MỤC LỤC
Trên cơ sở đó, đã tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu lao động xó hội nụng thụn mà biểu hiện rừ nhất là thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu hộ nông thôn theo hướng ngày càng tăng thêm các hộ làm công nghiệp, thương mại và dịch vụ; trong khi số hộ làm nông nghiệp thuần tuý giảm dần. Các địa phương cũng đẩy mạnh việc phát triển sản xuất trên cơ sở xây dựng các khu công nghiệp tập trung, hình thành các vùng chuyên canh cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, chế biến, nuôi trồng thuỷ sản, hình thành các vùng sản xuất hàng hoá trên cơ sở điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội của từng vùng. Kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế sau hơn 20 năm đổi mới là một trong những nguyên nhân quan trọng và cơ bản nhất đưa đến các kết quả, thành tựu tăng trưởng kinh tế khả quan, tạo ra những tiền đề vật chất trực tiếp để chúng ta giữ được các cân đối vĩ mô của nền kinh tế như thu chi ngân sách, vốn tích luỹ, cán cân thanh toán quốc tế…, góp phần bảo đảm ổn định và phát triển kinh tế – xã hội theo hướng bền vững.
Những quan điểm cơ bản của David Ricardo về tăng trưởng kinh tế được thể hiện như sau: Nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng nhất, các yếu tố cơ bản của tăng trưởng kinh tế cũng như yếu tố cấu thành tổng cung của nền kinh tế là đất đai, lao động và vốn, trong từng ngành và phù hợp với một trình độ kỹ thuật nhất định, các yếu tố này kết hợp với nhau theo một tỷ lệ cố định, không thay đổi. Các nhà kinh tế tân cổ điển bác bỏ quan điểm cổ điển cho rằng sản xuất trong một tình trạng nhất định đòi hỏi những tỷ lệ nhất định về lao động và vốn, họ cho rằng vốn và lao động có thể thay thế cho nhau, và trong quá trình sản xuất có thể có nhiều cách kết hợp giữa các yếu tố đầu vào. Với quan điểm trọng cầu, Keynes đã xây dựng nên mô hình kinh tế vĩ mô, trong đó yếu tố trung tâm là vai trò điều chỉnh, can thiệp của Nhà nước thông qua các giải pháp kích thích cầu để tác động vào các khuynh hướng tâm lý chung của xã hội: Khuynh hướng tiêu dùng, khuynh hướng tiết kiệm, khuynh hướng ưu chuộng tiền mặt,… với mục đích là để chống đỡ khủng hoảng, thất nghiệp.
Thành công của Kế hoạch Marshall của Mỹ nhằm giúp các nước mới thành lập ở các nước Tây Âu là thực tế và kinh nghiệm lịch sử của nước phát triển trong việc chuyển đổi các xã hội nông nghiệp sang các nước công nghiệp hiện đại có thể có những bài học quan trọng cho các nước đang phát triển, dẫn đến việc hình thành các lý thuyết giai đoạn của Rostow. Mô hình W.Rostow mặc dù có nhiều hạn chế về cơ sở của sự phân đoạn trong phát triển kinh tế cũng như sự nhất quán về đặc trưng của mỗi giai đoạn so với thực tế, nhưng đứng trên góc độ mối quan hệ giữa sự chuyển dịch cơ cấu với quá trình phát triển thì mô hình này đã chỉ ra một sự lựa chọn hợp lý về dạng cơ cấu ngành tương ứng với mỗi giai đoạn phát triển nhất định của mỗi quốc gia. Cải tiến các hợp tác xã nông nghiệp, tổ chức các dịch vụ nông thôn; hỗ trợ của các tổ chức tín dụng để nông dân có thể mua giống mới và áp dụng các biện pháp khoa học kĩ thuật, cải cách ruộng đất để khắc phục tình trạng đất nông nghiệp còn manh mún, phân tán, giúp người nông dân phát huy cao độ nỗ lực của mình.
