MỤC LỤC
Đề tài dựa trên cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển NN và xây dựng NTM, nhằm mục tiêu phân tích, đánh giá các nhân tố tác động đến phát triển NN gắn với xây dựng NTM ở huyện Quảng Xương; đánh giá thực trạng phát triển NN và những đóng góp của NN trong xây dựng NTM ở huyện Quảng Xương; từ đó đề xuất những giải pháp phát triển NN hiệu quả và bền vững, góp phần xây dựng NTM ngày càng văn minh, hiện đại.
- Phạm vi không gian: Lãnh thổ nghiên cứu của đề tài là địa bàn huyện Quảng Xương, bao gồm 29 xã, thị trấn.
Mục tiêu đạt đƣợc lợi ích kinh tế luôn là mục tiêu đầu tiên của tất cả các ngành, các lĩnh vực sản xuất, vận dụng quan điểm này để đánh giá hiệu quả PTNN qua các chỉ tiêu như: tốc độ tăng trưởng, lợi nhuận, hiệu quả sử dụng đất,… Tuy nhiên, lợi ích kinh tế cần hài hòa với các mục tiêu về môi trường và xã hội; và trong nhiều trường hợp cũng cần hi sinh lợi ích kinh tế để phục vụ lợi ích khác. Để có cái nhìn toàn diện, đầy đủ hơn về đặc điểm NN huyện Quảng Xương, đồng thời, xác thực các thông tin từ các tài liệu thứ cấp, bổ sung kịp thời các thông tin cần thiết liên quan đến đề tài, tác giả đã tiến hành đi thực tế, thực địa tại một số địa bàn trong huyện nhƣ: các mô hình NN công nghệ cao, các trang trại, khảo sát các chuỗi liên kết SXNN, các xã đạt tiêu chuẩn NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu.
Căn cứ vào điều kiện địa lí, đặc điểm thực tế của địa bàn nghiên cứu, thực trạng PTNN của huyện Quảng Xương, đề tài dự báo mang tính định tính, phán đoán những xu hướng PTNN mới sẽ diễn ra trên địa bàn của huyện gắn với xây dựng NTM; việc này góp phần đưa ra những định hướng và giải pháp mang tính chiến lược để PTNN huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa trong thời kì công nghiệp hóa và hội nhập.
Những kết quả từ việc xây dựng NTM của Việt Nam trong hơn 10 năm qua có thể nói là rất ấn tƣợng, đƣa lại những kết quả quan trọng: Kết cấu hạ tầng KTXH ở vựng NT được hiện đại húa rừ rệt; hệ thống đờ điều, đường giao thông, trung tâm thương mại, … được xây dựng, mở rộng trên phạm vi cả nước, số lượng các chợ xây mới tăng nhanh, các hình thức dịch vụ, cung cấp hàng hóa nhƣ siêu thị mini, cửa hàng thực phẩm sạch cũng ngày càng tăng, góp phần đẩy mạnh sản xuất và phục vụ đời sống của người dân. Chú trọng nâng cao hiệu quả cơ cấu lại ngành NN, phát triển kinh tế NT (nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX NN gắn với liên kết theo chuỗi giá trị; hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp, sáng tạo trong cơ cấu lại ngành NN và phát triển kinh tế NT; triển khai mạnh mẽ Chương trình Mỗi xã một sản phẩm, phát triển du lịch NT…); thúc đẩy chuyển đổi số trong xây dựng NTM; nâng cao chất lượng công tác bảo vệ môi trường, chất lượng hoạt động văn hóa gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống;.
Tiểu vùng 1: bao gồm phần các xã ở phía Tây của huyện có đặc điểm địa hình đồng bằng, bằng phẳng, có một số vùng trũng ở phía nam với độ cao thấp hơn (1- 1,5m); địa hình của tiểu vùng này gần nhƣ không có sự phân hóa, đây điều kiện thuận lợi để hình thành vùng SXNN tập trung trên quy mô lớn; thực tế cũng đã trở thành vùng trọng điểm sản xuất lúa của huyện và của cả tỉnh Thanh Hóa. - Chính sách đầu tư: Huyện Quảng Xương đã tăng cường thực hiện các chính sách đầu tƣ cho NN, trong đó tập trung vào các dự án đầu tƣ cho khâu chế biến các sản phẩm chăn nuôi, trồng trọt, đầu tƣ cơ sở hạ tầng vùng lúa chất lƣợng cao, vùng chăn nuôi tập trung, dự án nạo vét hệ thống thủy lợi sông Lý, xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu ở các xã NTM… Kêu gọi đầu tƣ của các doanh nghiệp vào NN công nghệ cao.
