Hoàn thiện quy trình tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Dược phẩm Hà Nội

MỤC LỤC

Tính giá thành sản phẩm

Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như trình độ quản lý kinh tế tài chính của công ty, do đó công tác tính giá thành có ý nghĩa to lớn trong sản xuất kinh doanh. Để tính được giá thành trước tiên ta phải xác định được đối tượng tính giá thành phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh, tính chất của sản phẩm và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm. Công ty CPDP Hà Nội với quy trình công nghệ đơn giản, chế biến liên tục, khối lượng sản phẩm lớn và ở mỗi thời gian nhất định trên dây chuyền sản xuất chỉ sản xuất một loại sản phẩm.

Do đó đối tượng tính giá thành là các sản phẩm, phù hợp với đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của công ty. Kỳ tính giá thành sản phẩm của công ty được xác định là hàng tháng, cuối tháng kế toán giá thành tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm phục vụ cho công tác quản lý, điều chỉnh định mức, lập kế hoạch sản xuất cũng như hạch toán chi phí tiêu thụ thành phẩm. Xuất phát từ quy trình sản xuất, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành, công ty thực hiện tính giá thành sản phẩm theo phương pháp trực tiếp.

- Chi phí sản xuất chung và chi phí khác phân bổ cho sản phẩm được tính như trong phần 3.2 và 3.3. Cuối tháng, sau khi kết chuyển chi phí sản xuất phát sinh vào bên Nợ TK 154, kế toán chi phí giá thành tiến hành đánh giá giá trị sản phẩm dở dang và tính giá thành cho từng loại sản phẩm, từ đó lập bảng tính giá thành cho toàn bộ các sản phẩm và thẻ tính giá thành cho từng sản phẩm. Sau khi có kết quả tính giá thành, ghi sổ chi tiết TK 154 và TK 155 đồng thời phản ánh vào Nhật ký chung.

BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH
BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH

THẺ GIÁ THÀNH

HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CPDP HÀ

NỘI

    Đồng thời tập hợp chi phớ và tớnh giỏ thành cho từng sản phẩm giỳp cho việc theo dừi tình hình sản xuất, chi phí của sản phẩm chi tiết, dễ kiểm tra, tổng hợp theo các chỉ tiêu tài chính phục vụ cho quá trình quản lý và ra quyết định sản xuất và kinh doanh các mặt hàng nào phù hợp cũng như điều chỉnh các chi phí sản xuất một cách hợp lý. Đặc biệt trong bảng tính giá thành chi phí nhân công trực tiếp được chia thành hai khoản mục là chi phí lương và chi phí khác với cách tính khá phù hợp đã phản ánh được cụ thể chi phí lương thực tế phát sinh để sản xuất sản phẩm và các khoản phụ cấp ngoài lương sản phẩm ra trong đó, để tính ra chi phí lương sản phẩm công ty đã sử dụng đơn giá lương khoán do phòng Tổ chức hành chính, phòng Kỹ thuật…. Do chi phí sản xuất chung liên quan đến nhiều nơi sử dụng và khó xác định cụ thể cho từng phân xưởng nên việc tập hợp chung tạo điều kiện dễ dàng cho việc theo dừi, kiểm tra để xỏc định nguyờn nhõn cũng như mức độ tỏc động của chi phớ sản xuất chung đến giá thành sản phẩm để đề ra các chủ trương thích hợp.

    Điều đó cũng có nghĩa trong tháng chưa xác định được giá thành những sản phẩm nhập kho trong khi đó công ty sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho tức đòi hỏi phải phản ánh thường xuyên, liên tục tình hình nhập, xuất, tồn kho vật tư, thành phẩm. Như đã đề cập ở trên, chi phí sản xuất chung và chi phí khác trong chi phí nhân công trực tiếp được phân bổ theo tỉ lệ 3:1 và 2:1 là đơn giản, dễ làm nhưng không phản ánh được chính xác tình hình phát sinh chi phí ở từng phân xưởng cụ thể, đó chỉ là sự phân bổ dựa trên kinh nghiệm thực tế. Tất cả các khoản này đều được chuyển vào giá thành sản phẩm dẫn đến việc tính giá thành không chính xác và không quản lý được chi phí cũng như xác định nguyên nhân và trách nhiệm vật chất, tác động xấu đến ý thức tiết kiệm chi phí sản xuất, ảnh hưởng đến mục tiêu hạ giá thành sản phẩm của công ty.

