MỤC LỤC
Trần Văn Khê; nhà nghiên cứu tiền bối Nguyễn Xuân Khoát ở trong một bài tham luận về đàn bầu tại Bulgary đã kể lại câu chuyện truyền thuyết gắn liền với sự ra đời của cây Đàn Bầu. Theo ‘An Nam chí lược’, ‘Đại Việt sử ký toàn thư’, ‘Chỉ Nam Ngọc âm giải nghĩa’, ‘Đại Nam thực lục tiền biên’ thì: cây Đàn Bầu ra đời đầu tiên ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, sau đó được người Kinh Việt Nam mang sang Quảng Tây Trung Quốc. Đàn Bầu được lấy cảm hứng từ trò chơi dân gian “trống đất” của trẻ nhỏ là đào hố và căng dây qua lỗ đất, khi đập nghe tiếng bung bung mà các cụ ngày xưa đã có sự quan sát tinh tế và cảm thụ thanh âm nhanh nhạy nên những tiếng kêu “bung bung” từ dây căng kéo trên lỗ đất ấy đã kết tạo ý tưởng hình thành cây đàn làm từ ống tre và quả bầu khô với một dây duy nhất.
Từ truyền thuyết xa xưa của dân tộc đến những dấu tích lịch sử để lại đều có cùng điểm chung, đó là minh chứng cho sự gắn bó máu huyết của Đàn Bầu với xóm làng, người dân lao động Việt Nam bao đời nay. Đàn Bầu là cây đàn truyền thống của người Việt Nam, đã đồng hành với dân tộc ta qua biết bao thăng trầm và biến động lịch sử, ngấm sâu vào từng âm điệu dân gian, vào từng lời ca “ru à ơi” của mẹ, bế bồng tâm hồn mỗi người con đất Việt hòa vào dòng suối linh thiêng của nguồn cội. Mô tả xác định điểm chia nốt trên dây đàn bầuNgười ta thường định âm cho đàn bầu theo dây buông có âm tự nhiên, nhưng có khi chỉnh theo từng bài bản.
Thông thường nhất là đàn bầu đặt trên một cái bàn nhỏ (thường là hộp đàn có lắp 4 chân rời, trên mặt giá có 2 chỗ chặn để khi kéo đẩy cần đàn, đàn không bị di chuyển theo. Cây đàn bầu của chúng ta từ xưa nay có rất nhiều kiểu ngồi gẫy khác nhau, và bất kể một kiểu ngồi nào người gãy đàn cũng phải theo quy địnhlà để cây đàn ngang trước mặt người đàn với cự ly không được xa và cũng không được sát vào người mà phải cho nó một khoảng cách tự nhiên, dáng ngồi không gò bó, khi ngồi đàn người gẫy đàn theo một quy định thống nhất là ngồi ở khoảng 1/3 cây đàn tính từ đầu đàn trở xuống, lưng thẳng, bụng không được gấp, hai vai không được so, lệch, các cơ trong thân thể được thả lỏng để tạo nên một tư thế tự nhiên trong khi ngồi đàn. Que đàn được đặt trên 2 đốt ngón tay trỏ và giữa của bàn tay phải, còn đốt thứ nhất của ngón cái thì giữ que đàn, đầu nho nhỏ của que thường nhô ra khoảng 1,915 cm.
☼ Ngón vuốt: miết ngón tay vào cần đàn để tạo độ trượt qua các thang âm và dừng lại ở thang âm qui định trong bản nhạc.Ngón luyến: kéo thẳng cần tăng hoặc giảm tới âm qui địnhNgón tạo tiếng chuông: Nhấn cườm tay vào dây đàn để hãm bớt âm chínhvà tạo ra âm bội trên âm chính có sẵn.
Các vở diễn chèo truyền thống trước hết là các vở diễn theo các tích chèo cổ, được tiếp nhận qua quá trình truyền nghề của các nghệ nhân, được chỉnh lý, nâng cao qua diễn xuất của các nghệ sĩ đương đại. Nghệ thuật Chèo được hình thành từ thế kỷ X dưới thời nhà Đinh (vua Đinh Tiên Hoàng), lúc bấy giờ kinh đô của nước là là Hoa Lư (Ninh Bình), đây cũng được coi là đất tổ của loại hình nghệ thuật sân khấu này. Ban đầu hát Chèo được phát triển chủ yếu dựa vào âm nhạc và múa hát dân gian, sau đó các tích truyện ngắn, câu chuyện được đưa vào và biểu diễn trọn vẹn thành một vở Chèo hoàn chỉnh với thời lượng dài hơn, nội dung cũng sâu sắc hơn.
