Nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam

MỤC LỤC

Sự cần thiết nâng cao khả năng khả năng tiếp cận vốn TDNH của các DNV&N

Do đó để vay được vốn từ NH, ngay từ khi thiết lập phương án sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp phải có sự nghiên cứu, phân tích sâu về mặt hàng dự định sản xuất, về yếu tố kỹ thuật của phương án, thị trường đầu vào, đầu ra…Hơn nữa, để hạn chế rủi ro tín dụng, NH luôn thực hiện kiểm tra, kiểm soát khách hàng trước, trong và sau khi cho vay, đảm bảo doanh nghiệp sử dụng vốn vay đúng mục đích và có hiệu quả. Sự đối mặt với môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt trong lĩnh vực ngân hàng và trong hoạt động tín dụng đã buộc các ngân hàng nước ta phải không ngừng đổi mới các hoạt động kinh doanh đa dạng hình thức huy động vốn, các loại hình tín dụng, tăng cường dịch vụ ngân hàng hiên đại, mở rộng khách hàng, đổi mới, hoàn thiện phong cách phục vụ khách hàng… Trong đó, việc nghiên cứu mở rộng, đa dạng đối tượng khách hàng là một hướng đi quan trọng, giúp NH không những phân tán được rủi ro mà còn góp phần tăng trưởng lợi nhuận. Có thể nói một nền kinh tế khỏe mạnh khi từng tế bào vi mô cấu thành nên nó phát triển khỏe mạnh .Việc mở rộng TDNH đối với DNV&N góp phần làm cho luồng vốn được luân chuyển hiệu quả, đến những nơi đang thật sự khát vốn, một mặt thúc đẩy sự phát triển của chính các DN, mặt khác là cách thức để tăng thu cho Ngân sách Nhà nước thông qua việc nộp thuế và các nghĩa vụ khác của DNV&N đối với Nhà nước.

Các tiêu thức đánh giá mức độ mở rộng tín dụng Ngân hàng đối với DNV&N

Mở rộng TDNH sẽ giúp các DN có thêm cơ hội để tiếp cận vốn NH hơn, trong khi khả năng tiếp cận vốn NH của DNV&N hiện nay còn gặp khá nhiều trở ngại, khó khăn. Được cấp vốn TDNH sẽ là một động lực quan trọng giúp DNV&N nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng tính cạnh tranh – yếu tố quyết định đến sự sống còn của DN. Ngoài ra, việc mở rộng TDNH đối với DNV&N buộc các NH phải phát huy tối đa năng lực của mình và tìm các biện pháp để có thể huy động vốn, tăng cường tập trung, tích tụ những nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội, từ đó mọi nguồn lực về vốn đã được khai thác một cách tối ưu để phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội.

Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng mở rộng tín dụng Ngân hàng đối với DNV&N

Một hệ thống pháp luật đầy đủ, đồng bộ, thống nhất với các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động TDNH liên quan đến việc cấp tín dụng cho DNV&N sẽ thực sự giúp các NH có cơ sở để tiến hành hoạt động của mình một cách trôi chảy cũng như có điều kiện để mở rộng TDNH cho các DNV&N hơn. Từ đây, nhu cầu tiêu dùng hàng hoá được tạo lập từ những thói quen này và nó ảnh hưởng rất lớn đến lĩnh vực hoạt động, khả năng tiêu thụ hàng hoá của các DNV&N cũng như khả năng mở rộng sản xuất kinh doanh của DN, do đó ảnh hưởng ít nhiều đến việc mở rộng TDNH đối với DNV&N. Một hệ thống thông tin chất lượng, phân tích được mọi diễn biến của thị trường một cách đầy đủ, chính xác và kịp thời sẽ giúp NH đưa ra được các quyết định đúng đắn trong lựa chọn khách hàng, mở rộng khả năng tiếp cận vốn cho các DNV&N thực sự có tiềm năng.

Kinh nghiệm của một số nước trong việc hỗ trợ vốn TDNH cho các DNV&N và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Vốn là điều kiện tiên quyết để các DNV&N mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường…Các DNV&N lại có khả năng tài chính thấp, uy tín không cao chính bởi điều này, Chính phủ các nước đã thành lập ngay từ giai đoạn đầu các tổ chức hỗ trợ về vốn cho DNV&N mà đặc biệt là hỗ trợ vốn TDNH. Đối với Việt Nam, trong điều kiện rất hạn chế về tài chính cho hoạt động trợ giúp DNV&N, Chính phủ càng phải kiên định với nguyên tắc trợ giúp có trọng điểm, có thể việc trợ giúp chỉ thực hiện được với một số ít doanh nghiệp, nhưng đảm bảo rằng sau khi nhận được sự trợ giúp, doanh nghiệp đó có thể có được khả năng cạnh tranh. Có thể thấy rằng qua những lý luận cơ bản đã trình bày đã cho thấy vai trò của DNV&N đối với mỗi quốc gia, qua tìm hiểu kinh nghiệm của một số nước trờn thế giới lại càng làm rừ nhận định nếu quốc gia nào biết quan tõm đúng mức tới sự phát triển của DNV&N thì quốc gia đó có một nền kinh tế phát triển ổn dịnh và vững mạnh.

