Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn tại Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Giang

MỤC LỤC

NỘI DUNG

LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

CỦA NGÂN HÀNG

Vai trò của huy động và sử dụng vốn đối với phát triển kinh tế và hoạt động kinh doanh của NHTM

Để cung cấp vốn cho các dự án này và các doanh nghiệp thì ngân hàng đầu tư có một vai trò quan trọng trong việc cung cấp vốn cho các đơn vị này nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho các dự án và các doanh nghiệp, mặt khác hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng cũng giúp cho bản thân ngân hàng có thể hoạt động được bởi hoạt động của ngân hàng là đi vay để cho vay. Tóm lại, hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng có vai trò quan trọng trong việc cung cấp vốn cho đầu tư phát triển của nền kinh tế, mặt khác hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng cũng góp phần cho việc hoạt động của các doanh nghiệp và các dự án đầu tư hiệu quả hơn bởi khi tài trợ vốn cho các doanh nghiệp và các dự án ngân hàng đã thực hiện rất kỹ khâu thẩm định, quản lí vốn vay để đảm bảo cho dự án hoạt động hiệu quả.

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN

TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN HÀ GIANG

TCHC- CTCB

Thực trạng huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Giang

Ngân hàng đã tạo được uy tín trên thị trường ở địa bàn, nên đã thu hút được nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội, đặc biệt là trong khu vực dân cư, tạo được một nguồn vốn ổn định và không ngừng tăng trưởng, thị phần huy động vốn từ năm 2005 đến năm 2007 đã tăng 165.210 triệu đồng. Để đạt được thành quả trên là do ngân hàng đã có nhiều cố gắng trong việc huy động vốn, sử dụng nhiều biện pháp để thu hút nguồn vốn trong dân cư, tiếp cận một số doanh nghiệp có uy tín và có số dư tiền gửi lớn như công ty bảo hiểm, công ty xây dựng, xăng dầu, bưu điện… Tuy nhiên, để đánh giá chính xác về nguồn vốn huy động ta còn phải xem xét kết cấu của từng loại so với tổng nguồn vốn huy động, nguồn vốn huy động so với tổng nguồn vốn kinh doanh…. Như vậy, nguồn vốn huy động bằng VND chiếm tỷ trọng chủ yếu, ngoại tệ không nhiều, do đó ngân hàng cần tăng cường, mở rộng hoạt động nhận tiền gửi và cho vay bằng ngoại tệ, có như vậy mới phát triển hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Là một ngân hàng chủ yếu cho vay trong lĩnh vực dài hạn, nguồn vốn dài hạn có tăng, tuy số vốn huy động dài hạn có thấp hơn so với vốn ngắn hạn, là do điều kiện kinh tế trên địa bàn chi phối, có ít các nhà máy doanh nghiệp, tổ chức kinh tế lớn, chủ yếu là các doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp tư nhân vừa. Chính sách lãi suất cạnh tranh: lãi suất là yếu tố quan trọng khiến hành động gửi tiền của dân chúng vào ngân hàng, hay gửi từ ngân hàng này sang ngân hàng khác hoặc chuyển từ tiết kiệm sang đầu tư do vậy lãi suất có ảnh hưởng rất lớn đến huy động vốn của ngân hàng. Việc để chênh lệch giữa thu nợ và cho vay quá lớn như này đã ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, cụ thể số vốn huy động đem cho vay đã không thu hồi được trong thời hạn đúng quy định, điều đó đã ảnh hưởng đến vòng quay của vốn.

Việc doanh số cho vay tăng nhanh qua các năm còn doanh số thu nợ lại giảm đều qua các năm đã ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, số vốn huy động đem cho vay đã không thu hồi được trong thời hạn đúng quy định, điều đó. Cũng giống như các ngân hàng thương mại khác, phương châm hoạt động của Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Giang là huy động vốn để cho vay do vậy việc bảo đảm cân xứng giữa nguồn vốn và huy động vốn hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của ngân hàng.

Bảng 4: Kết cấu nguồn vốn huy động
Bảng 4: Kết cấu nguồn vốn huy động

Đánh giá hiệu quả huy động và sử dụng vốn tại Ngân hàng Đầu tư &

Việc đạt được hiệu quả cao trong công tác huy động và sử dụng vốn là do ngân hàng đã có những biện pháp thích hợp để huy động vốn và nhu cầu vay vốn về lĩnh vực xây dựng cơ bản của các doanh nghiệp trên địa bàn là rất lớn. - Nguốn vốn chuyển dịch theo cơ cấu ngày càng hợp lý hơn về thời hạn và loại tiền tệ, nguồn vốn dài hạn tăng dần qua các năm, qua đó làm tăng tỷ trọng của nguồn vốn dài hạn trong tổng nguồn vốn huy động. - Cơ cấu tiền tệ huy động chưa hợp lý: nguồn vốn huy động bằng VND không đủ đáp ứng nhu cầu cho vay bằng VND, trong khi nhu cầu vay bằng USD lại thấp hơn lượng vốn huy động được bằng USD.

