MỤC LỤC
Thông qua đó các nhà quản lý nắm được chi phí sản xuất, giá thành thực tế của từng loại sản phẩm, lao vụ cũng như kết quả toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp, từ đó phân tích đánh giá tình hình thực hiện các định mức chi phí và giá thành để có thể có các quyết định thích hợp. Tổ chức tập hợp và phân bổ từng loại chi phí sản xuất theo đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất đã xác định và bằng phương pháp thích hợp đã chọn để cung cấp kịp thời những số liệu thông tin tổng hợp về các khoản mục chi phí và yếu tố chi phí quy định, xác định đúng đắn chi phí của sản phẩm dở dang cuối kỳ.
Làm tốt công tác kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp nhận thức đúng đắn thực trạng quá trình sản xuất, quản lý, cung cấp các thông tin cần thiết, kịp thời cho bộ máy lãnh đạo để có chiến lược, sách lược, các biện pháp phù hợp nhằm tăng lợi nhuận của Doanh nghiệp đồng thời giúp Doanh nghiệp có kế hoạch quản lý vốn sử dụng có hiệu quả, đảm bảo được tính chủ động trong kinh doanh và trong công tác tài chính. Làm tốt công tác kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm giúp cho nhà nước có cái nhìn tổng thể, toàn diện đối với sự phát triển của nền kinh tế, từ đó đưa ra đường lối, chính sách phù hợp để phát triển các Doanh nghiệp thực sự làm ăn có lãi và hạn chế sự thua lỗ của các Doanh nghiệp làm ăn khó khăn, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển không ngừng.
- Phương pháp tập hợp trực tiếp: Là phương pháp dùng để tập hợp chi phí sản xuất cho từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất đã xác định phương pháp này chỉ áp dụng cho những chi phí có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất ( từng phân xưởng, bộ phận chi tiết sản phẩm). - Phương pháp tập hợp phân bổ gián tiếp là những phương pháp dùng để tập hợp những chi phí sản xuất có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí sản xuất.
Chi phí sản xuất sau khi tập hợp riêng từng khoản mục cần được kết chuyển để tập hợp chi phí sản xuất của toàn Doanh nghiệp và chi tiết theo từng đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Nội dung TK 631: dùng để tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ở các doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ.Tài khoản này được mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất.
Do vậy muốn đánh giá chính xác được sản phẩm dở dang phải tổ chức tốt công tác kiểm kê xác định khối lượng sản phẩm làm dở cuối kỳ, đánh giá xác định mức độ hoàn thành của chúng phải áp dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang phù hợp với đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất. * Nhược điểm: Khối lượng tính toán lớn, mất nhiều thời gian khi kiểm kê sản phẩm dở dang phải xác định mức độ chế biến hoàn thành của sản phẩm dở dang ở từng bước công nghệ, công việc này khá phức tạp, cách áp dụng phương pháp này thường phải lập các bảng tính sẵn để tính toán được nhanh.
Cuối mỗi tháng sau khi hoàn thành công việc ghi sổ, kiểm tra và đối chiếu, bộ phận tính giá thành căn cứ vào chi phí sản xuất đã tập hợp được trong tháng cho từng đối tượng tính giá thành và giá thành đơn vị thực tế cho từng sản phẩm đã hoàn thành nhập kho hoặc giao cho người mua trong tháng, kỳ tính giá thành hàng tháng sẽ giúp cho việc cung cấp số liệu về giá thành thực tế phù hợp với báo cáo, làm cơ sở để hạch toán nhập kho thành phẩm. Thông tin về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm do bộ phận kế toán cung cấp giúp những nhà quản lý Doanh nghiệp nắm được chi phí sản xuất và giá thành thực tế từng loại hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp, để phân tích, đánh giá tình hình thực hiện các định mức chi phí và dự toán chi phí, tình hình sự dụng tài sản, vật tư, lao động, tiền vốn.
Căn cứ vào đặc điểm kinh doanh của Doanh nghiệp, nội dung các nghiệp vụ kinh tế phát sinh mà kế toán có thể không sử dụng một số tài khoản, hoặc chi tiết hơn nữa một số tài khoản nào đó sao cho có sự thuận lợi trong ghi chộp, phản ỏnh và lập bỏo cỏo kế toỏn, kế toỏn cần hiểu rừ nội dung và yêu cầu của mỗi tài khoản để tránh vận dụng sai. Để đáp ứng yêu cầu quản lý thống nhất và tổng hợp số liệu về tình hình kết qủa hoạt động sản xuất kinh doanh của các Doanh nghiệp đòi hỏi các Doanh nghiệp phải tổ chức thực hiện đầy đủ về thời gian, nội dung và phương pháp lập báo cáo tài chính, trước yêu cầu của công tác quản lý trong nền kinh tế thị trường, kế toán không chỉ biết lập báo cáo mà đòi hỏi phải biết đọc và phân tích báo cáo tài chính để có thể kiến nghị đề xuất, cố vấn cho lãnh đạo Doanh nghiệp.
