Ảnh hưởng của Chiến tranh Thương mại Mỹ - Trung đến Kinh tế Việt Nam từ năm 2018 đến nay

MỤC LỤC

Một số chỉ số kinh tế bị ảnh hưởng

- Xuất và nhập khẩu: Với việc sử dụng thuế quan hoặc các biện pháp bảo vệ thương mại sẽ hạn chế số lượng hàng hóa và dịch vụ được phép trao đổi giữa các nước. - Tăng trưởng kinh tế: Khi một quốc gia tung ra những biện pháp bảo vệ thương mại mạnh mẽ sẽ làm suy giảm yếu tố sản xuất, đầu tư và tiêu thụ dẫn tới việc suy thoái toàn bộ nền kinh tế và gây ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng GDP của một quốc gia. - Chỉ số giá cả: Chiến tranh thương mại sẽ dẫn tới tăng giá nguyên vật liệu, qua đó tác động lên chỉ số giá cả, tạo ra lạm phát hoặc tăng giá tiêu dùng.

- Tỷ lệ thất nghiệp cao: Khi các doanh nghiệp, công ty gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh hay sản xuất do chiến tranh thương mại mang lại, thì hầu hết. - Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI bị giảm: thông qua các biện pháp bảo vệ thương mại làm gia tăng rủi ro, khụng rừ ràng sẽ gõy sự nghi ngờ đối với những nhà đầu tư nước ngoài, dẫn tới việc giảm đi luồng FDI vào quốc gia. Điều này làm cho hàng hóa Việt Nam có thể phải đối mặt với việc thuế nhập khẩu cao hơn của Mỹ.

Tác động tới dòng vốn đầu tư của các doanh nghiệp FDI: Đầu tư vào Việt Nam vẫn phụ thuộc nhiều vào các nước lớn như Hàn Quốc, Nhật Bản,… Đây là những đối tác có cam kết hợp tác đầu tư lâu dài. Đối với đầu tư từ Mỹ, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung khiến Mỹ lập nên các hàng rào thuế quan, tăng thuế đối với tài sản của Mỹ tại nước ngoài cũng với những ưu đãi khác khuyến khích các tập đoàn Mỹ rút từ các nền kinh tế mới nổi về đầu tư trong nước, trong đó có Việt Nam. Điều này sẽ khiến dòng vốn đầu tư của các doanh nghiệp Mỹ vào Việt Nam có xu hướng tăng chậm lại.

Sự gia tăng nhanh chóng của dòng vốn FDI từ Trung Quốc như đã nói ở phần tích cực trên cũng là vấn đề đáng lo ngại, khả năng Trung Quốc tăng cường đầu tư vào Việt Nam là nhằm đạt được xuất xứ “Made in Vietnam”, tận dụng các hiệp định thương mại tự do đã ký mới của Việt Nam để hưởng lợi về thuế và các lệnh áp thuế đến từ Mỹ. Vì vậy, nếu Việt Nam không kiểm soát chặt chẽ được vấn đề này, rất có thể Mỹ sẽ áp dụng những biện pháp trừng phạt lên các doanh nghiệp ở Việt Nam tương tự như đối với Trung Quốc. Đối với thị trường chứng khoán Việt Nam, sau cuộc chiến tranh diễn ra đã xuất hiện xu hướng giảm điểm mạnh với việc nhà đầu tư ngoại liên tục rút vốn ròng, bất chấp nền kinh tế đang có những chuyển biến tích cực.

Nhưng trong tháng 5/2019, với sự ảnh hưởng leo thang của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có nhiều biến động hơn. Nhưng những biến động mạnh trên thị trường ngoại hối quốc tế có tác động nhất định tới tỷ giá USD/VND. Thực tế cho thấy rằng cuối tháng 6, đầu tháng 7/2018 khi có dấu hiệu chiến tranh thương mại leo thang, tỷ giá USD/VND đã có những biến động mạnh (vượt qua mức 23.000 VND/USD), sau đó dịu lại nhờ sự linh hoạt, can thiệp kịp thời của Ngân hàng Nhà nước, trong 4 tháng đầu năm 2019, tỷ giá giao dịch ổn định.

