MỤC LỤC
Cung cấp vốn tín dụng đối với người nghèo, góp phần cải thiện thị trường tài chính cộng đồng, nơi có hộ nghèo sinh sống: vốn tín dụng cho người nghèo, đã góp phần cải thiện tình hình thị trường tài chính khu vực nông thôn, nhất là vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người gặp khó khăn, những vùng có nhiều hộ nghèo sinh sống, hạn chế được nạn cho vay nặng lãi, tình trạng bán, gán, cầm cố ruộng đất hoặc tình trạng bán sản phẩm non ở các khu vực nông thôn đối với hộ nghèo. Tuỳ theo điều kiện của mỗi nước mà cách vận dụng có khác nhau, nhưng nhìn chung tín dụng ngân hàng đối với người nghèo đó là việc huy động các nguồn vốn có kỳ hạn, không kỳ hạn của mọi tầng lớp dân cư trong và ngoài nước, các tổ chức kinh tế xã hội, đồng thời có thể vay hoặc nhận nguồn vốn uỷ thác các tổ chức, các cá nhân trong và ngoài nước để cho những hộ gia đình nghèo có sức lao động, có khả năng tổ chức sản xuất nhưng thiếu vốn, cho vay với mức lãi suất ưu đãi (thấp hơn lãi suất thị trường hoặc lãi suất bằng mức lãi suất thị trường), thời hạn vay vốn phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh.
Sau hơn 6 năm đi vào hoạt động, được sự chỉ đạo sát sao của Ban giám đốc chi nhánh NHCSXH tỉnh, Ban đại diện Hội đồng quản trị, huyện uỷ, HĐND, UBND huyện, của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, sự phối kết hợp chặt chẽ của các tổ chức chính trị-xã hội huyện cùng với sự nỗ lực phấn đấu của tập thể CBCNV, PGD NHCSXH huyện Giao Thuỷ đã đoàn kết, phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm vượt khó khăn đi vào hoạt động ổn định và thực hiện thắng lợi các mục tiêu, đánh dấu một bước quan trọng tạo tiền đề cho sự phát triển những năm tiếp theo. Thực hiện cho vay quỹ Quốc gia giải quyết việc làm theo Quyết định số 71/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, PGD NHCSXH huyện Giao Thuỷ đã phối kết hợp chặt chẽ với Phòng nội vụ &TBXH, với các cơ quan thực hiện chương trình ở địa phương nhanh chóng hoàn thành hồ sơ thủ tục vay vốn, thẩm định và giải ngân kịp thời khi có Quyết định cho vay của cấp có thẩm quyền không để tồn đọng vốn. Sau hơn 06 năm thành lập NHCSXH đã thực hiện được việc tập trung các nguồn vốn tín dụng chính sách có nguồn gốc từ ngân sách vào một đầu mối, bước đầu tạo lập được nguồn lực tài chính bảo đảm cho việc thực hiện các kênh tín dụng chính sách không bị gián đoạn, các nguồn vốn được khai thác đa dạng hơn và đã có tốc độ gia tăng đáng kể.
- Đối với nợ quá hạn do không đủ vốn để sản xuất kinh doanh do số tiền vay quá nhỏ mà sử dụng vào chi tiêu nếu người vay có khả năng tổ chức sản xuất, chi nhánh tiếp tục cho vay bổ sung với mức đủ để mua trang thiết bị, con vật nuôi, với việc kiểm tra thường xuyên, đa số các hộ vay này sau khi được vay bổ sung đã sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả trả nợ gốc và lãi đúng hạn. Số hộ có nợ quá hạn được niêm yết ở bảng thông báo tại điểm giao dịch, hàng tháng cán bộ tín dụng đều sao kê chi tiết các hộ quá hạn của từng tổ chức hội để phối hợp đôn đốc trả nợ đồng thời làm việc với UBND cấp xã, thị trấn đưa chương trình tín dụng ưu đãi của NHCSXH vào một trong những nội dung họp giao ban hàng tháng và là chỉ tiêu thi đua của từng cấp hội. Hoạt động của PGD NHCSXH Giao Thuỷ đã góp phần tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động, phát huy tiềm lực đất đai, ngành nghề, tạo điều kiện sản xuất, đẩy lùi nạn cho vay nặng lãi và tình trạng bán lúa non, bán cầm cố ruộng đất ở nông thôn, đời sống dân nghèo được cải thiện góp phần ổn định kinh tế, chính trị, xã hội đất nước.
