Xuất khẩu gạo Việt Nam: Cơ hội và thách thức trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

MỤC LỤC

Vai trò của hoạt động xuất khẩu gạo đối với nền kinh tế quốc dân

Để công nghiệp hoá đất nước trong thời gian ngắn đòi hỏi phải có số vốn rất lớn để nhập khẩu máy móc thiết bị kĩ thuật công nghệ tiên tiến. Cuộc cạnh tranh này có tác dụng ngược trở lại buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải tổ chức, xem xét lại khâu sản xuất, hình thành một cơ cấu sản xuất thích hợp, các doanh nghiệp cũng cần phải nhìn lại chất lượng sản phẩm của mình để thích nghi với những biến động của thị trường thế giới.

Hệ thống chỉ tiêu đánh giá sức cạnh tranh của sản phẩm trong thương mại quốc tế

Thị trường xuất khẩu gạo thế giới

Tuy nhiên chỉ đến năm 1994, sau khi lúa được mùa, sản lượng gạo tăng mạnh ở các nước xuất khẩu gạo chủ chốt thì hoạt động xuất khẩu gạo mới thực sự sôi động trở lại, đạt mức xuất khẩu cao nhất kể từ năm 1990. Hai nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, thứ nhất là do một số nước có kế hoạch giảm xuất khẩu gạo, trong số 8 nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới thì có tới 4 nước có kế hoạch cắt giảm lượng gạo xuất khẩu trong năm 2008 là Trung Quốc, Việt Nam, Ai Cập, Ấn Độ, với một loạt các chính sách hạn chế xuất khẩu gạo được áp dụng như áp dụng giá xuất khẩu tối thiểu, thuế xuất khẩu gạo, hạn ngạch.

Cơ cấu xuất khẩu gạo thế giới

Nguyên nhân là do kinh tế suy thoái từ khủng hoảng tài chính toàn cầu và tín dụng sẽ bị thắt chặt, ảnh hưởng đến thương mại, trong đó có mặt hàng gạo. Trong phạm vi khu vực thì trung bình lượng gạo xuất khẩu của Châu Á chiếm tỷ trọng 75%, tiếp đến Châu Mỹ chiếm 20%, Châu Phi, Châu Âu, Châu Đại Dương cộng lại chiếm khoảng 5% tổng lượng gạo xuất khẩu của thế giới.

Kinh nghiệm xuất khẩu gạo của một số nước trên thế giới trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

    Chính phủ Thái Lan không cạnh tranh với các thương nhân xuất khẩu gạo và các thương nhân này được tự do tham gia thị trường xuất khẩu gạo thế giới thông qua các biện pháp khuyến khích như: không thu thuế xuất khẩu, bỏ chế độ hạn nghạch, xuất khẩu chỉ phải nộp thuế lợi tức nếu có, khi cần thiết chính phủ có thể tham gia định hướng thị trường chủ yếu, can thiệp để ký được những hợp đồng lớn…. Trước thời điểm trở thành thành viên của WTO, nông nghiệp Trung Quốc còn tồn tại những khó khăn như: Giá cả nhiều loại sản phẩm nông nghiệp cao hơn so với giá thế giới và thiếu sức cạnh trên thị trường quốc tế; Hàng nông sản trong nước khó tiêu thụ, thu nhập của nông dân tăng chậm; các xí nghiệp sản xuất quy mô nhỏ với công nghệ và máy móc lạc hậu, đang trở nên kém hiệu quả.

    Các cam kết quốc tế của Việt Nam liên quan đến nông nghiệp, sản xuất và xuất khẩu gạo

    Cơ chế điều hành quản lý xuất khẩu gạo

    Nội dung cơ bản của các quyết định này được thể hiện trên các mặt: Nhà nước điều hành việc xuất khẩu gạo bằng hạn ngạch, chỉ tiêu định hướng (hàng năm công bố hạn ngạch, chỉ tiêu và giao các doanh nghiệp, địa phương thực hiện); Nhà nước quy định giá sàn thu mua lúa nhằm đảm bảo lợi ích của người sản xuất; Nhà nước chọn và chỉ định một số doanh nghiệp trực tiếp xuất khẩu. Đối với những hợp đồng xuất khẩu gạo sang một số vị trí thị trường có sự thoả thuận của Chính phủ ta với Chính phủ các nước (hợp đồng Chính phủ), Bộ thương mại, sau khi trao đổi với Hiệp hội lương thực Việt Nam, sẽ chỉ định và chỉ đạo doanh nghiệp làm đại diện giao dịch, kí kết hợp đồng.

    Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo

    Nhưng năm này, lúa hè thu lần đầu tiên được sấy khô, chất lượng gạo nâng cao và được xuất khẩu, thu hút một lượng lớn đơn đặt hàng; Bên cạnh đó, do lượng gạo xuất khẩu của Thái Lan giảm nên các nhà nhập khẩu chuyển sang các nước khác trong đó có Việt Nam; Một nguyên nhân nữa đóng vai trò quan trọng làm gia tăng khối lượng xuất khẩu đó là việc tiến hành mở rộng thị trường tiêu thụ gạo. Năm 2008, lạm phát cao đã khiến chính phủ các nước xuất khẩu gạo hạn chế xuất khẩu để ổn định tình hình trong nước, làm giảm mạnh nguồn cung Trong bối cảnh đó, do tâm lý hoảng loạn và nhu cầu tích trữ gạo, các nước nhập khẩu gạo lại có xu hướng tìm mua gạo để đảm bảo nguồn cung ở bất kỳ mức giá nào, điều này đã đẩy giá gạo tăng cao đột biến, thậm chí có lúc giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đạt ngưỡng 1200USD/tấn.

    Giá gạo xuất khẩu

    Nếu năm 2004 tình hình thời tiết phức tạp, nạn hạn hán diễn ra trên diện rộng trong thời gian dài khiến nhiều nước tăng cường nhập khẩu gạo, bên cạnh đó một số nước như Ấn Độ, Trung Quốc, Mỹ đều có chính sách giảm sản lượng xuất khẩu, Việt Nam lúc đó lại nhận thêm nhiều đơn đặt hàng mới đã làm giá gạo xuất khẩu tăng cao. Ngoài các lý do trên thì so với các cường quốc xuất khẩu gạo khác, thời gian Việt Nam tham gia vào thị trường gạo thế giới còn chưa thật sự lâu nên việc thiếu hụt thông tin thị trường và thiếu kinh nghiệm kinh doanh cũng là những nhân tố làm cho giá gạo xuất khẩu của Việt Nam thường bị ép giá thấp hơn so với giá gạo cùng loại của các nước này.

    Chủng loại và chất lượng gạo xuất khẩu 1. Chủng loại gạo xuất khẩu

      Đó là, cứ hễ được mùa và được giá, thì chúng ta lại găm hàng lại để “chờ” giá lên tiếp, cho đến khi mất giá thì lượng gạo “chờ” tồn kho quá lớn, khi đó phải chấp nhận tung ra thị trường thế giới với mức giá quá rẻ để tránh thiệt hại hơn nữa và tránh lượng gạo tồn quá lâu sẽ bị hỏng. Trong đó, nhiều giống lúa cho năng suất cao, khả năng chống chịu với điều kiện thời tiết, sâu bệnh tốt.Vì vậy trong những năm gần đây thị trường gạo được mở rộng, khách hàng tăng, sức cạnh tranh của hạt gạo Việt Nam trên thị trường thế giới đang dần được cải thiện.

      Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam 1. Cơ cấu thị trường xuất khẩu theo khu vực

        Nguyên nhân chủ yếu là do Indonexia – một bạn hàng lớn của Việt Nam trong nhiều năm qua (chiếm 24% tổng lượng xuất khẩu của Việt Nam), đã giảm mạnh mức nhập khẩu từ hơn 1 triệu tấn gạo của năm 2007 xuống còn 76,4 nghìn tấn gạo, tức là chỉ chiếm hơn 1% tổng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam. Trước tác động của cơn bão tài chính thế giới năm 2008, không giống như hầu hết các quốc gia khác tăng trưởng kinh tế suy giảm, tại khu vực Châu Phi mức độ ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính không quá lớn thậm chí tốc độ tăng trưởng GDP của một số quốc gia còn tăng Syria (tăng 29,338%); Kenya ( tăng 21,40%); Bờ Biển Ngà ( tăng 65,9%)…Điều này lý giải cho sự gia tăng đáng kể lượng gạo nhập khẩu từ Việt Nam.

        Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam Trong một nền kinh tế hàng hóa thế giới có xu hướng khu vực hóa và toàn

        Yếu tố tự nhiên

        Chẳng hạn đối với những tiểu vùng sinh thái ở Nam Bộ như: Vùng tây sông Hậu và Tứ giác Long Xuyên: cho phép áp dụng các giống lúa thâm canh cao như giống OM2517, OM4498, IR50404, Jasmine85; Vùng phù sa ngọt dọc sông Tiền, sông Hậu có thể ưu tiên sử dụng các giống lúa cao sản chất lượng cao như VNĐ95-20, OM2514, OMCS2000, OM4900, IR64; Vùng Đồng Tháp Mười: áp dụng giống lúa cực ngắn ngày, chịu phèn mặn trung bình – khá như OM576, OM1490, MTL499…Những vùng sinh thái khác nhau này đã tạo cho nông sản Việt Nam nói chung và cây lúa nói riêng có những nét đặc trưng về hương vị - chất lượng tự nhiên được thế giới ưa thích, đây là những lợi thế trong cạnh tranh về tính độc đáo của nông sản Việt Nam. Hiện nay Việt Nam vẫn là một nước chậm phát triển do đó sản xuất lúa gạo vẫn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân, bên cạnh đó sản xuất lúa gạo với đặc tính của sản xuất nông nghiệp: thứ nhất là thực hiện sản xuất trên diện rộng và phụ thuộc vào đặc điểm tự nhiên về đất đai, nguồn nước…., thứ hai là thực hiện sản xuất cần nhiều lao động do tính chất phân bố rộng của sản xuất và đòi hỏi bắt buộc khi thực hiện công việc, vì vậy, sản xuất lúa cho phép tận dụng được tốt thuận lợi về lao động tài nguyên thiên nhiên đồng thời hạn chế bớt nhứng khó khăn về vốn, kĩ thuật – công nghệ, bởi sự đòi hỏi đầu tư về vốn trong trồng trọt không lớn và kĩ thuật máy móc phục vụ cho sản xuất lúa ở khâu trồng và chế biến không quá phức tạp, giá thành không cao lắm so với các loại công nghệ tinh vi.

        Những tác động ảnh hưởng từ chính sách kinh tế vĩ mô

        Thứ nhất, hạn ngạch làm cách ly nền kinh tế trong nước và các biến đổi của thương mại quốc tế bằng cách giảm sự truyền tin về giá cả quốc tế và giá cả trong nước, đưa đến một hình thức giá cả ổn định cho người nông dân nhưng đem lại thu nhập cho người nông dân dưới mức mà sản xuất có thể, làm giảm hiệu quả xuất khẩu gạo. Chính sách thu hút FDI vào sản xuất và xuất khẩu gạo sẽ hướng tập trung đầu tư cho các chương trình trọng điểm như phát triển công nghệ sinh học để tạo ra các giống lúa mới cho năng suất cao, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường; áp dụng công nghệ chế biến, bảo quản sau thu hoạch, nâng cao giá trị, an toàn vệ sinh thực phẩm của sản phẩm…đẩy mạnh xuất khẩu tới các thị trường cao cấp và tiềm năng.

        Đánh giá sức cạnh tranh của xuất khẩu gạo Việt Nam thông qua một số chỉ tiêu định lượng

        Hệ số lợi thế so sánh hiển thị (RCA)

        Đồng thời, với các dự án của các nhà đầu tư nước ngoài, cùng với nguồn vốn đầu tư sẽ góp phần cải thiện công nghệ, kỹ thuật nông nghiệp nông thôn thông qua chuyển giao công nghệ, khai thác thế mạnh của vùng, phát triển được các giống lúa đặc sản, vừa nâng cao được giá trị của hạt gạo, lại tăng thêm giá trị xuất khẩu. Xuất khẩu gạo của VN có vị trí tốt trên thị trường thế giới, giá trị XK ngày càng tăng cao, thậm chí là mặt hàng có kim ngạch cao nhất trong số các mặt hàng nông sản XK chủ lực hiện nay.Do vậy để giữ vững khả năng cạnh tranh của mặt hàng này, đồng thời mở rộng thị phần xuất khẩu gạo trên thế giới, Việt Nam cần tiếp tục nâng cao chất lượng gạo; nâng cao hiệu quả của các ngành công nghiệp hỗ trợ và tìm kiếm khả năng đa dạng hoá XK hướng vào các thị trường “khó tính” hơn như Nhật Bản, Australia và New Zealand trong thời gian tới.

        Hệ số chi phí tài nguyên nội địa (DRC)

        Tất nhiên lợi thế này sẽ không tồn tại mãi do sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam và thế giới, mức thu nhập của người nông dân sẽ dần được cải thiện, hơn nữa do sự giảm giá của một số đồng tiền của các nước Châu Á từ cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1997 đã làm cho giá lao động của Việt Nam tăng lên, mất dần lợi thế về giá lao động rẻ. Hệ số này có xu hướng giảm dần từ năm 2003 đến 2006, chứng tỏ lợi thế cạnh tranh ngày càng tăng đối với xuất khẩu lúa gạo trong giai đoạn này về mặt nhân công giá rẻ, điều này là do mức độ cải thiện thu nhập của nông dân chưa cao trong khi giá trị ròng thông qua xuất khẩu lúa gạo ngày càng tăng mạnh.

