩn xã hội và sẽ dẫn đến những mâu thuẫn đó sẽ gây ra những gây cấn và là những mần móng của những vi phạm pháp luật trong đó có các loại tội phạm.

Các cơ quan bảo vệ pháp luật Công an, Viện kiểm sát, Toà án…

Các lực lượng kỹ thuật nghiệp vụ trong ngành công an đang cố gắng áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật và những phương tiện kỹ thuật tiên tiến hiện đại trong hoạt động phũng ngừa tội phạm, nhất là trong hoạt động theo dừi giỏm sỏt, điều tra khỏm phỏ thu thập chứng cứ về hoạt động của bọn tội phạm, bảo vệ an toàn cho các mục tiêu kinh tế, chính trị của đất nước. Cụ thể là: Tiến hành kiểm sát việc tuân theo pháp luật đối với các hoạt động điều tra xét xử, thi hành án, giam giử, thực hiện quyền công tố trong các phiên toà, tổ chức phối hợp phòng ngừa tội phạm giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật và các cơ quan Nhà nước khác, tuyên truyền pháp luật phát hiện những nguyên nhân điều kiện làm nảy sinh tội phạm; kiến nghị các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội nhằm khắc phục những nguyên nhân điều kiện làm nảy sinh tội phạm.

Hệ thống các biện pháp phòng ngừa tội phạm

    Đối với những người phạm tội, tuỳ theo mức độ nặng nhẹ và căn cứ vào chính sách xử lý của Nhà nước, lực lượng cảnh sát tiến hành giáo dục cải tạo họ tại các trại giam, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng… nhằm đưa họ trở về với cộng đồng, trở thành những công dân có ích cho xã hội. Hoạt động phòng ngừa tội phạm của lực lượng Công an luôn luôn gắn liền với hoạt động điều tra tội phạm đồng thời gắn liền với việc phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội nhằm xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Các cơ quan của Viện kiểm sát tiến hành phòng ngừa tội phạm theo chức năng nhiệm vụ của mình. Cụ thể là: Tiến hành kiểm sát việc tuân theo pháp luật đối với các hoạt động điều tra xét xử, thi hành án, giam giử, thực hiện quyền công tố trong các phiên toà, tổ chức phối hợp phòng ngừa tội phạm giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật và các cơ quan Nhà nước khác, tuyên truyền pháp luật phát hiện những nguyên nhân điều kiện làm nảy sinh tội phạm; kiến nghị các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội nhằm khắc phục những nguyên nhân điều kiện làm nảy sinh tội phạm. Toà án nhân dân các cấp, thông qua hoạt động xét xử bằng việc làm sáng tỏ bản chất thực sự của vụ án. Tính chất mức động sai phạm của người phạm tội, mức độ tham gia của các người khác mà quyết định hình phạt được đúng người, đúng tội công bằng nghiêm minh. Thông qua hoạt động xét xử Toà án còn kiến nghị với các cơ quan nơi mà tội phạm xảy ra để có những biện pháp ngăn chặn, loại trừ những nguyên nhân điều kiện làm nảy sinh tội phạm. Các cơ quan thuộc Bộ tư pháp đưa ra những sáng kiến pháp luật và trực tiếp tham gia vào việc xây sựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật nhất là pháp luật hình sự, luật tố tụng hình sự, luật thi hành án góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa tội phạm. Thông qua hoạt động quản lý công tác thi hành án các cơ quan thi hành án của Bộ Tư pháp góp phần tích cực vào việc phòng ngừa tội phạm. chuyên môn). - Biện pháp của các tổ chức xã hội: Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Hội cựu chiến binh và các tổ chức tự lập như: đội an ninh nhân dân, dân phòng…hình thức chủ yếu của các tổ chức này là: quản lý giáo dục các thành viên của mình, trực tiếp tiến hành phòng ngừa tội phạm trong tổ chức của mình, giáo dục cá biệt đối với người có sai lầm thiếu sót….

