MỤC LỤC
Tuy nhiên, công tác đào tạo nghề của Nhà trường còn tồn tại một số vấn đề như quá trình quản lí đào tạo nghề chưa đồng bộ từ mục tiêu, nội dung chương trình, đội ngũ giáo viên, phương pháp đào tạo, điều kiện cơ sở vật chất còn bất cập, hạn chế nên chất lượng đào tạo nghề chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng lao động đa dạng hiện nay của thị trường. Luận văn đề xuất một số biện pháp tăng cường quản lí quá trình đào tạo nghề nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở Truờng Trung cấp xây dựng Uông Bí, Quảng Ninh, góp phần đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng tay nghề phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc quản lí quá trình đào tạo nghề có liên quan đến chất lượng đào tạo trong trường nghề. Đề xuất các biện pháp quản lí quá trình đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở Truờng Trung cấp xây dựng Uông Bí, Quảng Ninh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn. Khảo sát thực trạng quản lí quá trình đào tạo nghề ở Truờng Trung cấp xây dựng Uông Bí, Quảng Ninh.
Phương pháp phỏng vấn: phỏng vấn một số cán bộ quản lí, giáo viên có kinh nghiệm để tìm hiểu thực tiễn của nhà trường nhằm làm sáng tỏ hơn nội dung nghiên cứu bằng phương pháp điều tra. Phương pháp tổng kết, đúc rút kinh nghiệm thực tiễn của Truờng Trung cấp xây dựng Uông Bí, Quảng Ninh về quản lí đào tạo nghề.
Do đặc điểm, yêu cầu về nguồn nhân lực- đội ngũ công nhân kỹ thuật ở mỗi nước có khác nhau nên không chỉ có lĩnh vực đào tạo nghề mà cả phương pháp, hình thức, qui mô đào tạo nghề cũng có sự khác nhau song có điểm chung là đều chú trọng đến sự phát triển kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp. Quá trình hình thành nghề lúc đó được chia làm 4 giai đoạn tách rời nhau, đó là: giai đoạn nảy sinh dự định nghề và bước vào học các trường nghề; giai đoạn học sinh lĩnh hội có tính chất tái tạo những tri thức, kỹ năng nghề nghiệp; giai đoạn thích ứng nghề và cuối cùng là giai đoạn hiện thực hoá từng phần hoạt động nghề.
Luật giáo dục năm 2005, tại điều 33, trang 21; Luật Dạy nghề năm 2006, tại điều 4 có nêu : ’’ Mục tiêu dạy nghề là đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ có năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ’’ [ 28, tr 1 ]. Còn đối với những người sử dụng lao động, ưu tiên về chất lượng của họ lại ở đầu ra, tức là ở trình độ, kiến thức, kỹ năng tay nghề, thái độ nghề nghiệp và năng lực làm việc của học sinh khi ra trường,..Do vậy không thể nói tới chất lượng như một khái niệm nhất thể, chất lượng cần được xác định kèm theo với mục tiêu hay ý nghĩa của nó, và ở khía cạnh này, một trường đào tạo nghề có thể có chất lượng cao ở một lĩnh vực này nhưng ở một lĩnh vực khác lại có thể có chất lượng thấp.
+ Yêu cầu mới đối với công tác quản lí đào tạo nghề nhằm mang lại hiệu quả và chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH đất nước đó là tăng nhanh tỷ trọng phát triển công nghiệp, dịch vụ, do vậy trong tình hình mới mỗi nhà trường đều phải tự đánh giá chất lượng quá trình đào tạo nghề để từ đó có những thay đổi, điều chỉnh cho phù hợp nhằm làm cho kỹ năng tay nghề, khả năng chuyên môn ngang tầm với quốc tế và khu vực đó là nhanh chóng đưa Việt Nam nói chung và các cơ sở đào tạo nói riêng sớm hoà nhập, tiếp cận với sự phát triển công nghiệp, dịch vụ và du lịch trong khu vực và trên thế giới. Nội dung, chương trình đào tạo cần theo hướng mềm hoá, nâng cao kỹ năng thực hành, năng lực tự tạo việc làm, năng lực thích ứng với những biến đổi của công nghệ và thực tế sản xuất kinh doanh; xây dựng chương trình dạy nghề theo Mođul, đảm bảo liên thông giữa các trình độ đào tạo nghề với các trình độ đào tạo khác trong hệ thống giáo dục quốc dân; xây dựng nội dung chương trình đào tạo nghề trình độ cao theo hướng tiếp cận trình độ tiên tiến trong khu vực và thế giới;.
Ngoài ra trường còn mở các hệ đào tạo sơ cấp nghề, hệ nâng cao, đào tạo định hướng cho người Việt Nam đi lao động hợp tác có thời hạn ở nước ngoài, đào tạo liên kết với các trung tâm hướng nghiệp dạy nghề và trung tâm học tập cộng đồng các huyện, thị xã như: trung tâm hướng nghiệp và dạy nghề huyện Hải Hà tỉnh Quảng Ninh, trung tâm dạy nghề huyện Hữu lũng tỉnh Lạng sơn, đào tạo cung cấp nhân lực cho các công trình thuỷ điện Sơn la, Thuỷ điện Nale Bắc Hà Lào Cai, Thuỷ điện A Vương Quảng Ngãi, Thuỷ điện Lai Châu, Trung tâm Hội nghị Quốc gia,. Nhận xét: Bảng 2.2 cho thấy trường trung cấp xây dựng Uông Bí, Quảng Ninh đã được thành lập hơn 37 năm nhưng do chỉ hoạt động bó hẹp trong việc giảng dạy, đào tạo nguồn nhân lực cho ngành xây dựng nên lâu nay chưa thực sự chú ý đào tạo cho nhu cầu xã hội nên trình độ đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên có trình độ đạt chuẩn đại học, sau đại học còn thấp chưa đảm bảo tiêu chuẩn 01GV/15HS.