Trong giai đoạn đầu, các nước đang phát triển, do có nhiều lao động và nguyên liệu, thường đầu tư các loại công nghệ sử dụng nhiều lao động và nguyên liệu, sau đó giảm dần hàm lượng lao động và nguyên liệu trong sản xuất sản phẩm và tăng dần hàm lượng lao động, nguyên liệu trong sản xuất sản phẩm và tăng hàm lượng vốn thiết bị và tri thức thông qua việc đầu tư công nghệ hiện đại hơn và đầu tư đúng mức để phát triển nguồn nhân lực. Công nghệ được nhập khẩu qua nhiều đường như mua thiết bị linh kiện rồi lắp đặt, mua bằng sáng chế, thực hiện liên doanh…Công nghệ do tự nghiên cứu và triển khai được thự hiện qua nhiều giai đoạn, từ nghiên cứu, đến thí nghiệm, sản xuất thử, sản xuất thương, mất nhiều thời gian, rủi ro cao. Chẳng hạn, Việt Nam có nhiều lao động nhưng thiếu vốn và công nghệ nên có lợi thế tương đối trong sản xuất các mặt hàng cần nhiều lao động như quần áo, giày dép, nông sản, trong khi Mỹ có lợi thế tương đối trong sản xuất các mặt hàng công nghệ cao và cần nhiều vốn như máy tính, Ipod, phim Hollywood….
-Chuyên môn hoá và trao đổi thương mại thúc đẩy tìm ra nhiều công nghệ mới -Trao đổi thương mại giúp cho một đất nước thuận lợi hơn trong tiêu thụ hàng hoá -- trong những khi sản xuất vượt quá nhu cầu, sẽ có thặng dư thương mại trong khi có thâm hụt thương mại (hoặc vay từ nước ngoài) trong giai đoạn khi sản xuất trong nước không đủ để đáp ứng nhu cầu trong nước.
Hệ số ICOR của nước ta trong các năm 2001-2007 là 5,2 nghĩa là cần 5,2 đồng vốn đầu tư để tăng được một đồng GDP, cao gấp rưỡi đến gấp hai nhiều nước xung quanh trong thời kỳ đầu công nghiệp hoá. Năm 2009, khi nền kinh tế Việt Nam chậm lại, nguy cơ đú chưa rừ ràng, nhưng năm tới, khi kinh tế phục hồi, nếu không có giải pháp sớm, cơ thể kinh tế Việt Nam sẽ phải đối mặt với đợt sốt mới. Điều đáng nói là tình trạng chậm tiến độ của các dự án vẫn chưa được cải thiện đáng kể so với mọi năm, trong đó, rất nhiều dự án đầu tư thuộc lĩnh vực kết cấu hạ tầng quan trọng.
Đánh giá của các bộ, ngành cũng cho thấy, nguyên nhân của chậm tiến độ các dự án trong năm 2009 chủ yếu vẫn là do công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư khó khăn, tư vấn yếu kém hoặc quá tải; một số đơn vị thi công không đủ năng lực; năng lực tổ chức thực hiện của chủ đầu tư yếu; đơn vị thẩm định, phê duyệt dự án, thiết kế, đấu thầu kéo dài; không đủ vốn; thanh quyết toán chậm; chuẩn bị thủ tục, đấu thầu, xét thầu kéo dài. Ngoài việc làm hạn chế tăng trưởng kinh tế nói chung, Bộ KHĐT đánh giá, các dự án nhóm A chậm tiến độ so với yêu cầu còn dẫn tới hệ quả không đảm bảo huy động năng lực sản xuất theo đúng kế hoạch, làm tăng chi phí của ban quản lý dự án, lãi vay trong thời gian xây dựng, chi phí thuê chuyên gia nước ngoài trong trường hợp dự án sử dụng vốn ODA, lãng phí là rất lớn và hiệu quả đầu tư thấp. Đặc biệt là đối với cỏc dự ỏn FDI cú sự chờnh lệch rừ rệt giữa số vốn đầu tư vào khu vực nông nghiệp với công nghiệp và dịch vụ, vào các khu trọng điểm công nghiệp với các vùng kinh tế còn gặp nhiều khó khăn.
Nền kinh tế sẽ không thể phát triển một cách toàn diện, các lợi thế tiềm năng của từng ngành kinh tế không được khai thác một cách triệt để, ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế. Cơ chế và thủ tục đầu tư ở Việt Nam còn nhiều hạn chế, thiếu thông thoáng, hành lanh pháp luật và chính sách vẫn chưa được hoàn thiện để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư khi đầu tư vào các dự án ở Việt Nam. Hơn 1/2 số doanh nghiệp chỉ ra rằng số lượng và chất lượng cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và công nhân kỹ thuật bậc cao của Việt Nam là chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp.
Ta thấy Việt Nam là một nền kinh tế đang phát triển với quy mô nhỏ, tốc độ tăng trưởng tuy cao xong thiếu ổn định và nhất là thiếu các yếu tố để duy trì tăng trưởng bền vững. Sau thời kì mở cửa, cơ cấu kinh tế nước ta đã có những bước chuyển theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ, cũng như các lĩnh vực kinh tế đòi hỏi trình độ công nghệ và kĩ thuật cao.