MỤC LỤC
Nền kinh tế Việt Nam vẫn còn lệ thuộc quá nhiều vào sản xuất nông nghiệp và công nghiệp phục vụ nông nghiệp (nuôi trồng, chế biến thực phẩm và nguyên liệu), dầu thô, may gia công,…vốn rất nhạy cảm với rủi ro thời tiết và giá cả thế giới, nên dễ bị tổn thương khi thị trường thế giới biến động xấu. Trên thực tế, các NHTM không làm được điều này vì ngân hàng là một tổ chức kinh tế, không phải là cơ quan quyền lực Nhà nước, không có chức năng cưỡng chế buộc khách hàng bàn giao TSĐB cho ngân hàng để xử lý hoặc việc chuyển TSĐB nợ vay để Toà án xử lý qua con đường tố tụng…cùng nhiều các quy định khác dẫn đến tình trạng NHTM không giải quyết được nợ tồn đọng, tài sản tồn đọng.
Thường xuyên thăm hỏi khách hàng sẽ giúp ngân hàng sớm phát hiện ra được vấn đề khó khăn, nguy cơ tiềm ẩn của khách hàng cũng như những cơ hội bán chéo sản phẩm, vừa mang lại thêm lợi nhuận cho ngân hàng vừa giảm thiểu được rủi ro. Kinh doanh ngân hàng là một nghề đặc biệt huy động vốn để cho vay hay nói cách khác đi vay để cho vay, do vậy vấn đề rủi ro trong hoạt động tín dụng là không thể trách khỏi, các ngân hàng cần phải hợp tác chặt chẽ với nhau nhằm hạn chế rủi ro.
Khi gặp rủi ro tín dụng, ngân hàng không thu được vốn tín dụng đã cấp và lãi cho vay, nhưng ngân hàng phải trả vốn và lãi cho khoản tiền huy động khi đến hạn, điều này làm cho ngân hàng mất cân đối trong việc thu chi. Khi gặp phải rủi ro tín dụng ngân hàng thường rơi vào tình trạng mất khả năng thanh khoản, làm mất lòng tin người gửi tiền, ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng, bị cấp trên khiển trách.
Trong quá trình hạch toán với khách hàng, xu hướng tài khoản của khách hàng qua thời gian sẽ cung cấp cho ngân hàng một số dấu hiệu quan trọng như sự biến động mạnh của số dư tiền gửi hay tăng mức sử dụng bình quân trong tài khoản đảm bảo, thường xuyên yêu cầu ngân hàng cho đáo hạn, không có khả năng thanh toán nợ khi đến hạn…Ngoài ra ngân hàng còn chú ý đến các dấu hiệu như khách hàng sử dụng nguồn tài trợ ngắn hạn cho dài hạn đắt đỏ,sử dụng các nguồn tài trơ, sự biến động tiêu cực trong các khoản phải thu, phải tră, các hệ số thanh toán biến động theo chiều hướng xấu…. Đối với việc thanh lý các khoản nợ có vấn đề, nợ khó đòi chỉ được thực hiện khi tổ chức khai thác nợ tỏ ra không có hiệu quả và công cụ để thực hiện thanh lý các khoản nợ đó bao gồm phát mãi tài sản thế chấp, kếp hợp với cơ quan pháp lý để ép buộc thu hồi nợ, sử dụng các nghiệp vụ mua bán nợ trên thị trường…Khi tiến hành xử lý các khoản nợ đó nếu việc phát mãi tài sản không đủ ngân hàng sẽ sử dụng khoản dự phòng đã trích lập trong kỳ để bù đắp tổn thất.
Trong những năm qua NHĐT&PT Việt Nam- chi nhánh Hà Tây đã vượt qua những khó khăn thử thách để vươn lên đứng vững, phát triển không ngừng và niền tin cũng như uy tín của ngân hàng ngày một tăng lên, số lượng khách hàng quan hệ với ngân hàng ngày được mở rộng, huy động vốn luôn đáp ứng được nhu cầu của các thành phần kinh tế trong sản xuất kinh doanh, nhiệu dự án do NHĐT&PT Việt Nam- chi nhánh Hà Tây đầu tư và cho vay dem lại hiểu quả thiết thực cho công cuộc tăng trưởng và phát triển kinh tế. Ý thức được tầm quan trọng của công tác phát triển dịch vụ và khơi tăng nguồn thu từ dịch vụ (phấn đấu chiếm khoảng 30% trong tổng thu nhập của chi nhánh) và dần theohướng mô hình và cơ cấu thu của một ngân hàng hiện đại, ngân hàng cung ứng đa dạng các sản phẩm dịch vụ thỏa mãn nhu cầu, mong muốn đa dạng khác nhau của khách hàng.