Với lợi thế về vốn, dịch vụ hoàn hảo và kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong cơ chế thị trường, các ngân hàng này chắc chắn sẽ có nhiều lợi thế trong cuộc cạnh tranh lôi kéo khách hàng với ngân hàng. Khách hàng của ngân hàng chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chưa thu hút được nhiều các doanh nghiệp lớn đến mở tài khoản, do đó nguồn vốn huy động được mang tính chất nhỏ lẻ, tạm thời. Trong quan hệ với khách hàng chưa thực sự tạo ra mối quan hệ bình đẳng, đôi khi ngân hàng còn quá chú trọng về đảm bảo an toàn cho hoạt động của mình, chưa gắn chặt quyền lợi và nghĩa vụ của khách hàng với ngân hàng.

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN

    - Trên cơ sở phân tích, thẩm định, đánh giá khách hàng theo các điều kiện cho vay theo quy định và định hướng tín dụng của Chi nhánh với mục tiêu bảo đảm an toàn và hiệu quả, tích cực tăng trưởng tín dụng bán lẻ, tích cực tìm kiếm những khách hàng có tiềm lực về tài chính, kinh doanh có hiệu quả, các dự án đầu tư khả thi nhất là trong lĩnh vực thủy điện nhỏ, khai khoáng để đầu tư. Với thực trạng nguồn vốn huy động như đã trình bày ở chương 2, tôi xin đưa ra một số biện pháp nhằm cơ cấu lại nguồn vốn như sau: tăng cường huy động vốn dài hạn, tăng mức lãi suất huy động, đa dạng các hình thức huy động vốn dài hạn mới, hấp dẫn như chứng chỉ tiền gửi dài hạn, kỳ phiếu, trái phiếu … Ngân hàng nên tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng gửi tiền nhất là những khoản tiền gửi dài hạn vì khi khách hàng gửi tiền dài hạn họ sợ gặp rủi ro về giá trị của đồng tiền và thời gian họ cần tiền. Việc thẩm định dự án cho vay ngoài việc thông qua một số phương pháp truyền thống như xác định chỉ tiêu IRR, NPV để xác định hiệu quả tài chính của dự án còn có một số phương pháp khác như phương pháp hệ số tin cậy, phân tích độ nhạy của các chỉ tiêu hiệu quả đang được các ngân hàng hiện đại trên thế giới áp dụng.

    Đa dạng hoá các hình thức tạo nguồn, đặc biệt quan tâm tới các khoản thu hồi từ các dự án đầu tư theo kế hoạch Nhà nước trước đây, vì đây thường là các nguồn lớn có lãi suất ưu đãi , đồng thời nên mở rộng các hình thức cho vay đồng tài trợ, kết hợp với các ngân hàng khác một mặt hạn chế được rủi ro và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Thực sự tiền tệ hóa nền kinh tế Việt Nam, phải coi nguồn vốn bao hàm cả vật chất và phi vật chất, biểu hiện bằng tiền (nền kinh tế phi tiền mặt với những công cụ thanh toán hiện đại qua hệ thống ngân hàng), tạo thói quen không dùng tiền mặt trong hoạt động thanh toán của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, để công tác huy động vốn và sử dụng vốn của ngân hàng đạt được hiệu quả cao hơn nữa, góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Hà Giang, chi nhánh cần khắc phục những tồn tại và phát huy những mặt mạnh đồng thời cải tiến các nghiệp vụ trong kinh doanh.

    Trên cơ sở phân tích những thực trạng để khắc phục những tồn tại, bản chuyên đề đã đưa ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn và sử dụng vốn cho ngân hàng như: cơ cấu lại nguồn vốn huy động, đẩy mạnh chính sách khách hàng, nâng cao hiệu quả khâu thẩm định dự án vay vốn… đồng thời bản chuyên đề cũng đưa ra những kiến nghị, đề xuất với Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam, qua đó góp phần tháo gỡ những khó khăn và vướng mắc từ thực tiễn. Với kiến thức của mình cùng với thực tế nắm được trong thời gian thực tập tại Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Giang, chuyên đề đã cố gắng tổng hợp giữa lý luận và thực tiễn, trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn và sử dụng vốn tại ngân hàng.