Điều kiện địa hình và khí hậu của huyện gây nhiều trở ngại cục bộ nhƣ tình trạng ngập úng vào mùa mƣa ở các vùng trũng; rét đậm ở vụ Đông; hạn hán, bão lụt,..; dịch bệnh dễ phát sinh. Sự thu hẹp diện tích đất sản xuất NN do quá trình đô thị hóa và phát triển công nghiệp đang diễn ra; tình trạng nông dân bỏ đất, bỏ ruộng để chuyển đổi nghề nghiệp dẫn đến đất lúa bị bỏ hoang nhiều, gây lãng phí tài nguyên.
Là một huyện nằm ở vùng đồng bằng, ven biển có tiềm năng về PTNN với diện tích đất NN rộng, vị trí tiêu thụ nông sản thuận lợi, lại đông dân, NN đã khai thác tốt lợi thế, tiềm năng sẵn có, phát triển khá ổn định và từng bước có sự tăng trưởng vững chắc hơn. Tuy NLTS đóng góp vào cơ cấu GTSX của huyện với tỉ trọng nhỏ và giảm dần nhƣng đang giữ vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh LT-TP, xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm; tạo vốn cho quá trình CNH, làm cơ sở vững chắc để phát triển KTXH, khai thác và phát huy tốt lợi thế so sánh của địa phương.
(Nguồn: Xử lí và tính toán từ [11], [12]) Quảng Xương mang đặc điểm chung của vùng đồng bằng tỉnh Thanh Hóa, trong cơ cấu cây trồng, cây hàng năm chiếm quy mô và tỷ trọng tuyệt đối, gần nhƣ không thay đổi trong suốt thời gian dài (hình 3). Diện tích cây hàng năm luôn chiếm từ 97-98% diện tích gieo trồng và GTSX của ngành trồng trọt huyện Quảng Xương, trong khi cây lâu năm chiếm không đáng kể 2-3%. Trong quá trình giảm diện tích gieo trồng, có nhiều nguyên nhân khác nhau, trước hết là do diện tích gieo trồng ở các xã Quảng Thịnh, Quảng Đông, Quảng Phú, Quảng Tâm, Quảng Cát, Quảng Châu, Quảng Thọ Quảng Vinh, Quảng Minh, Quảng Hùng, Quảng Đại đƣợc sát nhập vào TP Thanh Hóa và TP Sơn, từ đó dẫn đến việc thống kê theo đơn vị hành chính thay đổi. Ngoài ra, diện tích gieo trồng. giảm cũng là xu hướng chung đang diễn ra do việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất dưới tác động của quá trình CNH-ĐTH. Do quy mô cây lâu năm nhỏ nên việc giảm diện tích chủ yếu diễn ra ở cây hàng hăm, ở cả 2 nhóm là cây lương thực có hạt và cây công nghiệp lâu năm. a) Nhóm cây lương thực. Trong những năm gần đây, Ngô Đông giảm dần do điều kiện canh tác và chi phí sản xuất, thời vụ gieo trồng ngô vụ Đông tương đối ngặt, quy trình kỹ thuật ngô Đông trên đất 2 lúa phức tạp và tốn kém (làm luống, làm ngô bầu); điều kiện tưới khó khăn; khâu chế biến phần lớn là phơi sấy thủ công dẫn đến chất lƣợng ngô thấp, trong khi đó chi phí giống và phân bón cho ngô cao hơn các cây trồng khác, vì vậy lợi nhuận của người trồng ngô giảm, nông dân cũng không mở rộng sản xuất. Sản xuất ngô ở huyện tập trung ở các xã Quảng Hợp, Quảng Yên, Quảng Ngọc, Quảng Hòa, Quảng Long.. *Khoai lang: Trước đây vốn là cây trồng quan trọng cung cấp lương thực cho huyện trong điều kiện sản xuất lúa còn chƣa hiệu quả. Khoai lang bóc vỏ bỏ đầu. Nửa thương phủ Tĩnh, nửa sầu Quảng Xương. Nhờ những thành tựu đảm bảo an ninh lương thực mà diện tích khoai lang đã giảm mạnh nhường đất cho các loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao hơn. Với quy mô này, Khoai lang chỉ còn trồng trên các vùng đất cát, khó tưới, kém màu mỡ. Các loại Khoai được trồng phần lớn là giống đặc sản như khoai lang Tím, khoai lang Nhật,. , năng suất cao cung cấp cho thị trường đô. Khoai đƣợc trồng ở các xã Quảng Lộc, Quảng Nhân, Quảng Đức,…. b) Nhóm cây công nghiệp hàng năm. Trong cơ cấu cây CN hàng năm, đáng kể là cây lạc, cói và thuốc lào, còn lại các cây trồng khác như mía, đậu tương, vừng có diện tích nhỏ, chủ yếu trồng để tự cung tự cấp. * Cói là cây trồng truyền thống cung cấp nguyên liệu đầu vào cho nghề sản xuất chiếu và các sản phẩm thủ công phục vụ cho xuất khẩu của huyện. Nghề trồng cói và làm chiếu cói đang có nguy cơ mai một. Nguyên nhân đây là nghề khá vất vả bởi phải trải qua nhiều công đoạn, rất tốn công nhiều sức, trong khi thị