Thực trạng công tác quản lí quá trình đào tạo nghề ở trường Trung cấp xây dựng Uông Bí, Quảng Ninh cho thấy tuy nhà trường thực hiện công tác đào tạo nghề dựa trên kinh nghiệm truyền thống đã đạt được một số thành tựu, song cũng đã bộc lộ một số hạn chế bất cập ở các khâu trong quá trình đào tạo nghề như: số lượng đội ngũ giáo viên, điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu và yếu; mục tiêu, nội dung chương trình, giáo trình còn lạc hậu, chất lượng công tác quản lí kiểm tra đánh giá và đảm bảo chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra,..thực trạng này đã đặt ra yêu cầu cần thiết phải đổi mới hoạt động quản lí đào tạo nghề đối với trường Trung cấp xây dựng Uông Bí, Quảng Ninh. "Nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật cho nguồn nhân lực cả về chất lượng, quy mô, xây dựng mới các trường đào tạo nghề tại Hải Hà, Móng Cái Quảng Ninh và hình thành một số trường dạy nghề trọng điểm nâng cao năng lực dạy nghề của các trường dạy nghề, các trung tâm dạy nghề và hình thức đào tạo kèm cặp nghề cho người lao động tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề trong tỉnh, trong nước và để xuất khẩu lao động.".
Cán bộ quản lí các khoa, phòng nói chung, lãnh đạo nhà trường nói riêng phải chú ý đến việc tập huấn, triển khai việc đổi mới chương trình đào tạo và học tập, thường xuyên rà soát để sửa đổi bổ sung nếu cần thiết nhằm làm cho giáo viên và cả cán bộ quản lí các cấp có ý thức để nắm vững chuyên môn, hiểu được chức năng nhiệm vụ của mình ở từng thòi điểm từ đó làm cho họ có khả năng hoàn thành nhiệm vụ cao hơn. + Không phải chỉ nâng cao chuẩn hoá cán bộ giảng dạy ở cơ sở đào tạo nghề là đủ, mà để cho công tác quản lí đào tạo nghề phát triển, tiến tới chúng ta phải chuẩn hoá và nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ hành chính, cán bộ làm công tác kế toán, tài chính đảm bảo cho đội ngũ tinh thông nghề nghiệp hoạt động đúng luật ngân sách mà còn có hiểu biết đầy đủ về chính sách, chế độ dành cho người dạy nghề và người học nghề từ đó tham mưu cho lãnh đạo việc huy động, sử dụng nguồn tài chính đúng mục đích có hiệu quả.
Nếu coi trọng biện pháp này, coi nhẹ biện pháp kia cũng sẽ tạo ra những phản ứng không tốt cho quá trình phát triển bền vững, cho quá trình thực thi chức năng đào tạo cung cấp nguồn nhân lực cho tỉnh Quảng Ninh và các tỉnh lân cận khu vực Đông Bắc và Duyên Hải Miền Bắc. Từ thực tiễn điều tra, qua phân tích thực trạng công tác quản lí đào tạo nghề ở truờng Trung cấp xây dựng Uông Bí, Quảng Ninh, luận văn đã đề xuất một số biện pháp quản lí nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lí đào tạo nghề đối với nhà trường.
- Tổ chức học tập lý luận, nâng cao năng lực quản lí cho lãnh đạo các trường dạy nghề, thường xuyên cho phép cán bộ quản lí dạy nghề đi học hỏi kinh nghiệm, giao lưu, hội thảo để nâng cao chất lượng đào tạo ở trong và ngoài nước. - Có chính sách đầu tư kinh phí cho các chương trình mục tiêu, có chính sách ưu đãi và quy định danh hiệu cho cán bộ quản lí, giáo viên dạy nghề giỏi ở các cơ sở đào tạo.
Để giúp nhà trường có cơ sở thực tiễn, đề xuất một số biện pháp quản lí của hiệu trưởng đối với công tác đào tạo nghề góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, xin đồng chí vui lòng cho biết ý kiến về một số vấn đề dưới đây. Để giúp nhà trường có cơ sở thực tiễn, đề xuất một số biện pháp quản lí của hiệu trưởng đối với công tác đào tạo nghề góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, xin em vui lòng cho biết ý kiến về một số vấn đề dưới đây.
Tập huấn về việc đổi mới nội dung chương trình đào tạo Chỉ đạo kiểm tra định kỳ và đột xuất về biên soạn bổ sung bài giảng, giáo án. Tổ chức, định kỳ có kế hoạch cho các khoa, phòng cử cán bộ, giáo viên đi thực tế sản xuất.
Tăng cường các mối quan hệ với các cơ sở khác, địa phương và các đơn vị sản xuất kinh doanh. Tổ chức thật tốt khi tuyển, chọn học sinh Cải tiến công tác tiếp nhận hồ sơ.