- Căn cứ vào kết quả xếp hạng khách hàng theo Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để thực hiện phân loại nợ sẽ giúp cho ngân hàng xác định chính xác tỷ lệ nợ xấu tại mỗi thời điểm, bởi đây là phương pháp phân loại dựa trên phân tích, đánh giá tổng hợp về tình hình tài chính, phi tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng vay vốn… mà không chỉ đơn thuần dựa vào thời gian quá hạn của các khoản nợ. Theo đánh giá của đơn vị tư vấn Ernst&Young, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của ngân hàng đã “đảm bảo được các tiêu chuẩn đo lường rủi ro trong hoạt động tín dụng và xác định phân hạng các khách hàng của Ngân hàng một cách chi tiết và cụ thể và phản ánh đúng được chất lượng tín dụng của Ngân hàng phù hợp với các thông lệ quốc tế và theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước Việt nam về phân loại nợ theo Điều 7 Quyết định 493”.
Khi đánh giá rủi ro trong hoạt động tín dụng, cán bộ QHKH đã đề cập đến các khía cạnh của khách hàng, ngoài ra còn đề cập đến rủi ro đặc thù của các ngành nghề kinh doanh khác nhau…Nhờ có sự phân tích và đánh giá rủi ro trên tất cả các mặt mà rủi ro tín dụng được nhận diện, giảm thiểu rủi ro của ngân hàng trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng. Những công việc tính toán, soạn thảo, lưu trữ ngày càng được thực hiện một cách chính xác, nhanh chóng và khoa học hơn, các phương tiện thông tin liên lạc hiện đại, máy điện thoại, máy fax, mạng nội bộ, mạng internet…giúp cán bộ thu thập, khai thác các nguồn thông tin có hiệu quả và chính xác hơn đã góp phần nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng.
Nhìn chung các phần mềm mà ngân hàng ứng dụng đều là những phần mềm mới, tuy nhiên công tác triển khai chậm hoạc triển khai không đồng bộ và khi triển khai xong một số bộ phận lại chưa tạo được cơ chế nhằm khai thác có hiệu quả công nghệ đócho công tác thẩm định tín dụng nói chung và công tác đánh giá rủi ro tín dụng nói riêng. Đối với việc tiếp cận mở rộng khách hàng mới, chi nhánh chỉ lựa chọn, tiếp thị quan hệ tín dụng đối với khách hàng đáp ứng được các điều kiện về tín dụng: có tỡnh hỡnh tài chớnh rừ ràng, lành mạnh, kinh doanh cú lói; cú phương ỏn sản xuất kinh doanh khả thi; có vốn tự có tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh; có tài sản đảm bảo nợ vay theo đúng quy định.
Xây dựng đội ngũ chuyên viên thẩm định tín dụng và đánh giá rủi ro tín dụng giỏi trên cơ sở rà soát lại đội ngũ cán bộ tín dụng, xem xét và chuyển cán bộ tín dụng không phù hợp, không đáp ứng được yêu cầu sang làm nhiệm vụ khác, bố trí cán bộ có trình độ chuyên môn vào các khâu chủ chốt trong quá trình thẩm định và đánh giá rủi ro của khoản vay/dự án. Cần tập trung tháo gỡ các vướng mắc về cơ chế, thủ tục pháp lý: hoàn chỉnh, bổ sung thủ tục giấy tờ đối với những tài sản bảo đảm tiền vay để có thể bán, cho thuê..Đồng thời cần thực hiện phân loại tài sản "Có" trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro trong hoạt động ngân hàng; nâng cao chất lượng tín dụng của các khoản cho vay ngay từ những khâu đầu tiên của quy trình tín dụng.
Để thiết lập mối quan hệ tốt, lâu bền với khách hàng, Ngân hàng phải có kế hoạch củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động, đề cao uy tín của Ngân hàng trên thị trường, thông qua việc cải thiện và mở rộng thêm nhiều hình thức phục vụ, đổi mới tác phong kinh doanh, thu hút thêm nhiều khách hàng đối với Ngân hàng như những người bạn tin cậy. Hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy thanh tra ngân hàng theo ngành dọc từ trung ương đến cơ sở và có sự độc lập tương đối về điều hành và hoạt động nghiệp vụ trong tổ chức bộ máy của NHNN, ứng dụng những nguyên tắc cơ bản về giám sát hiệu quả hoạt động ngân hàng của ủy ban basel,tuân thủ những quy tắc thận trọng trong công tác thanh tra.