Nhưng với quyết tâm không lùi bước, luôn luôn trao đổi, đánh giá những kết quả và những mặt tồn tại để học tập và khắc phục, thuê các chuyên gia về tư vấn đào tạo để không ngừng nâng cao chất lượng quản lý, ngày càng mở rộng và phát triển hơn nữa. Mục tiêu của Công ty trong những năm tới là tiếp tục mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm trong cả nước, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường, không ngừng cải thiện về điều kiện tinh thần và vật chất cho cán bộ công nhân viên.
Nhiệm vụ của 2 bộ phận này là theo dừi việc kinh doanh của cỏc đai lý nội tỉnh và ngoại tỉnh, có trách nhiệm đốc thúc việc thu hồi tiền hàng và nộp về phòng kế toán, ghi nhận các thông tin mà đại lý phản ánh và đáp ứng các nhu cầu của họ. + Phối hợp với các phòng ban khác để giúp họ lập các kế hoạch dựa theo của công ty nhằm giúp cho các phòng ban đó và toàn công ty có thể thực hiện công việc hàng tháng, hàng năm theo đúng các kế hoạch đề ra.
Mặt hàng sản xuất kinh doanh của công ty hiện nay là những sản phẩm cơ khí dân dụng và công nghiệp trong đó có hai mặt hàng chính là bồn nước cao cấp INOX và thiết bị xử lý nước giếng khoan. Nguyên liệu để sản xuất là INOX SUS 304 của Nhật Bản dưới dạng cuộn, tấm, băng được mua từ nhiều nguồn khác nhau ( Nhập khẩu trực tiếp, nhập khẩu uỷ thác, mua của các doanh nghiệp kinh doanh Inox trong nước như Đông Á, Thuận Phát, Hoàng Vũ) với nhiều kích cỡ khác nhau.
- Là người lãnh đạo cao nhất trong phòng kế toán, có trách nhiệm giúp Giám đốc thực hiện việc kế toán thống kê, chịu tráh nhiệm hướng dẫn chỉ đạo bao quát chung, bố trí công việc phù hợp với mỗi người, quan hệ với các phòng ban, cơ quan quản lý cấp trên. - Kế toán ngân hàng hạch toán các khoản tiền gửi là các giấy báo Có báo Nợ hoặc bảng sao kê của ngân hàng kém theo các chứng từ gốc (uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, séc chuyển khoản, séc bảo chi).
- Chi phí sản xuất chung: Bao gồm các chi phí cho việc sản xuất sản phẩm như chi phí điện, nước, điện thoại , chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí văn phòng phẩm, chi phí nhân viên quản lý phân xưởng (lương của phòng kỹ thuật). Xuất phát từ đặc điểm sản xuất của công ty, để đáp ứng nhu cầu của công tác quản lý và công tác kế toán, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của công ty là tất cả các loại sản phẩm.
Điều này nhằm mục đích đảm bảo rằng vật tư xuất ra khỏi kho thực sự dùng cho sản xuất và tiết kiệm vật tư một cách tối đa (vì quản đốc phân xưởng cũng chính là trưởng phũng kỹ thuật và hơn ai hết anh ta sẽ nắm rừ cỏc thụng số kỹ thuật cho việc sản xuất một chủng loại bồn cụ thể là bao nhiêu. Từ phiếu xuất kho này máy sẽ tự động chuyển số liệu sang các sổ liên quan như: bảng kê nhập xuất nguyên vật liệu ( dùng để đối chiếu số liệu hàng ngày với thủ kho), báo cáo nhập xuất tồn nguyên vật liệu( để cung cấp số liệu cho phòng kế hoạch), sổ chi tiết theo đối tượng tập hợp chi phí, sổ chi phí (sổ chi tiết TK 621).
VD: mỗi khi sản phẩm được hoàn thiện xong một khâu thì lại được chuyển sang khâu tiếp theo để tiếp tục sản xuất, có nghĩa là thành phẩm của tổ này lại trở thành nguyên vật liệu của tổ khác. Cuối tháng kế toán sẽ tiến hành kiểm kê sản phẩm dở dang của các tổ và quy về % số lượng sản phẩm hoàn thành.VD: sau khi kiểm kê kế toán đếm được tại tổ bồn 20 chiếc thân bồn , mỗi chiếc thân bồn tương ứng với 60 % sản phẩm hoàn thành.
Hạch toán kế toán với bản chất là hệ thống thông tin và kiểm tra về tình hình biến động tài sản trong Công ty đồng thời cũng có chức năng thu thập và xử lý, cung cấp thông tin cho mọi đối tượng quan tâm đến thông tin kinh tế, đặc biệt là ban lãnh đạo Công ty do đó nó trở thành một công cụ quản lý kinh tế tài chính quan trọng có vai trò tích cực trong việc quản lý điều hành các hoạt động của Công ty. Và cuối cùng là khả năng cạnh tranh với các đối thủ đang hoạt động trên thị trường: Tuy Sơn Hà vẫn đang nắm thị phần cao nhờ vào chiến lược tập trung quan tâm tới khách hàng và nâng cao dịch vụ bán hàng nhưng Sơn Hà vẫn bị kéo vào cuộc chiến tranh giá cả của các nhà sản xuất tầm trung và thấp, do chất lượng của mặt hàng này theo con mắt của người tiêu dùng, ở các nhà sản xuất khác nhau là không khác nhau.