Quản lý tập trung kinh tế: Bài học kinh nghiệm quốc tế và giải pháp tăng cường quản lý tại Việt Nam

MỤC LỤC

Cơ sở lý luận về quản lý tập trung kinh tế

Tuy nhiên, khi thị trường cạnh tranh hoàn hảo, nguyên tắc tối đa hoá lợi nhuận là sản xuất tại mức sản lượng sao cho giá bán bằng chi phí biên (P=MC), còn đối với doanh nghiệp độc quyền, họ sẽ sản xuất tại mức sản lượng tại đó doanh thu biên đúng bằng chi phí biên (MR=MC). Chính phủ có thể cấm những vụ tập trung kinh tế đó hoặc có thể cho phép tập trung kinh tế nhưng quy định và kiểm soát các hành vi của doanh nghiệp sau tập trung kinh tế để ngăn chặn những hành vi gây hạn chế cạnh tranh của doanh nghiệp, đảm bảo môi trường cạnh tranh và thúc đẩy phát triển kinh tế.

Hình 1.2- Tổn thất phúc lợi xã hội do độc quyền thường
Hình 1.2- Tổn thất phúc lợi xã hội do độc quyền thường

KINH NGHIỆM QUẢN LÝ TẬP TRUNG KINH TẾ TRÊN THẾ GIỚI

THỰC TRẠNG TTKT VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ TTKT Ở VIỆT NAM THỜI GIAN QUA

  • Quản lý TTKT ở Việt Nam

    Một xu hướng đang diễn ra mạnh trong những năm gần đây là nguồn vốn đầu tư nước ngoài rất lớn đã và đang “chảy vào” Việt Nam trong đó bao gồm cả hình thức đầu tư mới và dưới các hình thức TTKT như: mua bán, sáp nhập, hợp nhất, liên doanh giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp nước ngoài hoặc giữa các doanh nghiệp nước ngoài với nhau; thâu tóm gián tiếp trên thị trường chứng khoán. Theo đó, Cục Quản lý cạnh tranh có nhiệm vụ kiểm soát quá trình TTKT; thụ lý, tổ chức điều tra các hành vi TTKT có khả năng gây hạn chế cạnh tranh; tổ chức điều tra và xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh và các hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh khác; tham vấn cho các doanh nghiệp tham gia TTKT trước khi các doanh nghiệp tiến hành thủ tục thông báo TTKT chính thức theo quy định của Luật Cạnh tranh. Bên cạnh đó, quản lý TTKT còn có sự tham gia của các cơ quan nhà nước có liên quan như: cơ quan đăng ký kinh doanh (là Bộ Kế hoạch Đầu tư và các Sở Kế hoạch Đầu tư); các cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành (Ngân hàng Nhà nước, Uỷ ban chứng khoán nhà nước, các Cục Quản lý chuyên ngành trong các lĩnh vực cụ thể, ..).

    Năm 1999, Luật Doanh nghiệp được ban hành thay thế cho Luật Doanh nghiệp tư nhân và Luật Công ty năm 1990 đã ghi nhận khá đầy đủ về các giải pháp tổ chức lại công ty, trong đó có hai giải pháp liên quan trực tiếp đến tập trung kinh tế là sáp nhập và hợp nhất công ty; ngoài ra các quy định về. Luật Doanh nghiệp năm 2005 có nhiều quy định có liên quan trực tiếp đến TTKT và quản lý TTKT bao gồm: quy định về việc mua lại tài sản được coi là hành vi tạo lập quyền kiểm soát, chi phối doanh nghiệp khác; các quy định về đến thủ tục đăng ký kinh doanh, tổ chức lại doanh nghiệp, chuyển nhượng vốn góp, mua bán cổ phần trong pháp luật về doanh nghiệp; Các quy định về nghĩa vụ thông báo bằng văn bản tiến độ góp vốn của công ty TNHH, thông báo tiến độ góp vốn cổ phần của công ty cổ phần; Nghĩa vụ đăng ký với. Trong năm 2007, Cục Quản lý cạnh tranh đã tiếp nhận 01 hồ sơ thông báo tập trung kinh tế đối với trường hợp một doanh nghiệp của Thái Lan mua lại một công ty trong nước hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hóa chất – nhựa chuyên dụng thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.

    Thứ hai, ngăn chặn một số hành vi vi phạm về TTKT: Từ khi thành lập, Cục Quản lý Cạnh tranh cũng đã tiến hành tham vấn cho khá nhiều doanh nghiệp trong đó chủ yếu là các doanh nghiệp trong các ngành bán lẻ, hoá chất, thiết bị viễn thông, công nghệ thông tin, dịch vụ giải trí (khoảng 20 vụ. Thứ ba, công tác phổ biến pháp luật về TTKT tới các lĩnh vực hoạt động chuyên ngành đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần điều chỉnh các quyết định của những cơ quan quản lý ngành và chiến lược, hành vi của các doanh nghiệp cho phù hợp với các quy định pháp luật trong quản lý tập trung kinh tế. Về phía cơ quan quản lý TTKT: do mới được thành lập từ năm 2006, thời gian hoạt động chưa nhiều và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý cạnh tranh còn đang trong quá trình đi vào ổn định và phát triển trong đó có việc phát triển một đội ngũ nhân lực đáp ứng những nhiệm vụ quản lý TTKT được quy định trong Luật Cạnh tranh năm 2004 và các nhiệm vụ ngày càng phức tạp đặt ra trong thực tiễn quản lý TTKT.