PHÁT TRIỂN HÀ THÀNH

KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN HÀ THÀNH

    Cùng với số lượng lớn các DN là mật độ dân cư tập trung đông đúc, trình độ dân trí cao nên đã tạo ra một thị trường lớn rất thuận lợi cho Chi nhánh phát triển các sản phẩm, dịch vụ trên cơ sở ứng dụng công nghệ tiên tiến hiện đại như phát hành thẻ ATM, chuyển tiền, đổi tiền… Hơn nữa, Chi nhánh lại nằm gần khu phố cổ là nơi thu hút rất đông lượng khách du lịch cả trong và ngoài nước, chính điều này góp phần mang lại lợi thế cho Chi nhánh trong việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ dành cho cá nhân, tăng nguồn thu phí dịch vụ cho Hà Thành. Nguyên nhân chủ yếu là do năm 2004, Chi nhánh bắt đầu phục hồi cho vay ngắn hạn đối với hai DN lớn là công ty FPT – một công ty hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh thiết bị, phần mềm tin học và là phân phối chính thức của một số hãng điện thoại di động hàng đầu như Nokia, Samsung…, và công ty Xăng dầu Hàng không – một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực cung cấp xăng dầu đặc chủng cho Việt Nam Airlines và hơn 30 hãng hàng không quốc tế tại Hà Nội, Đà Nẵng…. Bởi Chi nhánh không ngừng duy trì và mở rộng đối với không chỉ với các khách hàng quen thuộc mà còn tiếp cận và thiết lập quan hệ tín dụng với nhiều khách hàng mới, như năm 2005 thiết lập quan hệ tín dụng với công ty Văn phòng phẩm Hồng Hà, công ty VIMECO, Tổng công ty Vinaconex… Ngày 29/01/2007, Chi nhánh Hà Thành đã ký kết với Tập đoàn Hòa Phát thỏa thuận hợp tác toàn diện về cung ứng tín dụng và dịch vụ NH giai đoạn 2007 – 2010 nhằm.

    Chi nhánh Hà Thành đã phát triển mạnh mẽ các dịch vụ thu tiền tại nhà, thu séc du lịch… Chi nhánh cũng là một trong những nơi đầu tiên trong hệ thống triển khai phát hành Bank draft, thanh toán thẻ Visa card, Master card, chuyển tiền Western Union, thu đổi nhiều ngoại tệ mạnh, làm đầu mối chi trả kiều hối Đài Loan của hệ thống BIDV, mở bàn thu đổi ngoại tệ phục vụ hội nghị cấp cao Asem 5, đa dạng hóa ngoại tệ thu đổi. Ngoài ra, ngày 2/10/2006, Chi nhánh đã chính thức thành lập Phòng giao dịch địa ốc tại Trung tâm giao dịch bất động sản Hà Nội nhằm cung cấp các dịch vụ NH phục vụ khách hàng có nhu cầu trong đời sống, sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản, thực hiện nghiệp vụ tín thác bất động sản, thực hiện chức năng NH chỉ định thanh toán phục vụ Trung tâm giao dịch bất động sản Hà Nội….

    Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Chi nhánh Hà Thành cụ thể như sau:
    Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Chi nhánh Hà Thành cụ thể như sau:

    THỰC TRẠNG HỌAT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNV&N TẠI CHI NHÁNH HÀ THÀNH

      Quy trình cho vay Doanh nghiệp của Chi nhánh Hà Thành Chi nhánh áp dụng cho vay đối với khách hàng là pháp nhân, cá nhân Việt Nam gồm: Doanh nghiệp Nhà nước, hợp tác xã, công ty TNHH, công ty cổ phần, DN vốn đầu tư nước ngoài và các tổ chức khác có điều kiện quy định tại Điều 94 Bộ luật Dân sự, các hộ gia đình, tổ hợp tác, DN tư nhân, công ty hợp danh; và các pháp nhân, cá nhân nước ngoài do Tổng giám đốc BIDV hướng dẫn chung hoặc quyết định trong từng trường hợp cụ thể. Khi một khách hàng có nhu cầu đề nghị Chi nhánh cung cấp các sản phẩm tín dụng, CBTD trao đổi với khách hàng, tùy thuộc vào khách hàng mới hay cũ để xác định những nội dung sau: tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của khách hàng, cấu trúc hoạt động, vị thế của khách hàng, tiêu chuẩn đội ngũ quản lý, mục đích vay vốn. Mục tiêu của giai đoạn này nhằm đưa ra kết luận về tính khả thi , hiệu quả của phương án, khả năng trả nợ và những rủi ro có thể xảy ra để làm cơ sở quyết định cho vay, làm cơ sở tham gia góp ý, tư vấn cho khách hàng; là cơ sở xác định số tiền cho vay, thời gian cho vay, tiến độ giải ngân, mức thu nợ hợp lý, các điều kiện cho vay tạo tiền đề cho khách hàng hoạt động có hiệu quả và đảm bảo mục tiêu đầu tư của Chi nhánh.