    Dự báo tội phạm

    + Dự báo về từng loại, từng nhóm đối tượng phạm tội (tội phạm bạo lực, tội phạm ma tuý…). + Dự báo về Tình trạng tội phạm trong lĩnh vực như dự báo về tội phạm trong lĩnh vực kinh tế, trong lĩnh vực du lịch, xuất nhập cảnh…. Những loại dự báo như trên có thể giới hạn theo thời gian cụ thể hoặc ở một địa phương, một địa bàn cụ thể. Loại dự báo này mang tính chất nghiệp vụ chuyên sâu nhằm đề ra phương hướng biện pháp đấu tranh, phòng ngừa cụ thể. Nó rất sát hợp với các lực lượng chuyên trách đấu tranh chống tội phạm theo chức năng nhiệm vụ được giao. Cơ sở thực hiện dự báo tội phạm. Phương pháp dự báo là cách thức tiến hành xây dựng những phán đoán về Tình trạng tội phạm. Đó là một quá trình nghiên cứu phân tích dựa trên cơ sở tài liêu thực tế và các quy luật vận động phát triển của hiện tượng tội phạm nói chung và các loại tội phạm cụ thể. Để thực hiện dự báo tội phạm một cách chính xác và tin cậy cần phải dựa trên những tài liệu sau đây:. - Những tài liệu phản ánh về tình hình chính trị, kinh tế xã hội trong điều kiện hiện tại và xu hướng trong tương lai. Tội phạm là một hiện tượng xã hội được phát sinh và phát triển trong những điều kiện nhất định, hay nói cách khác tội phạm là một hiện tượng phụ thuộc vào những điều kiện xã hội nhất định. Vì vậy, muốn biết nó diễn ra trong tương lai như thế nào cần phải biết xu hướng tình hình kinh tế, chính trị xã hội trong thời gian nhận định của các cơ quan Đảng, Nhà nước và được thể hiện bằng các chủ trương chính sách, phương hướng phát triển kinh tế trong phạm vi cả nước hoặc ở các địa phương trong những thời kỳ nhất định. Có những thông tin trên sẽ giúp ta có cơ sở dự báo được khả năng diễn biến của tội phạm và đề ra biện pháp đấu tranh phù hợp. - Những tài kiệu phản ánh về tình trạnh tội phạm và tệ nạn xã hội trong thời gian đã qua. Người ta thường nói xem xét quá khứ để biết được tương lai, vậy cần phải biết tình hình thực tế của tội phạm đã và đang diễn ra, trên cơ sở đó nắm được quy luật vận động, xu hướng phát triển của Tình trạng tội phạm trong thời gian tới, những thông tin tài liệu phản ánh về Tình trạng tội phạm có thể thu thập được từ các báo cáo tổng kết hàng năm, các công trình nghiên cứu khoa học, nghiên cứu chuyên đề, các thống kê hình sự đã được thiết lập. - Những tài liệu có liên quan đến công tác đấu tranh phòng chống tội phạm. Những tài liệu này bao gồm các văn bản pháp luật, chỉ thị, nghị quyết là cơ sở phương hướng cho công tác đấu tranh phòng chống tội phạm. Từ những nội dung của các văn bản đó, giúp cho người nghiên cứu hiểu biết được khả năng, công tác phòng chống tội phạm có hiệu quả hay không có hiệu quả, có ngăn chặn được tội phạm hay không. Chính những sơ hở của những chủ trương chính sách, pháp luật. không được bổ khuyết kịp thời sẽ là cơ hội cho bọn tội phạm thực hiện và làm nảy sinh những loại tội phạm mới, phương thức thủ đoạn hoạt động mới. Ngược lại khi chúng ta có những chủ trương chính sách kinh tế-xã hội phù hợp, các văn bản pháp luật quy định chặt chẻ nghiêm khắc sẽ có tác dụng phòng ngừa ngăn chặn làm giảm tội phạm trong hiện tại cũng như trong tương lai. Như vậy, chỉ có thể dựa trên những tài liệu như trên mới có cơ sở làm “vật liệu” cho công tác dự báo tội phạm. Yêu cầu đặt ra là các dự kiến tài liệu càng đầy đủ, càng chính xác thì việc dự báo tội phạm càng sát hợp. Các phương pháp dự báo tội phạm cụ thể. Trong khoa học nghiên cứu về tội phạm đã đưa ra nhiều phương pháp dự báo khác nhau, tuy nhiên phổ biến thường được dùng những phương pháp sau đây:. a) Phương pháp phản chiếu (còn gọi là phương pháp suy ngoại). Phương pháp phản chiếu trong dự báo tội phạm là phương pháp suy đoán Tình trạng tội phạm trong tương lai dự trên cơ sở quy luật vận động và tồn tại của nó trong quá khứ và hiện tại. Tình trạng tội phạm là một hiện tượng xã hội, hiện tượng này vận động phát triển và tồn tại theo những quy luật nhất định phụ thuộc vào những điều kiện lịch sự cụ thể. Vì vậy nếu xem xét đánh giá hiện tượng này như một quá trình con người có thể dự kiến được xu hướng vận động tồn tại và phát triển của Tình trạng tội phạm trong thời gian tương lai. Đây là phương pháp phổ biến được sử dụng trong thực tiển nghiên cứu khoa học và đánh giá nhận định Tình trạng tội phạm của các cơ quan trực tiếp đấu tranh phòng chống tội phạm. Để thực hiện phương pháp dự báo này đòi hỏi chúng ta cần phải thu thập nghiên cứu Tình trạng tội phạm trong một thời gian dài, nắm vững Tình trạng tội phạm, cơ cấu diển biến của tình trạng đó, nguyên nhân điều kiện phát sinh phát triển tội phạm trong quá khứ và hiện tại; nắm bắt được xu hướg phát triển kinh tế, chính trị xã hội trong thời gian tương lai; trên cơ sở đó dự đoán về tính chất diễn biến của Tình trạng tội phạm trong thời gian tới. b) Phương pháp chuyên gia trong dự báo tội phạm. Phương pháp này là một trong những phương pháp có tính phổ biến và khả thi, được sử dụng nhiều trong nghiên cứu về tội phạm, nhất là các loại tội phạm cụ thể, cơ sở của phương pháp chính là sự tổng hợp chắt lọc từ kết quả nghiên cứu, kiểm nghiệm thực tiển của các nhà nghiên cứu và cán bộ thực hành có nhiều kinh nghiệm trong quá trình đấu tranh chống tội phạm, tù đó có những nhận định đúng đắn về diễn biến của Tình trạng tội phạm trong tương lai.

    Xây dựng kế hoạch phòng ngừa tội phạm

    Những loại kế hoạch mang tính chất chuyên môn nghiệp vụ nhiều hơn, vì vậy thường do các cơ quan chức năng phòng chống tội phạm xây dựng và tổ chức thực hiện, đó là các cơ quan Công an, Toà án, Viện kiểm sát, Tư pháp…Tuỳ theo mỗi cơ quan đơn vị, căn cứ vào yêu cầu phòng ngừa từng loại đối tượng cụ thể mà xây dựng, vạch ra những nội dung biện pháp thực hiện cụ thể. Cơ sở này rất quan trọng, nắm vững tình hình trên để xác định lực lượng tham gia trong hoạt động phòng ngừa, có cơ sở để phân công trách nhiệm cho các lực lượng Nhà nước, xã hội tiến hành hoạt động phòng ngừa một cách phù hợp, phát huy hiệu qủa hoạt động phòng ngừa tội phạm trong từng địa bàn và từng thời gian cụ thể.