Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty CP Nhuộm Hà Nội

MỤC LỤC

Chế độ kế toán áp dụng tại Công ty CP Nhuộm Hà Nội

- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong sổ ghi chép kế toán là : Đồng Việt nam. - Nguyên tắc và phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác theo tỷ giá của Ngân hàng Việt nam tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. Nguyên tắc đánh giá tài sản cố định theo đúng qui đinh của bộ tài chính ban hành trích khấu hao theo quy định số 1062 TC/QĐ/ TSTC ban hành ngày 14/01/1996 của bộ tài chính.

Giá gốc = Giá ghi trên hoá đơn + Chi phí vận chuyển+ Thuế ( Nếu có) Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ theo phương pháp bình quân gia quyền.

CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CP NHUỘM HÀ

CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CP NHUỘM HÀ NỘI

    * Chi phí sản xuất chung: Bao gồm các chi phí cho quản lý và phục vụ sản xuất có tính chất chung như: tiền công nhân viên phân xưởng, khấu hao TSCĐ, chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ dùng cho sản xuất chung, chi phí dịch vụ mua ngoài (điện, nước..). Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là khâu đầu tiên và đặc biệt quan trọng trong toàn bộ công tác kế toán quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ở công ty CP Nhuộm Hà Nội. Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất được đánh giá là có ý nghĩa vô cùng to lớn bởi có xác định đúng sẽ tạo điều kiện thuận lợi để tập hợp chi phí sản xuất theo từng đối tượng giúp cho việc quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được nhanh chóng, chính xác, đáp ứng yêu cầu quản trị Doanh nghiệp.

    Bên cạnh đó, để tạo lên sản phẩm hoàn thiện không thể thiếu những loại hoá chất khác nhau để hỗ trợ trong quá trình nấu tẩy và nhuộm VảI mộc, Ngoài ra còn có một số vật liệu phụ khác như: chỉ, mex, khuy, khóa,..tuy chỉ chiếm 1 phần nhỏ trong tổng chi phí sản xuất nhưng chúng là những thành phần không thể thiếu để tạo ra thành phẩm. Toàn bộ nguyên vật liệu trực tiếp được tập hợp tổng hợp theo từng tháng rồi phân bổ đều cho từng mét sản phẩm hàng hoá, Để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, Công ty sử dụng tài khoản 621: Chi phí NVL trực tiếp. Nguyên vật liệu chính N (Vải Mộc V) của Công ty được nhập mua tại các Nguồn cung cấp có uy tín và lâu năm: Cty Sợi dệt Vĩnh Phúc, Cty Sợi Sơn Trà, Xí Nghiệp Dệt - Công ty X20, Cty Dệt 19/5, Cty Dệt 8/3….Vải mộc sẽ được Nhà Cung cấp vận chuyển tận nơivà chi phí vận chuyển sẽ được tính trên đơn giá bán của Vải mộc.

    Chi phí nhân công trực tiếp của Công ty bao gồm các khoản tiền lương, tiền thưởng, các khoản có tính chất tiền lương, các khoản phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất và các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ. Do đặc điểm của qui trình công nghệ của công ty, nên từng công nhân chịu trách nhiệm ở từng bộ phận cấu thành nên sản phẩm.Tiền lương được trả căn cứ vào số lượng công việc hoàn thành mà công nhân thực hiện ở từng bước công đoạn và tỷ lệ phân chia tiền lương cho công nhân sản xuất, phục vụ sản xuất và quản lý doanh nghiệp do công ty xây dựng. Đối với các khoản trích theo lương như: BHXH, BHYT, KPCĐ cho công nhân sản xuất: theo chế độ hiện hành, đây là khoản trích trên tiền lương cơ bản và thực tế của công nhân sản xuất và phải được xác định là khoản mục chi phí cơ bản, được hạch toán riêng.

    Chi phí sản xuất chung trong phạm vi phân xưởng sản xuất như chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, công cụ, dụng cụ phân xưởng, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền. Chi phí sản xuất chung thường được hạch toán chi tiết theo từng địa điểm phát sinh chi phí (phân xưởng, đội) sau đó tiến hành phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí theo dự toán CPSXC hoặc theo CPNCTT (tiền lương của công nhân sản xuất trực tiếp). Vật liệu dùng cho sản xuất chung của công ty là những vật liệu mang tính gián tiếp không cấu thành nên thực thể sản phẩm, sử dụng chung cho phân xưởng như vật liệu dùng để sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ,.