Sang đến thế kỷ 15, vua Lê Thánh Tông không cho phép Chèo được biểu diễn trong cung đình vì thế chúng phát triển mạnh tại các vùng thông thôn và gắn liền với đời sống sinh hoạt của người dân, trở thành một trong những món ăn tinh thần không thể thiếu trong các hội hè, lễ hội của người Việt. Dù được dàn dựng lần đầu tiên cách đây 30 năm nhưng cho tới bây giờ, khi dàn dựng lại, vở diễn vẫn mang hơi hướng của thời đại và đề cao giá trị cao quý, sự thủy chung son sắt của con người. Đây là một vở bi kịch khá cổ điển, về tình yêu, sự chung thủy, khát vọng làm người, là những giá trị quen thuộc như niềm tin, đức hy sinh, lòng trung thành, hay một kết thúc có hậu khi cái thiện thắng cái ác.
Nhận xét về cặp đôi Thu Huyền - Quang Dương, bà Thuý Mùi - Giám đốc Nhà hát Chèo Hà Nội cho biết: “Thu Huyền là người luôn chịu khó tìm tòi cái mới, nghiên cứu những tinh hoa của chèo nên cô ấy vào vai nào cũng ngọt. Vở Chèo Quan Âm Thị Kính ra đời vào khoảng thế kỉ 17, với phương pháp sân khấu tự sự, ước lệ, nghệ thuật múa hát chỉ dừng lại ở cấp độ trang trí minh họa, đạo cụ diễn được giản lược tới mức tối đa. Bản dựng Quan Âm Thị Kính trình diễn lần này giữ nguyên theo cấu trúc do NSND Trần Bảng, cây đại thụ của làng chèo, dàn dựng vào những năm cuối của thế kỷ 20: Kết hợp tính chất ước lệ của sân khấu chèo cổ phương Đông với những thủ pháp dàn dựng chặt chẽ theo lối kịch nghệ phương Tây.
Nội dung tác phẩm: Kim Nham là một học trò nghèo xứ Sơn Nam, ngụ học ở kinh đô, được viên huyện Tể đem con gái là Xúy Vân gả cho, màn anh nàng là Cu Sứt ra dạy dỗ nàng trước khi lấy chồng tạo nên một lớp hề kinh điển.
Ngày nay, trong bối cảnh giao lưu quốc tế, Nhã nhạc được hiểu theo ý nghĩa nguyên thuỷ của nó, tức là nhạc chính thống mang tính lễ nghi, được sử dụng trong các triều đình quân chủ Việt Nam cũng như tại các nước đồng văn. Nó là dàn nhạc diễn tấu với những trình thức quan trọng nhất trong các buổi lễ, thường được dùng trong các lễ tế như: Tế Nam giao, tế miếu, Đại triều …Đây là dàn nhạc có âm lượng lớn. Các bài bản của đại nhạc gồm: Tam luân cửu chuyển (ba hồi chín chuyển), Đăng đàn cung, đăng đàn đơn, đăng đàn kép, đăng đàn chạy, xàng xê, nam bằng, nam ai, cung ai, cung bằng, man, mã vũ, tẩu mã, bài kèn thoét, thái bình.
Các bài Nhã nhạc cung đình Huế quan trọng đã được Nhà Hát Truyền Thống Cung Đình Huế bảo tồn như: 10 bản Ngự bao gồm Phẩm tuyết, Hồ quảng, Nguyên tiêu, Bình bán, Liên hoàn, Nhã nhạc cung đình Huế - Lưu thủy kim tiền, Tây mai, Xung phong, Tẩu mã, Long hổ… cùng một số bài trong dàn Đại nhạc. Theo dòng chảy thời gian, nhất là trong thời đại ngày nay, xuất hiện các dòng nhạc mới, khiến những nhạc cụ dân tộc không còn xuất hiện thường xuyên trong cuộc sống thường ngày. Những nhạc sĩ vẫn luôn có cách riêng để làm sống dậy những làn điệu dân ca tưởng chừng như xưa cũ để âm nhạc dân tộc sống mãi cùng thời gian trong dòng chảy âm nhạc đương đại.
Được tiếp thu khóa học về nhạc cụ dân tộc là một điều tuyệt vời, tôi đã có được những kiến thức mới mẻ cũng như những chinh phục rất thú vị về nhạc cụ dân tộc và âm nhạc phong phú của đất nước mình. Nền âm nhạc cổ truyền mà chúng ta đang có là sự kết tinh đáng tự hào của những sáng tạo nghệ thuật vô giá được lưu truyền, bồi đắp qua nhiều thế hệ, là minh chứng sống động cho một nền văn hóa dân tộc đa dạng, giàu bản sắc và có lịch sử lâu đời. Ðó là những làn điệu hát ru mềm mại, những câu hát giao duyên tình tứ, là các điệu hò, vè, ví, lý đặc sắc, là giai điệu đặc trưng của tuồng, chèo, cải lương, ca Huế, chầu văn, quan họ.
Niềm vui và tình yêu của tôi với âm nhạc truyền thống nước nhà cứ thế lớn dần lên qua tiếng đàn tranh, và tôi chắc rằng không chỉ tôi mà tất cả các bạn học sinh có cơ hội tiếp xúc với nhạc cụ dân tộc đều có cùng một cảm nhận, mỗi người sẽ có một cảm nhận khác nhau.