MỤC LỤC
Rủi ro thanh toán xảy ra có thể do nhiều nguyên nhân như: do Ngân hàng sử dụng vốn để đầu tư, cho vay nhưng chưa thu hồi được vì chưa đến kì hạn khách hàng trả nợ, nhưng Ngân hàng phải thanh toán những khoản nợ đến hạn hoặc do các rủi ro khác như rủi ro lãi suất, rủi ro ngoại hối…dẫn đến những khoản lỗ lớn phải dùng vốn của Ngân hàng để bù đắp dẫn đến không đủ vốn để thanh toán các khoản nợ đến hạn; hoặc có nhiều khoản vay kém chất lượng nên Ngân hàng không thu được nợ làm cho Ngân hàng không có đủ tiền để thực hiện các cam kết với khách hàng. Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng liên quan đến rất nhiều thành phần kinh tế từ cá nhân, hộ gia đình, các tổ chức kinh tế cho tới các tổ chức tín dụng khác.Vì vậy,kết quả kinh doanh của Ngân hàng phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của nền kinh tế và đương nhiên phụ thuộc rất lớn vào tình hình tổ chức sản xuất kinh doanh của của doanh nghiệp và khách hàng.Hoạt động kinh doanh của ngân hàng không thể có kết quả tốt khi hoạt động kinh doanh của nền kinh tế chưa tốt hay nói cách khác hoạt động kinh doanh của ngân hàng sẽ có nhiều rủi ro khi hoạt động kinh tế có nhiều rủi ro.
Xét các chỉ tiêu : Chỉ tiêu thời gian hoàn vốn,chỉ tiêu NPV, điểm hòa vốn của dự án, chỉ tiêu IRR và phân tích độ nhạy của dự án. HCM với tổng số cán bộ, nhân viên là 84 người, cho đến nay, Ngân hàng MHB đã có gần 2.600 cán bộ, nhân viên với mạng lưới 158 chi nhánh, phòng giao dịch tại các vùng kinh tế trọng điểm trên khắp cả nước từ thị xã Móng Cái đến huyện đảo Phú Quốc. Tuy tốc độ tăng trưởng nhanh (gấp hơn 2 lần so với tốc độ tăng trưởng chung của toàn ngành), nhưng xét về mức độ rủi ro trong hoạt động thì MHB là ngân hàng hoạt động an toàn nhất trong cả nước dựa trên đánh giá của các đơn vị kiểm toán nước ngoài theo các tiêu chí quốc tế về an toàn ngân hàng.
Trong đó, đã cho vay hơn 112.000 hộ dân để sửa chữa, xây dựng và mua nhà với tổng diện tích trên 5,5 triệu m2 nhà ở Công tác tín dụng của Ngân hàng ngày càng tăng trưởng trong tất cả các lĩnh vực, ngành sản xuất và các khu vực trong cả nước; đồng thời, đảm bảo mục tiêu phục vụ tăng trưởng cho khu vực ĐBSCL và cho. Dư nợ cho vay các tỉnh vùng ĐBSCL chiếm tỷ trọng 65% trong tổng dư nợ tín dụng, riêng lĩnh vực cho vay xây dựng nhà ở chiếm tỷ lệ 30% tổng dư nợ tín dụng. Nguồn : Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL - Hoạt động mua bán ngoại tệ và thanh toán quốc tế ngày càng tăng trưởng, Ngân hàng đã mở rộng quan hệ đại lý với hơn 300 ngân hàng nước ngoài tại 50 quốc gia trên thế giới, mở rộng hoạt động kinh doanh đối ngoại tại hầu hết các chi nhánh trong cả nước, kết hợp giữa tài trợ xuất nhập khẩu với thanh toán quốc tế nên đã thu hút được nhiều khách hàng hoạt động trên lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu, đã triển khai thanh toán biên mậu.
Nguồn : Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL Về hiệu quả kinh doanh: hàng năm, Ngân hàng MHB đều kinh doanh có lãi, thu nhập bình quân người lao động năm sau cao hơn năm trước. Với thành tích đóng góp nổi bật cho nền kinh tế xã hội, Ngân hàng đã được nhà nước tặng thưởng huân chương lao động hạng 3. Sau gần 3 năm hoạt động, Ngân hàng đã đạt được sự tăng trưởng mạnh mẽ về tổng huy động vốn, doanh số cho vay cũng như các mảng hoạt động khác.