    Để làm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, Công ty đã không ngừng phát triển tổ chức sản xuất thông qua việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, các trang thiết bị máy móc, dây chuyền sản xuất hiện đại..Trong quá trình sử dụng, dưới tác động của môi trường tự nhiên, điều kiện làm việc cũng như tiến bộ kỹ thuật, TSCĐ bị hao mòn, vì vậy các doanh nghiệp cần phải tiến hành trích khấu hao. Chi phí dịch vụ mua ngoài dùng cho sản xuất kinh doanh ở Công ty bao gồm chi phí dịch vụ cho sản xuất của các xí nghiệp, bộ phận sản xuất, chi phí về tiền điện, nước, mua các trang bị an toàn lao động..Khoản chi phí này được chia thành những phần cụ thể để tiện theo dừi và được tập hợp qua cỏc TK 6275, 6276, 6277. Cuối tháng, căn cứ vào các bảng phân bổ NVL - CCDC, bảng phân bổ tiền lương và BHXH, bảng phân bổ khấu hao và các chứng từ khác có liên quan, kế toán lập bảng "Tổng hợp chi phí sản xuất chung" cho từng xí nghiệp theo yếu tố chi phí ".

    Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung sau khi tập hợp và xác định số thực sử dụng cho sản xuất trong tháng được kết chuyển, phân bổ cho đối tượng chịu chi phí để tính giá thành sản phẩm hoàn thành. Công ty CP Nhuộm HN là đơn vị gia công Nhuộm vải, kế hoạch gia công nhuộm được kê sẵn nên hoạt động sản xuất thường phát sinh vào sáng sớm và kết thúc vào cuối buỏi nên tình trạng hàng dở dang hầu như không có, hoặc chỉ lây sang dầu giò ngày hôm sau.

    Sơ đồ
    Sơ đồ

    CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY CP NHUỘM HÀ NỘI

    MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY

    Những kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty nhìn chung là phù hợp với đặc điểm của công ty. Các doanh nghiệp sản xuất nói chung và công ty CP Nhuộm Hà Nội nói riêng luôn hướng tới mục tiêu là có bộ máy quản lý gọn nhẹ và hiệu quả.

    Trên thực tế hiện nay, công ty CP Nhuộm Hà Nội có bộ máy kế toán tổ chức khá gọn nhẹ. Chính vì vậy dẫn đến việc một người kiêm quá nhiều việc, ảnh hưởng không ít đến kết quả công việc của các nhân viên kế toán. Như vậy, công ty nên tuyển thêm nhân viên kế toán để giảm bớt công việc cho các nhân viên kế toán đặc biệt là giảm bớt công việc cho kế toán trưởng.

    Và để đảm bảo công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm đạt hiêu quả thì công ty nên có một nhân viên kế toán chuyên phụ trách phần hành kế toán này. Theo em công ty nên sử dụng TK335 để trích trước chi phí sữa chữa lớn TSCĐ và trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân. Đối với trích trước tiền lương nghỉ phép: Với số lượng công nhân nhiều, có những tháng chi phí này phát sinh khá nhiều.

    Việc tiến hành trích trước tiền lương công nhân nghỉ phép cũng như trích trước sửa chữa lớn TSCĐ đòi hỏi kế toán phải tiến hành mở thêm cột TK335 và để việc theo dừi được cụ thể và đảm bảo chớnh xỏc chi phớ phỏt sinh. Khi tiến hành trích trước tiền lương của công nhân nghỉ phép nó sẽ ảnh hưởng đến giá thành làm giá thành sản phẩm tăng song thực chất việc tăng này không đáng ngại, vì nó chỉ tăng một lượng rất nhỏ. Khi tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, nó sẽ thành một yếu tố trong chi phí sản xuất chung và cũng được phân bổ cho sản phẩm theo tiêu thức CPNCTT và như vậy nó cũng sẽ làm cho chi phí sản xuất chung tăng lên một khoản nhỏ nhưng không gây ảnh hưởng lớn đến chi phí toàn doanh nghiệp và tới giá thành sản phẩm.