        Bảng 2.3. Hệ số chi phí lao động của Việt Nam trong sản xuất lúa gạo                          ( So với các nước ở khu vực Châu Á)
        Bảng 2.3. Hệ số chi phí lao động của Việt Nam trong sản xuất lúa gạo ( So với các nước ở khu vực Châu Á)

        Những vấn đề đặt ra đối với hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

        Khi nhận thấy lượng gạo nhập khẩu từ Việt Nam đạt một thị phần đáng kể trong tổng lượng nông sản nhập khẩu của Ghana và người tiêu dùng Ghana đang quen dần với mặt hàng này thì biện pháp rào cản kỹ thuật trong thương mại của Ghana áp dụng đối với gạo nhập khẩu của Việt Nam là cấm nhập khẩu một số loại gạo thơm có nguồn gốc từ giống lúa ST3, ST7, IR54 của Việt Nam được trồng ở Đồng Bằng Sông Cửu Long với lý do: lạm dụng phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích tăng trưởng, kháng sinh..Bởi vậy, khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, nếu không tích cực có các biện pháp phòng tránh thì chắc chắn rằng các rào cản kỹ thuật sẽ ảnh hưởng không nhỏ đối với kim ngạch xuất khẩu gạo. Lúa gạo xuất khẩu của ta theo đánh giá của các nhà nhập khẩu là chất lượng không ổn định, có độ ẩm và tỷ lệ gãy vỡ cao, hay bị biến màu, và đa phần có chất lượng thấp .Hơn nữa, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm của Việt Nam luôn là vấn đề được quan tâm đặc biệt đối với các nhà nhập khẩu do lạm dụng phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích tăng trưởng, kháng sinh..Vì thế, khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, nếu không tích cực có các biện pháp phòng tránh thì chắc chắn rằng các rào cản kỹ thuật sẽ ảnh hưởng không nhỏ đối với kim ngạch xuất khẩu nông sản nói chung và mặt hàng gạo nói riêng.

        Phương hướng phát triển xuất khẩu gạo của Việt Nam trong thời gian tới

        Dự báo xuất khẩu gạo của thị trường thế giới

        Châu Á dự báo sẽ tiếp tục tăng do áp lực tăng dân số, mặc dù tiêu dùng gạo bình quân đầu người có xu hướng giảm ở các nước Châu Á có thu nhập cao, nhưng dự báo nhu cầu lúa của Châu Á vẫn sẽ tăng thêm 38 triệu tấn mỗi năm. Trong khi đó, cho dù sản xuất lúa gạo thế giới vẫn tăng, nhưng do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, tốc độ tăng cũng cao hơn không đáng kể so với tiêu dùng, khiến giá gạo thế giới dự báo sẽ còn tăng trong thập kỷ tới.

        Mục tiêu, định hướng phát triển xuất khẩu gạo của Việt Nam tới năm 2020

        Đa dạng hoá nhiều loại với các chủng loại khác nhau để có thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường thế giới, cơ cấu của chủng loại sản phẩm phải thay đổi theo chiều hướng tích cực ngày càng có nhiều chủng loại chất lượng cao, đặc sản phù hợp, giảm tỷ lệ các loại gạo phẩm cấp thấp. Đa phương hoá thị trường tiêu thụ gạo đồng thời xác định và có sự ưu tiên đối với thị trường xuất khẩu gạo chiến lược, lâu dài bằng ổn định số lượng và nâng cao chất lượng hàng hoá, khi có cơ hội phải chiếm lĩnh và biến những thị trường tiềm năng thành những thỉ trường quen thuộc và truyền thống của mình.

        Một số giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo củaViệt Nam trong thời gian tới

        Đổi mới cơ cấu sản xuất lúa gạo theo hướng tạo ra sản phẩm chất lượng cao

        Tăng cường đầu tư trại giống cấp tính để sản xuất đầu dòng, cung cấp cho các điểm trình diễn, câu lạc bộ, các tổ chức nhân giống sau đó cung ứng đến mọi tổ chức, cá nhân, hộ nông dân sản xuất kinh doanh giồng thương phẩm đại trà thành một mạng lưới rộng rãi, được phép mua bán, trao đổi trực tiếp với nông dân, tạo thị trường giống sôi động, đều khắp. Đối với các viện, trường, các cơ quan nghiên cứu, quản lý ở trung cương về giống lúa cần thu thập, đánh giá và bảo quản quỳ gen ưu việt, có lợi thế so sánh để cung cấp nguyên liệu cho việc tạo giống có năng suất cao, chất lượng tốt kết hợp giữa chọn tạo giống ở trong nước với nhập nội giống mới cùng với phương tiện công nghệ hiện đại nhằm tranh thủ thời gian trong công tác tạo giống.