Từ vốn hoạt động ban đầu 300 tỷ đồng, đến nay tổng nguồn vốn của Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL đã đạt trên 30.000 tỷ đồng, tăng gấp 100 lần so với khi mới thành lập, tốc độ huy động vốn bình quân luôn cao hơn so với tốc độ tăng trưởng toàn ngành. Nguồn : Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL Vốn huy động có tốc độ tăng trưởng cao, tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, giấy tờ có giá đều có tộc độ tăng trưởng cao, trong điều kiện các ngân hàng thương mại mở rộng mạng lưới và cạnh tranh để chiếm thị phần huy động vốn thể hiện các sản phẩm huy động vốn và lãi suất phù hợp với thị hiếu của khách hàng. Tỷ trọng huy động vốn từ thị trường 1 và thị trường 2 đã được điều chỉnh theo hướng tích cực.
Nguồn : Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL Nhìn vào bảng số liệu ta thấy rằng Ngân hàng có những bước nhảy vọt trong tăng trưởng tín dụng. Nghiệp vụ tín dụng ngày càng phát triển cả về số lượng khách hàng cũng như doanh số cho vay, doanh số thu nợ và số dư nợ. Đánh giá hoạt động của Ngân hàng là an toàn và hiệu quả, các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế như WB, AFD, ADB đã tin tưởng ủy thác cho Ngân hàng giải quyết cho vay nhiều dự án với số tiền ngày càng cao.
Hội đồng gồm các thành viên : Tổng giám đốc, Trưởng ban kiểm soát Hội đồng quản trị, Phó tổng giám đốc phụ trách tín dụng, Trưởng ban kế toán – tài chính, trưởng phòng kiểm tra nội bộ, Trưởng phòng itns dụng, Trưởng phòng quản lý nguồn vốn, Phó trưởng phòng tín dụng hoặc cán bộ do Chủ tịch Hội đồng chỉ định là thư ký Hội đồng đánh giá rủi ro. * Trưởng ban kiểm soát Hội đồng quản trị, Trưởng phòng Kiểm tra nội bộ, kiểm tra viên phụ trách kiểm tra nội bộ tại đơn vị có trách nhiệm giám sát, kiểm tra việc thực hiện đánh giá rủi ro của các phòng ban theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước. * Trưởng phòng quản lý nguồn vốn có trách nhiệm xác định cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn, kết quả kinh doanh tại đơn vị và của toàn hệ thống đến trước thời điểm Hội đồng họp để Hội đồng xem xét, quyết định đánh giá rủi ro phù hợp với tình hình hoạt động kinh doanh của toàn hệ thống.
Ngân hàng muốn cung ứng nguồn vốn cho vay cho các dự án đúng đối tượng, ngành nghề, điều đầu tiên cán bộ đánh giá rủi ro sẽ đối chiếu đối tượng sử dụng vốn theo dự án với các Nghị định , Nghị quyết của Chính Phủ, các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản hướng dẫn…. Yêu cầu các giấy tờ cần có cho mỗi dự án xin vay vốn : Quyết định thành lập doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Báo cáo nghiên cứu khả thi, Quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật- tổng dự toán, Quyết định giao đất cho dự án, Biên bản bàn giao đất, thông báo kế hoạch tín dụng…. Dựa vào báo cáo tài chính, báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong những năm gần năm xin vay vốn đầu tư dự án – qua đó nếu chủ đầu tư có tình hình tài chính khụng rừ rang, khụng đủ kinh nghiệm, uy tớn sản xuất kinh doanh….
_ Một số chi tiêu tài chính quan trọng : các chi tiêu thanh khoản (khả năng thanh toán ngắn hạn, khả năng thanh toán nhanh), các chỉ tiêu hoạt động ( vòng quay hàng tồn kho, kỳ thu tiền bình quân, hiệu quả sử dụng tài sản), các chi tiêu cân nợ (nợ phải trả/ tổng tài sản, nợ phải trả/ nguồn vốn chủ sở hữu, nợ quá hạn/ tổng dư nợ ngân hàng), các chỉ tiêu thu nhập ( tổng thu nhập trước thuế/ doanh thu thuần, tổng thu nhập trước thuế/ tổng tài sản có, tổng thu nhập trước thuế/ nguồn vốn CSH). - Đánh giá về công nghệ, máy móc thiết bị của dự án : công nghệ của dự án có hiện đại, đáp ứng nhu cầu sản xuất sản phẩm, đánh giá về công suất của máy móc thiết bị, tổng chi phí mua sắm trang thiết bị phục vụ sản xuất có hợp lý không, chi phí duy trì bảo dưỡng ra sao…. _ Thẩm tra mức độ hợp lý của tổng vốn đầu tư và tiến độ bỏ vốn: vốn đầu tư xây dựng, vốn đầu tư thiết bị, chi phí quản lý và các khoản chi phí khác, xem xét chi phí trả lãi vay ngân hàng trong thời gian thi công, nhu cầu vốn lưu động ban đầu.