    Các hạn chế nêu trên cần có sự xem xét, nghiên cứu của công ty để tìm ra cách khắc phục và các giải pháp thích hợp để giúp cho công tác kế toán nói chung và kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng thực hiện tốt vai trò thông tin của mình, đảm bảo cung cấp kịp thời, chính xác thông tin cho quá trình ra quyết định của nhà quản lý. Qua quá trình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, các nhà quản lý nắm được tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất sản phẩm, tình hình chi phí tiêu hao cho sản xuất sản phẩm, việc thực hiện các định mức về vật tư, lao động…các thiệt hại nguyên nhân và trách nhiệm để từ đó có những quyết định và biện pháp phù hợp nhằm quản lý tốt hơn chi phí sản xuất. Công ty tập hợp chi phí sản xuất cho từng mặt hàng, sản phẩm cụ thể điều này là phự hợp với điều kiện cụ thể của cụng ty nhưng nếu đồng thời theo dừi chi phớ sản xuất của các phân xưởng riêng biệt, cuối kỳ phân bổ chi tiết cho các sản phẩm cụ thể thỡ sẽ mang tớnh bao quỏt lớn hơn.

    Theo em công ty nên sử dụng phương pháp nhập trước, xuất trước như vậy sẽ đảm bảo được tính kịp thời của thông tin kế toán vừa cập nhật được sự biến động giá cả cũng như phù hợp với đặc điểm nguyên vật liệu là các hóa chất, tá dược… nên nhiều khi đòi hỏi đến hanh sử dụng của công ty. Tập hợp chi phí trả trước thực tế phát sinh (giá trị công cụ, dụng cụ nhỏ xuất dùng có liên quan đến nhiều năm tài chính, chi phí SCL TSCĐ ngoài kế hoạch cần phân bổ cho nhiều năm tài chính, tiền thuê phương tiện, mặt bằng kinh doanh trả trước nhiều năm, chi phí đào tạo nhân viên, chi phí quảng cáo cần phân bổ cho nhiều năm…). - Đối với chi phí sản xuất chung, để nâng cao tính chính xác của giá thành và tính hiệu quả của kế toán quản trị công ty cần phân biệt được chi phí sản xuất chung cố định và chi phí sản xuất chung biến đổi, xác định mức công suất bình thường để từ đó phân bổ chi phí sản xuất chung cố định vào sản xuất.

    Có TK 627 – Chi phí sản xuất chung (chi tiết chi phí SXC cố định) Nếu mức sản phẩm thực tế sản xuất thấp hơn công suất bình thường kế toán phải tính và xác định chi phí sản xuất chung cố định phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường. Như vậy, công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty CPDP Hà Nội về cơ bản đã thực hiện được nhiệm vụ cung cấp thông tin về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của công ty đáp ứng nhu cầu hạch toán cũng như quản lý của mình. Việc hoàn thiện công tác kế toán trong các doanh nghiệp là một điều tất yếu khách quan và phải đảm bảo được các nguyên tắc phù hợp với đặc điểm, chức năng nhiệm vụ của hạch toán kế toán trên cơ sở luật, chế độ, chuẩn mực kế toán đã được ban hành đồng thời công tác hoàn thiện phải xuất phát từ đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc điểm về chi phí và giá thành của đơn vị để có những phương án hợp lý và hiệu quả.

    Như vậy, công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có vị trí quan trọng trong quá trình hạch toán kế toán tại các doanh nghiệp đặc biệt đối với các doanh nghiệp sản xuất, cung cấp thông tin về tình hình chi phí cũng như phản ánh kết quả của sản phẩm sản xuất ra. Trên cơ sở những kiến thức đã học được cùng với thời gian tìm hiểu thực tế công tác kế toán chi phí, giá thành tại công ty CPDP Hà Nội em đã hoàn thành chuyên đề “Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty CPDP Hà Nội”.