Thực hiện tốt chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác đã góp phần thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo, một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta hiện nay, nâng cao vị thế của NHCSXH, giúp Hội đồng quản trị NHCSXH và các nhà hoạch định chính sách có cơ sở nghiên cứu chính sách tín dụng hộ nghèo nói riêng và chính sách phát triển kinh tế nói chung. Nâng cao vai trò kiểm tra, kiểm soát thông qua việc điều hành của Hội đồng quản trị ở trung ương và Ban đại diện hội đồng quản trị các cấp ở địa phương, qua bình xét đối tượng được vay vốn của các tổ chức chính trị xã hội, từng bước mở rộng tính công khai, dân chủ trong hoạt động tín dụng ngân hàng.
Động viên người nghèo, hộ nghèo tự vươn lên khắc phục khó khăn để thoát nghèo là chủ yếu, Nhà nước và cộng đồng đóng vai trò hỗ trợ và tập trung vào các vùng trọng điểm, khó khăn, đồng thời huy động các nguồn lực, thu hút và động viên sự tham gia, ủng hộ của các tầng lớp dân cư, của các ngành, các cấp, các tổ chức đoàn thể, các tổ chức kinh tế - xã hội, hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo. - Tiếp tục duy trì chính sách tiền gửi 2% số dư nguồn vốn huy động tại thời điểm 31 tháng 12 năm trước của các tổ chức tín dụng Nhà nước tại Ngân hàng Chính sách xã hội theo Nghị định số 78/2002/NĐ - CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ và nghiên cứu để mở rộng chính sách này đối với tất cả các tổ chức tài chính, tín dụng hoạt động trên địa bàn Việt Nam, coi đó là nghĩa vụ thực hiện công cuộc xoá đói giảm nghèo của Việt Nam. Ngoài ra còn phải quan tâm đến việc khơi tăng các nguồn vốn như: nguồn vốn huy động theo lãi suất thị trường nhưng theo một tỷ lệ nhất định hợp lý nhằm đảm bảo an toàn thanh toán cho toàn hệ thống, bao gồm huy động từ tiết kiệm dân cư, các loại tiền gửi tiết kiệm của các hộ gia đình nghèo vay vốn ngân hàng dưới các hình thức tiết kiệm bắt buộc, tiết kiệm định kỳ, tiết kiệm tự nguyện.
- Trước khi giải ngân vốn cho vay hộ nghèo, NHCSXH phải phối hợp với các tổ chức hội, đoàn thể, các ngành chức năng để hướng dẫn cách làm ăn, các mô hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả sao cho phù hợp với điều kiện và năng lực quản lý của từng hộ nghèo, hướng dẫn việc sử dụng và quản lý vốn đúng mục đích và chặt chẽ để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và hộ có điều kiện thoát nghèo. Phối kết hợp với các ngành, các cấp, các đoàn thể có liên quan hỗ trợ về kỹ thuật và phương pháp sản xuất có hiệu quả cho hộ nghèo bằng các hình thức chủ yếu như cho họ tham quan, học hỏi rút kinh nghiệm sản xuất của những hộ nông dân sản xuất giỏi, kết hợp tập huấn kỹ thuật, hội thảo…tạo điều kiện để họ trao đổi và học hỏi kinh nghiệm sản xuất trong nội bộ hộ nghèo. Bên cạnh những giải pháp kể trên, để mở rộng hoạt động cho vay của NHCSXH thì bản thân người nghèo cũng phải tự vươn lên để thoát nghèo bằng chính sức lao động của mình với những việc làm thiết thực, phù hợp với khả năng quản lý của mình, mạnh dạn ứng dụng KHKT vào trong sản xuất chăn nuôi, cải tiến sinh hoạt, tập tục văn hoá tránh gây lãng phí trong sản xuất kinh doanh.
Cần có một môi trường sản xuất kinh doanh thuận lợi Nhà nước luôn có một chính sách tạo điều kiện cho ngành nông nghiệp phát triển, có như vậy mới tạo cơ sở cho vốn tín dụng bền vững như: Có chính sách và giao cho Bộ Nông nghiệp và Nông thôn làm đầu mối phối hợp với các bộ ngành liên quan tăng cường công tác khuyến nông, lâm, ngư; thúc đẩy tiêu thụ và chế biến sản phẩm nông nghiệp; chính sách tiếp thị, hướng dẫn sản xuất và chính sách bảo hộ xuất khẩu… Khu vực nông thôn cần được chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện phát triển cho người dân nông thôn. Việc thu thập, sưu tầm những thông tin, số liệu, các văn bản, chính sách đang có hiệu lực thi hành cũng như việc tập trung nghiên cứu được thực hiện nghiêm túc, đặc biệt về lí luận, từ đó đã đưa ra được những mặt mạnh, những mặt còn tồn tại hạn chế và những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng đối với người nghèo để từ đó đề ra những giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng đối với người nghèo.