Thế nhưng đáng lưu ý là từ ngày 20/5 đến nay, tỷ giá đã bắt đầu ổn định trở lại, VND có xu hướng tăng giá nhẹ so với USD. Bên cạnh đó còn có sự mất giá của Đồng Nhân dân tệ(NDT) do hậu quả của chiến tranh thương mại, NDT giảm khoảng 210 điểm cơ bản so với VND từ đầu tháng 5/2019. Áp lực đồng NDT giảm giá trị làm nữa ảnh hưởng đến các doanh nghiệp trong khâu ghi nhận doanh thu và tiêu thụ hàng hóa của mình vì giá trị VND bị định giá cao hơn NDT.

Về lâu dài, Nếu có bất kì sự giảm sút nào về sức khỏe của cả các doanh nghiệp thì Việt Nam sẽ hạn chế khả năng phát triển bền vững của thị trường chứng khoản nói riêng và thị trường tài chính Việt Nam nói chung.

NHỮNG KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP CHO CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI

Giải pháp để nền kinh tế Việt Nam phát triển ổn định và bền vững, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung

    - Điều chỉnh chính sách đối ngoại: Việt Nam cần tranh thủ thời cơ thuận lợi để tiếp tục đẩy mạnh triển khai chính sách đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa, tăng cường hợp tác với tất cả các nước, bao gồm cả quan hệ chiến lược với các nước lớn như Trung Quốc, Nga, Mỹ. - Nâng cao năng lực tự chủ : Đây là nhân tố phù hợp với xu thế chung cũng như yêu cầu phát triển của Việt Nam trong dài hạn để ứng phó với một thế giới có nhiều biến động ,bên cạnh cạnh tranh Mỹ - Trung Quốc có thể còn kéo dài và nhiều phức tạp. - Nhà nước phải xây dựng chiến lược đa dạng hóa sản phẩm và thị trường xuất khẩu để giảm bớt rủi ro, tránh tập trung xuất khẩu vào một thị trường.

    - Các cơ quan chức năng cũng cần nâng cao các biện pháp phòng vệ thương mại , cần sử dụng các biện pháp giải quyết và kiểm soát chất lượng hàng hóa, tránh các tình trạng buôn lậu. Các doanh nghiệp Việt Nam cần đặc biệt ý thức được những tác động tiêu cực của cuộc chiến tranh tới thị trường cũng như bản thân doanh nghiệp. - Doanh nghiệp phải nỗ lực hơn nữa trong việc nâng cao chất lượng hàng hóa: đa dạng về mẫu mã, kích thước với giá cả phù hợp thông qua đổi mới sáng tạo và ứng dụng công nghệ, để tăng sức cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất trong nước , đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu.

    - Lựa chọn những sản phẩm phù hợp với trình độ, kỹ năng của doanh nghiệp mình cũng như những sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao về giá, có thương hiệu lớn để phát triển, đẩy mạnh xuất khẩu. - Tích cực khai thác lợi ích từ các hiệp định thương mại tự do (Free Trade Agreement – FTA) đã ký kết, trong đó có nhiều thị trường quan trọng, có thể bù đắp vào phần thiệt hại, do chiến tranh thương mại gây nên. - Cần chú trọng hơn nữa việc khai thác thị trường nội địa: giữa các doanh nghiệp cần phải có sự liên kết, thông tin cho nhau để có những kế hoạch đối phó với biển động xảy ra.

    - Cần nâng cao chiến lược xuất nhập khẩu của theo hướng bền vững, tăng trưởng xuất khẩu cả về chiều rộng và chiều sâu. Đồng thời, cần tìm hiểu sâu hơn những quy định mới của Mỹ, nhất là với các loại hàng hoá trong danh mục bị áp thuế, để đa dạng hóa xuất khẩu vào Mỹ.

    Bài học rút ra đối với Việt Nam từ cuộc chiến tranh thương mại .1 Về chính sách ngoại giao

      - Cần phải có hành động và cân đối các nguồn lực để hỗ trợ cho khu vực tư nhân trong nước đầu tư mới sản xuất kinh doanh, để ổn định, tăng cường mở rộng quy mô sản xuất. - Tái cơ cấu kinh tế mạnh mẽ, quan trọng nhất là thực hiện cho tốt chủ trương thu gọn khu vực kinh tế nhà nước, mở dư địa, khơi thông nguồn lực cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển. - Đặc biệt, cần có cách ứng xử tốt trong việc thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài.

      Ngoài ra, việc ký kết các hiệp định tự do thương mại với các nước phát triển cũng tạo ra lợi thế xuất khẩu cho nền kinh tế Việt Nam.