        Đẩy mạnh tiến độ xây dựng thương hiệu cho gạo xuất khẩu

        Muốn tạo được nguyên liệu tốt cho chế biến xuất khẩu gạo cần lựa chọn, xác định bộ giống chất lượng cao, tạo mô hình nông nghiệp gắn kết với công nghệ chế biến, gắn sản xuất với thu mua, bảo quản và chế biến xuất khẩu. Tạo cơ sở pháp lý (thương hiệu được đăng ký với các cơ quan quản lý trong nước và quốc tế, được chứng nhận của các tổ chức có uy tín về chất lượng, giá cả của sản phẩm), sau đó là quảng bá thương hiệu thông qua nhiều hình thức khác nhau để tạo dựng uy tín, trong đó quảng bá bằng cách kết hợp với phát triển du lịch là một cách thức vô cùng hữu hiệu và cần được lưu tâm trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.

        Nâng cao sức cạnh tranh của gạo Việt Nam trong bối cảnh hiện nay cần phải có nhiều giải pháp đồng bộ về thị trường

        Để nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo sang Trung Quốc, nhà nước phải có sự chỉ đạo đồng nhất trong hoạt động xuất khẩu : Thực hiện đàm phán, ký kết các hiệp định Thương mại ở các cấp độ khác nhau, bảo đảm quan hệ ngoại thương lâu dài và ổn định nhằm tránh những rủi ro và tổn thất. Tuy nhiên từ năm 1996 đến nay đã có những thay đổi, xu hướng giảm tỷ lệ bởi đặc trưng cơ bản của các nước ASEAN là có cơ cấu sản phẩm nông nghiệp giống nhau nên các nước này nhập khẩu gạo của Việt Nam chủ yếu là hình thức tạm nhập, tài xuất đặc biệt là Singapore nên không phù hợp với yêu cầu nâng cao giá trị xuất khẩu gạo của Việt Nam trên thị trường thế giới.

        Tăng cường công tác quản lý, điều hành hoạt động xuất khẩu gạo trong giai đoạn 2008 - 2020

        Đã nhiều lần xẩy ra, khi thị trường tiêu thụ thuận lợi, doanh nghiệp ồ ạt ký kêt hợp đồng, tập trung giao hàng… với số lượng vượt quá khả năng về hàng hoá, chế biến, bốc xếp, vận tải, bao bì dẫn đến mất cân đối với khả năng ở hầu hết các khâu nêu trên, làm giá trị thị trường biến động, doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả và nhà nước đã phải can thiệp bằng những mệnh lệnh hành chính. Ba là, vẫn còn những yếu tố đe doạ an ninh lương thực Quốc gia, đó là nhu cầu lương thực ngày càng tăng do tỷ lệ dân số vẫn còn cao đó là diện tích đất sản xuất lương thực có xu hướng bị thu hẹp do quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá diễn ra nhanh tróng cùng với hiệu quả kinh tế thấp từ ngành trồng lúa.

        Tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế để thực hiện có hiệu quả các cam kết, các hiệp định trợi giúp kỹ thuật và tài chính cho các chương

        Hiện nay, tuy kinh tế Việt Nam tham gia AFTA, ASEAN, APEC, WTO… nhưng sự tham gia đó vẫn dừng ở phạm vi hẹp, nhỏ cả về lĩnh vực lẫn quy mô, khối lượng… Chính vì vây, trong thời gian tới, Việt Nam cần chủ động hội nhập kinh tế quốc tế theo chiều sâu để tận dụng một cách tối đa các nguồn lực bên ngoài cho việc phát triển kinh tế, tạo cơ hội cho việc phát triển hoạt động xuất khẩu. Hy vọng rằng với những bài học kinh nghiệm tích lũy được cùng với sự nỗ lực mới, hoạt động sản xuất và xuất khẩu gạo của Việt Nam sẽ còn thu được những thành tựu lớn hơn nữa, phát huy tốt nhất lợi thế so sánh của Việt Nam, đưa thương hiệu gạo Việt tới mọi nơi trên thế giới và góp phần tích cực vào việc nâng cao đời sống dân cư cũng như sự phát triển chung của nền kinh tế.