    Đó cũng chính là một trong những nguyên nhân của thực trạng Luật Cạnh tranh chưa được phổ biến sâu rộng tới các cơ quan quản lý ngành, các doanh nghiệp từ đó dẫn đến những hành vi vi phạm do thiếu hiểu biết về Luật cạnh tranh, chủ yếu là những vi phạm về thông báo TTKT và nhiều quyết định quản lý ngành vẫn chưa thống nhất với Luật Cạnh tranh. Trước thực trạng đó, Việt Nam cần làm gì để tăng cường công tác quản lý TTKT, quản lý TTKT có hiệu quả, để phát huy những tác động tích cực của TTKT phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế và hạn chế những tác động tiêu cực của TTKT đến cấu trúc thị trường cạnh tranh của nền kinh tế?.

    Bảng 3.1- 20 Ngành có mức độ TTKT cao nhất trong năm 2006 theo  CR3
    Bảng 3.1- 20 Ngành có mức độ TTKT cao nhất trong năm 2006 theo CR3

    KIẾN NGHỊ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TTKT Ở VIỆT NAM

    • Kiến nghị tăng cường công tác quản lý TTKT ở Việt Nam thời gian tới

      Trong thời gian vừa qua, trên thế giới đã có một loạt các vụ sáp nhập lớn mà trong đó, các bên tham gia đều có công ty con hoặc chi nhánh tại Việt Nam, ví dụ như Alcatel – Lucent, ICI – Akzo Nobel,… Nhiều công ty đã chiếm lĩnh được thị phần lớn, thậm chí có thể đã có thị phần chi phối trên thị trường Việt Nam. Đây là những điều các doanh nghiệp hết sức lưu ý vì trong thời gian sắp tới Cục QLCT sẽ tăng cường giám sát chặt chẽ hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các trường hợp có thị phần đạt và vượt ngưỡng 30% trên thị trường liên quan. Một số cách phổ biến thường là: Chào mua công khai; lôi kéo cổ đông bất mãn với Hội đồng quản trị; thương lượng với Hội đồng quản trị và Ban điều hành; mua dần cổ phiếu thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán; mua tài sản của công ty; trao đổi cổ phần để nắm giữ cổ phiếu chéo lẫn nhau.

      Hiện nay thị trường bán lẻ Việt Nam ước đạt 20 tỷ USD và tốc độ tăng trưởng hàng năm khoảng 20%, cộng với số lượng người tiêu dùng trẻ hàng nhất châu Á, hoạt động cạnh tranh chưa gay gắt bằng các thị trường khác trong khu vực là cơ hội mở rộng thị trường hấp dẫn đối với các nhà bán lẻ toàn cầu. Theo cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và lộ trình thực hiện hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá, các nhà đầu tư được đầu tư thực hiện quyền phân phối theo hình thức liên doanh giữa nước ngoài và trong nước, với vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không được vượt quá 49% vốn điều lệ; kể từ ngày 1/1/2008 không hạn chế tỷ lệ góp vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài. Đây chính là yếu tố quan trọng để các nhà đầu tư nước ngoài (gồm cả các nhà đầu tư mới và nhà đầu tư hiện đang kinh doanh tại Việt Nam) sẽ nghiêng về con đường mua lại, sáp nhập các công ty phân phối, siêu thị trong nước để thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường.

      Tăng cường sự hợp tác giữa cơ quan quản lý cạnh tranh với các cơ quan quản lý cạnh tranh quốc tê, các tổ chức quản lý cạnh tranh quốc tế nhằm học hỏi kinh nghiệm quản lý tập trung kinh tế cũng như hợp tác trong công tác quản lý tập trung kinh tế có yếu tố nước ngoài. Cần hoàn thiện các quy định pháp lý về ngưỡng kiểm soát tập trung kinh tế và ngưỡng cấm tập trung kinh tế theo hướng quy định chi tiết hơn cho các hình thức tập trung kinh tế khác nhau và theo tiêu chí thị phần kết hợp với doanh thu thuần hoặc tài sản của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế. Chính vì vậy, việc xây dựng một hệ thống thông tin gắn kết giữa cơ quan quản lý cạnh tranh với các cơ quan quản lý ngành nhằm nâng cao hiệu quả giám sát, kiểm soát hoạt động TTKT, đảm bảo phát hiện đầy đủ, kịp thời những hành vi vi phạm liên quan đến TTKT và tổ chức điều tra các hành vi vi phạm theo quy định của Pháp luật.