trường chiếu cói thu hẹp do bị cạnh tranh mạnh bởi các sản phẩm công nghiệp khác; đồng thời huyện cũng tiến hành chuyển đổi một phần diện tích trồng cói kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản tại xã Quảng Khê. Ở huyện Quảng Xương, cây cói được trồng trên địa bàn 7 xã: Quảng Phúc, Quảng Vọng, Quảng Ngọc, Quảng Trường, Quảng Văn, Quảng Long, Quảng Khê. Để phát triển nghề trồng và chế biến sản phẩm từ cói ở huyện Quảng Xương, chính quyền địa phương cần xúc tiến việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm, hướng tới thị trường xuất khẩu. Bên cạnh đó, tập trung hướng dẫn người dân ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, thâm canh tăng năng suất, chất lƣợng cây cói, đáp ứng yêu cầu nguồn nguyên liệu cho. * Cây lạc: Cũng giống nhƣ các huyện đồng bằng ở tỉnh Thanh Hóa, Quảng Xương có lợi thế về cây lạc, tuy nhiên diện tích lạc của huyện không lớn và không tăng lên, với quy mô 235 ha năm 2018, Quảng Xương đứng thứ 10 về diện tích lạc của tỉnh Thanh Hóa, chỉ chiếm 2,24% diện tích lạc toàn tỉnh. Diện tích lạc giảm nguyên nhân là từ việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lạc chuyển sang đất chuyên dùng; cây lạc bị canh tranh về hiệu quả kinh tế với một số loại cây khác như rau đậu, khoai tây, dưa hấu, đậu tương,.. trên cùng một chân đất. Hơn nữa, diện tích lạc ở Quảng Xương chưa phát triển thành vùng nguyên liệu tập trung, phần lớn là người dân trồng và tiêu thụ tự phát, bán lạc cho nhiều đầu mối thu mua nhỏ lẻ, không tập trung,. “mạnh ai nấy bán” nên hiệu quả thấp, trồng lạc yêu cầu đầu tƣ lớn về giống và phân bón. Vì vậy, để tăng hiệu quả từ sản xuất lạc, việc tìm kiếm đầu ra ổn định cho sản phẩm là vấn đề cần được giải quyết sớm; người dân cần tạo điều kiện cho việc liên kết, tiêu thụ sản phẩm lâu dài giữa doanh nghiệp và người dân nhằm tìm đầu ra ổn định để nông dân yên tâm sản xuất, nâng cao giá trị nông sản. c) Nhóm cây rau đậu thực phẩm. Rau đậu thực phẩm là nhóm cây trồng có nhu cầu tiêu thụ cao trên thị trường, đặc biệt là đối với Quảng Xương, vừa là huyện đông dân, vừa tiếp giáp cận kề với TP Thanh Hóa, TP Sầm Sơn. Nhóm cây này không chỉ cung cấp nguồn dinh dƣỡng quan trọng trong bữa ăn hằng ngày, giải quyết công ăn việc làm lúc “nông nhàn”, tăng thu nhập đáng kể cho nông dân, mà còn góp phần làm thay đổi cơ cấu kinh tế, từng bước phá thế độc canh cây lúa ở ngành trồng trọt. thuận lợi về quỹ đất và thời vụ. Cây rau đậu trên địa bàn huyện Quảng Xương có nhiều thuận lợi để phát triển, song hiện nay do chƣa đƣợc đầu tƣ đúng mức vì vậy, tốc độ phát triển còn chậm, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của huyện. d) Cây ăn quả: Trên địa bàn huyện chƣa hình thành các vùng cây ăn quả tập trung, cây ăn quả chủ yếu được trồng rải rác trong vườn các hộ gia đình với diện tích khoảng trên 20 ha, chủ yếu là Ổi, Táo, chuối,. Ngành chăn nuôi. Cơ sở thức ăn dồi dào từ ngành trồng trọt, các ĐKTN và KTXH thuận lợi là bước đệm vững chắc ngành chăn nuôi phát triển đa dạng và tăng trưởng;. vừa đảm bảo cung cấp sức kéo và phân bón cho ngành trồng trọt lại vừa tận dụng đƣợc phụ phẩm của ngành trồng trọt làm thức ăn cho vật nuôi. Ngành chăn nuôi đã góp phần quan trọng vào nâng cao thu nhập cho các các nông hộ trên địa bàn, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế NN. Quảng Xương có điều kiện phát triển chăn nuôi theo hình thức trang trại, do lợi thế về địa hình bằng phẳng, nguồn thức ăn cho gia súc đầy đủ đƣợc cung cấp từ các cơ sở chế biến thức ăn tại TP Thanh Hóa. Năm Trâu Bò Dê Lợn Gia cầm. a) Chăn nuôi gia súc: Đàn gia súc ở huyện đƣợc nuôi khá đa dạng bao gồm cả trâu, bò, dê, lợn, ngựa,… Quảng Xương không có lợi thế về chăn nuôi gia súc lớn do điều kiện chăn thả không thuận lợi, chủ yếu vẫn là nuôi lợn, gần đây đàn dê của huyện tăng nhanh, do nhu cầu tiêu thụ thịt dê trên thị trường (Hình 5).
Quảng Ninh, Quảng Nhân, Quảng Phong Quảng Đức, Quảng Định, Quảng Tân). Đây là tiểu vùng trung tâm của huyện, có điều kiện thuận lợi để phát triển đô thị, hạ tầng, phát triển kinh tế tổng hợp. Trong NN, đây là tiểu vùng đứng đầu về quy mô diện tích và sản lƣợng nhiều loại cây trồng, điển hình là lúa, chiếm tới 44-45% diện tích lúa, diện tích cây lương thực có hạt toàn huyện); định hướng phát triển NN của tiểu vùng này sẽ tập trung vào NN công nghệ cao, chăn nuôi gia súc. Cùng với việc tạo điều kiện, khuyến khích nông dân đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, đƣa các giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao vào sản xuất, gắn với ứng dụng công nghệ cao, nhằm nâng cao hiệu quả, tạo bước đột phá về năng suất, chất lƣợng nông sản, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội và đảm bảo sự phát triển NN bền vững; huyện đã tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách hỗ trợ của Nhà nước, huy động tối đa nguồn lực để tạo khâu đột phá trong xây dựng xã NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu và thôn NTM kiểu mẫu;.
Phát triển KTXH huyện Quảng Xương theo mô hình tăng trưởng theo chiều sâu; hướng mạnh vào phát triển ngành dịch vụ; phát triển các ngành công nghiệp, NN áp dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường, tạo ra giá trị gia tăng cao, chú trọng vào các sản phẩm chủ lực là thế mạnh của địa phương và khai thác tốt tiềm năng lợi thế của huyện; đưa sản phẩm chủ lực tham gia chuỗi giá trị. Đến năm 2025, đàn trâu khoảng 600 con, đàn bò 12500 con, phát triển đàn bò theo hướng thịt chất lƣợng cao trên cơ sở cải tạo đàn bò cũ và chuyển đổi diện tích đất NN kém hiệu quả sang phát triển vùng nguyên liệu cho thức ăn chăn nuôi; đàn lợn khoảng 120 nghìn con chủ yếu theo mô hình trang trại, gia trại, phát triển đàn lợn hướng nạc, lợn sữa xuất khẩu, đàn gia cầm khoảng 1200 nghìn con, ưu tiên một số gia cầm đặc sản: gà ri, gà mía, vịt cỏ,….
Đối với chăn nuôi: Xây dựng tại chỗ trại giống; xây dựng quy trình chăn nuôi theo đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn, chủ động cung cấp giống trong chăn nuôi nhằm giảm chi phí đầu vào; ứng dụng công nghệ chuồng khép kín trong chăn quy mô công nghiệp, chuồng trại đƣợc xây dựng kiên cố, có hệ thống quạt thông gió, hệ thống cấp nước, cấp thức ăn tự động, hệ thống xử lý chất thải bằng biogas, hệ thống cấp điện chủ động;. Ƣu tiên đầu tƣ công (ngân sách của huyện) để nâng cấp CSHT cho NT, giám sát, phòng chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi, hỗ trợ đầu tƣ bảo quản sau thu hoạch và công nghệ chế biến nông sản. Khuyến khích thu hút đầu tư tư nhân vào PTNN, NT theo hướng chuyển giao một số dịch vụ công sang cho tƣ nhân và tổ chức xã hội thực hiện. Đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính, tạo môi trường đầu tư thông thoáng; có chính sách hỗ trợ thuê đất, hỗ trợ thuế đối với các doanh nghiệp đầu tư trong SXNN. Đổi mới và tăng cường công tác xúc tiến đầu tư, tìm kiếm, mời gọi các nhà đầu tƣ có nhiều tiềm năng, thế mạnh trong việc sử dụng, khai thác có hiệu quả các lợi thế của huyện. Cần có cơ chế, chính sách khuyến khích nông hộ bỏ vốn đầu tƣ để phát triển sản xuất, mua sắm thiết bị, phân bón, giống mới, .. Giải pháp về phát triển CSHT, cơ sở vật chất kĩ thuật. Tập trung đầu tƣ, cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện bao gồm: hệ thống tưới - tiêu, hệ thống trạm bơm, hệ thống đê, kênh mương, hồ chứa).